Xử trí như thế nào khi trẻ bị lây dịch đau mắt đỏ tại trường học?

Đau mắt đỏ đang là dịch bệnh bùng phát trên cả nước, đặc biệt là ở trẻ em khi số ca mắc mới tại trường học liên tục tăng.
Người mắc bệnh đau mắt đỏ kiêng gì? Những lưu ý khi dùng thuốc nhỏ mắt trị bệnh đau mắt đỏ

Số ca mắc mới ở trẻ em tại trường học tăng cao

Theo Bộ Y tế, đau mắt đỏ (viêm kết mạc cấp) là tình trạng nhiễm trùng mắt, thường do vi khuẩn hoặc virus gây ra hoặc do phản ứng dị ứng, với triệu chứng đặc trưng là đỏ mắt. Bệnh thường khởi phát đột ngột, lúc đầu ở một mắt sau lan sang mắt bên kia.

Với tình trạng số ca mắc mới tăng liên tục tại trường học, nhiều phụ huynh không khỏi lo lắng cho con em mình có khả năng mắc bệnh từ bạn bè xung quanh. Theo chị T.D - phụ huynh có con đang theo học tại Trường tiểu học Thanh Đa (quận Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh), lớp con chị có 40 học sinh nhưng có tới 15 bạn bị đau mắt đỏ và nguy cơ lây lan cho các bạn trong lớp là rất cao. “Nếu trẻ bị đau mắt đỏ thường sẽ phải nghỉ học để điều trị, điều này rất ảnh hưởng đến quá trình học tập của học sinh”- chị T.D nói.

Xử trí như thế nào khi trẻ bị lây dịch đau mắt đỏ tại trường học?
Các phụ huynh lo ngại khi dịch đau mắt đỏ lan rộng. Ảnh minh họa

Còn chị T.G - phụ huynh có con đang theo học tại Trường mầm non Hoa Hồng (quận Cầu Giấy, Hà Nội) cho biết, hiện tại cơ sở nơi con chị học may mắn chưa lây lan dịch đau mắt đỏ nhưng chị vẫn lo lắng nên luôn chủ động thực hiện các biện pháp phòng bệnh cho con gái mình. Chị T.G cũng khuyến khích nhiều phụ huynh khác dành thêm chút thời gian để chuẩn bị vật dụng cá nhân riêng biệt cho con em mình đi học mẫu giáo được an toàn hơn vì độ tuổi của các bé còn nhỏ, ý thức tự bảo vệ bản thân chưa cao.

Không chỉ khiến phụ huynh lo lắng, ngay cả với giáo viên là người trực tiếp giảng dạy và tiếp xúc với học sinh hàng ngày cũng có nỗi trăn trở về sức khỏe của bản thân. Cô B.T.L - giáo viên tại Trường THCS Nguyễn Trung Trực (quận 12, TP. Hồ Chí Minh) chia sẻ: “Bệnh đau mắt đỏ tuy không nguy hiểm nhưng lây lan rất nhanh, ít nhiều cũng sẽ ảnh hưởng đến chất lượng dạy và học. Bản thân tôi cũng hết sức cẩn thận khi tiếp xúc nơi đông người, tránh để lây đến học sinh tôi đứng lớp.”

Đây là bệnh cấp tính, tuy nhiên lại chưa có vaccine phòng bệnh, rất dễ lây lan và tái lại sau khi đã khỏi. Phụ huynh cần lưu ý phòng bệnh bằng cách cho trẻ đeo khẩu trang, đeo mắt kính tại nơi đông người; chuẩn bị sẵn cho trẻ bình nước, khăn tay và vật dụng cá nhân riêng khi đi học; rửa mắt và nhỏ mắt bằng nước muối sinh lý hàng ngày… Đặc biệt, không tự ý mua thuốc điều trị cho trẻ khi chưa có hướng dẫn của cán bộ y tế, tránh lạm dụng kháng sinh vì có thể gây tác dụng phụ không mong muốn. Hãy đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế để được điều trị và xử lý biến chứng kịp thời nếu trẻ có các triệu chứng trở nặng.

Nâng cao ý thức phòng, chống dịch

Theo Sở Y tế TP. Hồ Chí Minh, các loại thuốc nhỏ mắt chứa kháng sinh sẽ được bác sĩ chỉ định trong trường hợp có dấu hiệu nghi bội nhiễm vi khuẩn hoặc phòng ngừa nhiễm trùng sau bóc giả mạc. Nguồn thuốc nhỏ mắt có chứa kháng sinh trên thị trường là rất lớn và sẽ không để xảy ra tình trạng khan hiếm thuốc. Vì vậy, người mắc bệnh đau mắt đỏ tuyệt đối không tự ý sử dụng thuốc không được kê đơn, đặc biệt là thuốc nhỏ mắt có chứa corticoid sẽ gây kéo dài thời gian lành bệnh.

Vừa qua, Bộ Y tế cũng đã khuyến cáo người dân chủ động phòng, chống bệnh đau mắt đỏ, hạn chế lây lan dịch bệnh bằng những biện như: Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, sử dụng nước sạch, không đưa tay lên dụi mắt, mũi miệng; không sử dụng chung các vật dụng cá nhân như khăn mặt, khẩu trang… Vệ sinh mắt, mũi, họng hàng ngày bằng nước muối sinh lý, các thuốc nhỏ mắt, nhỏ mũi. Sử dụng xà phòng hoặc các chất sát khuẩn sát trùng vật dụng, đồ dùng của người bệnh. Hạn chế tiếp xúc với người bệnh hoặc nghi bị bệnh đau mắt đỏ. Người bệnh hoặc người nghi bị đau mắt đỏ cần hạn chế tiếp xúc với người khác và đến cơ sở y tế để được khám, tư vấn, điều trị kịp thời. Không tự ý điều trị khi chưa có hướng dẫn của cán bộ y tế.

Thanh Ngọc
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: chăm sóc y tế

Tin cùng chuyên mục

Kiểm soát an toàn thực phẩm, vì sao khó đến thế?

Kiểm soát an toàn thực phẩm, vì sao khó đến thế?

Vụ ngộ độc thực phẩm tại Vĩnh Phúc: Hơn 100 người đã xuất viện

Vụ ngộ độc thực phẩm tại Vĩnh Phúc: Hơn 100 người đã xuất viện

Việt Nam đánh giá cao vai trò của WHO trong điều phối, kết nối toàn cầu về lĩnh vực y tế

Việt Nam đánh giá cao vai trò của WHO trong điều phối, kết nối toàn cầu về lĩnh vực y tế

Hơn 500 thuốc, biệt dược vừa được Bộ Y tế cấp mới, gia hạn

Hơn 500 thuốc, biệt dược vừa được Bộ Y tế cấp mới, gia hạn

Công dụng của hạt mè đen với sức khỏe con người

Công dụng của hạt mè đen với sức khỏe con người

Thông tin mới nhất của Bộ Y tế về tác dụng phụ vaccine AstraZeneca

Thông tin mới nhất của Bộ Y tế về tác dụng phụ vaccine AstraZeneca

Yêu cầu thu hồi lô thuốc điều trị ung thư vì vi phạm mức độ 3

Yêu cầu thu hồi lô thuốc điều trị ung thư vì vi phạm mức độ 3

TP. Hồ Chí Minh: 19 sinh viên nhập viện nghi ngộ độc thực phẩm

TP. Hồ Chí Minh: 19 sinh viên nhập viện nghi ngộ độc thực phẩm

Đề nghị chấm dứt phê duyệt sử dụng vaccine AstraZeneca phòng Covid-19 tại Việt Nam

Đề nghị chấm dứt phê duyệt sử dụng vaccine AstraZeneca phòng Covid-19 tại Việt Nam

AstraZeneca thu hồi vaccine Covid-19: Việt Nam hiện không sử dụng vaccine này

AstraZeneca thu hồi vaccine Covid-19: Việt Nam hiện không sử dụng vaccine này

Công bố nguyên nhân vụ ngộ độc bánh mì ở Đồng Nai

Công bố nguyên nhân vụ ngộ độc bánh mì ở Đồng Nai

TP. Hồ Chí Minh: Bác thông tin vụ 82 học sinh nghỉ học nghi do ngộ độc thực phẩm

TP. Hồ Chí Minh: Bác thông tin vụ 82 học sinh nghỉ học nghi do ngộ độc thực phẩm

Chưa có hỗ trợ đóng bảo hiểm y tế cho người hoạt động không chuyên trách ở tổ dân phố

Chưa có hỗ trợ đóng bảo hiểm y tế cho người hoạt động không chuyên trách ở tổ dân phố

Thông tin mới nhất vụ ngộ độc bánh mì ở Đồng Nai

Thông tin mới nhất vụ ngộ độc bánh mì ở Đồng Nai

Ngộ độc thực phẩm gia tăng: Buông lỏng quản lý hay chế tài chưa đủ mạnh?

Ngộ độc thực phẩm gia tăng: Buông lỏng quản lý hay chế tài chưa đủ mạnh?

Bộ Y tế vừa đình chỉ lưu hành, thu hồi và tiêu hủy nhiều mỹ phẩm

Bộ Y tế vừa đình chỉ lưu hành, thu hồi và tiêu hủy nhiều mỹ phẩm

Vụ nghi ngộ độc bánh mì ở Đồng Nai: Có bệnh nhi tiên lượng xấu

Vụ nghi ngộ độc bánh mì ở Đồng Nai: Có bệnh nhi tiên lượng xấu

Vụ nghi ngộ độc bánh mì ở Đồng Nai: Đã có gần 530 người nhập viện

Vụ nghi ngộ độc bánh mì ở Đồng Nai: Đã có gần 530 người nhập viện

Thủ tướng yêu cầu tập trung cứu chữa các bệnh nhân bị ngộ độc thực phẩm ở Đồng Nai

Thủ tướng yêu cầu tập trung cứu chữa các bệnh nhân bị ngộ độc thực phẩm ở Đồng Nai

TP. Hồ Chí Minh: Sở Y tế thông tin mới nhất về 15 học sinh ngộ độc nghi do ăn sushi

TP. Hồ Chí Minh: Sở Y tế thông tin mới nhất về 15 học sinh ngộ độc nghi do ăn sushi

Xem thêm