Thứ tư 27/11/2024 03:33

Xử vụ tranh chấp "đất vàng" phố Bà Triệu: Kéo dài thời gian nghị án để các bên thương lượng

Tại phiên tòa xét xử tranh chấp đất vàng ở phố Bà Triệu (quận Đống Đa, TP. Hà Nội), Hội đồng xét xử đã kéo dài thời gian nghị án để các bên thương lượng.

Sau 3 ngày xét xử, sáng 25/4, Tòa án nhân dân TP. Hà Nội vẫn chưa thể đưa ra bản án đối với bị cáo Lương Thế Hiển (tức “Lương Xuân Hiển”, “Lương Đức Hiển”, sinh năm 1960, cựu Phó Chánh Văn phòng Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội) và Nguyễn Thị Liên (sinh năm 1960, vợ bị cáo Hiển) bị truy tố về tội “Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản”. Bị hại trong vụ án là ông Nguyễn Thanh Thủy (trú quận Đống Đa, Hà Nội).

Trong những ngày xét xử, ông Lê Hải An (người đứng tên 3 khu đất trên phố Bà Triệu, là người có quyền, nghĩa vụ liên quan đến vụ án) và ông Lê Thanh Thản (Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn Mường Thanh) là người giúp ông Lê Hải An (con ông Thản) chuyển tiền mua đất vắng mặt tại phiên tòa.

Quá trình luận tội, bị cáo Hiển bị đại diện Viện kiểm sát đề nghị Hội đồng xét xử tuyên phạt từ 18-20 năm tù; bị cáo Liên bị đề nghị tuyên phạt tù 30-36 tháng tù, cho hưởng treo.

Về trách nhiệm dân sự, đại diện Viện kiểm sát đề nghị Hội đồng xét xử buộc bị cáo Hiển trả lại số tiền hưởng lợi bất hợp pháp 320 tỷ đồng cho người mua đất là ông Lê Hải An. Ông Lê Hải An phải có trách nhiệm trả lại các thửa đất trên cho ông Nguyễn Thanh Thủy. Các sổ đỏ với tổng diện tích 676 m2 do Sở Tài nguyên Môi trường Hà Nội cấp năm 2018 cho ông Lê Hải An phải buộc thu hồi, hủy bỏ.

Vợ chồng bị cáo Lương Thế Hiển tại tòa (ảnh: H.V)

Tuy nhiên, sáng 25/4, phần tuyên án đã không diễn ra theo kế hoạch của Hội đồng xét xử. Thay vào đó, chủ tọa thông báo, phiên tòa quay lại phần xét hỏi để làm rõ một số tài sản đang bị kê biên đứng tên bị cáo Hiển và tài sản mua từ tiền phạm tội mà có, gồm 4 mảnh đất có tổng diện tích hơn 2.600 m2 tại Hà Nội và Phú Thọ.

Đại diện Viện kiểm sát thực hành quyền công tố tại phiên tòa công bố một số bút lục về các tài sản đứng tên con trai riêng của bị cáo Hiển, do anh này khẳng định, các tài sản thuộc sở hữu chung cả bố và mẹ mình.

Trả lời thẩm vấn tại tòa, con trai của bị cáo Hiển khẳng định, tài sản này có từ trước khi xảy ra vụ án nên không hình thành từ hành vi phạm tội. Anh này đề nghị thương lượng cùng ông Nguyễn Thanh Thủy (bị hại) và ông Lê Hải An (người mua lại 676 m2 đất) để thay bố khắc phục một phần hậu quả vụ án.

Con trai ông Hiển đề nghị Tòa và Viện kiểm sát làm rõ, nếu ông bồi thường thay và bố được tuyên vô tội thì có được trả lại tài sản không? Và nếu ông Hiển bị phạt tù thì việc bồi thường có giúp bố ông được giảm nhẹ hình phạt nhiều không?

Hội đồng xét xử giải thích với con trai bị cáo Hiển rằng, số tiền sẽ được hoàn trả nếu ông Hiển được tuyên vô tội và sẽ được xét làm căn cứ giảm án nếu bị tuyên có tội. Mức độ giảm nhẹ tùy thuộc vào số tiền khắc phục và các yếu tố giảm nhẹ khác đã được trình bày tại phiên tòa.

Tại phiên tòa, bị cáo Hiển vẫn một mực kêu oan, cho rằng cáo buộc của Viện kiểm sát là không đúng. Đồng thời, vợ chồng bị cáo Hiển tiếp tục đưa ra những lời khai mâu thuẫn.

Sau hội ý, Hội đồng xét xử chấp thuận kéo dài thời gian nghị án thêm 5 ngày và tuyên án vào chiều 4/5. Theo Hội đồng xét xử, lý do phiên tòa kéo dài thêm thời gian nghị án để ba bên (con trai bị cáo Hiển, ông Nguyễn Thanh Thủy và ông Lê Hải An) thương lượng khắc phục hậu quả làm giảm bớt thiệt hại (nếu có) của vụ án.

Được biết, năm 1987, bị cáo Hiển bị Cơ quan điều tra Công an thị xã Phú Thọ đề nghị truy tố về tội “Tham ô tài sản xã hội nghủ nghĩa”. Năm 1991, bị cáo Hiển bị Tòa án nhân dân TP. Hà Nội xử phạt 18 tháng tù về tội “Lạm quyền trong khi thi hành công vụ”. Năm 2010, vợ chồng bị cáo Hiển và Liên bị Công an quận Đống Đa (Hà Nội) xử phạt hành chính về hành vi đánh bạc.

Liên quan việc tranh chấp đất vàng trên, hồ sơ vụ án cho thấy, phố Bà Triệu có 3 thửa đất liền nhau, nguồn gốc thuộc sở hữu Nhà nước. Trong số này, một phần đã được bán và cấp sổ đỏ cho 11 hộ dân, phần còn lại cho thuê và làm diện tích chung.

Đến năm 2017, ông Thủy mua gom toàn bộ đất của 11 hộ dân nêu trên và muốn mua nốt phần còn lại rồi gộp chung sổ đỏ để thuận lợi cho việc làm ăn.

Tuy nhiên, do không thuộc đối tượng được mua đất trên, ông Thủy tìm đến ông Hiển nhờ giúp đỡ. Sau đó, ông Hiển nói có quan hệ với nhiều lãnh đạo sở, ngành Hà Nội, có thể đứng tên thay ông Thủy mua đất và gộp sổ đỏ, nhưng phải trả công 7 tỷ đồng.

PV
Bài viết cùng chủ đề: Pháp luật - Điều tra

Tin cùng chuyên mục

Lào Cai: Cưỡng chế thuế, phong tỏa tài khoản đối với Công ty TNHH 1TV Thái Thụy

Công ty Dầu khí Hải Linh Hải Phòng nợ tiền thuế hơn 208 tỷ đồng

Cần Thơ: Nhiều sai sót trong công tác đầu tư xây dựng tại quận Ô Môn

Nghệ An: Công ty Vật liệu xây dựng và Xây lắp thương mại BMC bị cưỡng chế thuế

Cục Thuế tỉnh Cao Bằng công khai danh sách 19 người nộp thuế nợ tiền thuế

Hải Phòng: Công ty Cổ phần Lisemco 5 bị cưỡng chế nợ thuế hơn 15 tỷ đồng

Cục Hải quan TP. Hồ Chí Minh chuyển hồ sơ vụ Công ty Viên Phát Vinh có dấu hiệu buôn lậu

Kỷ luật khiển trách đối với Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Quảng Ngãi

TP. Hồ Chí Minh: Biển quảng cáo sai phép chình ình ‘trên đầu’ cây xăng

Công ty sản xuất kinh doanh vật liệu xây dựng Hà Tĩnh bị cưỡng chế thuế hơn 9,8 tỷ đồng

Công an Thanh Hóa bắt giữ nhiều đối tượng trong đường dây trộm cắp xe máy liên tỉnh

Công an Bình Dương bắt tạm giam đối tượng Bùi Tiến Lợi

Cục Thuế tỉnh Sơn La công khai danh sách 62 người nộp thuế nợ tiền thuế

CEO Vương Long đăng video thứ 2 xin lỗi doanh nghiệp, muốn được rút kinh nghiệm

Đà Nẵng: Khởi tố Tổng Giám đốc Công ty GFDI Nguyễn Quang Hoàng cùng các đồng phạm

Bạc Liêu: Công ty CP tư vấn xây dựng Tiến Hưng bị cưỡng chế thuế, ngừng sử dụng hóa đơn

Bà Rịa - Vũng Tàu: Bắt đầu cưỡng chế 2 resort ở Bãi Sau

TP. Hồ Chí Minh: Phát hiện nhiều vi phạm tại Công ty Gas Châu Minh Phong

Quảng Bình: Khởi tố 9 giám đốc, trưởng ban quản lý dự án

Hà Tĩnh: Công ty Đầu tư và Xây dựng Sơn Hà HT bị cưỡng chế thuế, ngừng sử dụng hóa đơn