Thứ sáu 22/11/2024 12:07

Xử lý dự án yếu kém: Bền bỉ và quyết liệt

Trường hợp các dự án yếu kém, doanh nghiệp không có khả năng phục hồi sẽ báo cáo, xem xét thực hiện phương án phá sản, giải thể theo quy định của pháp luật.

Kết quả tích cực, bứt phá

Thực hiện Quyết định số 650/QĐ-TTg ngày 30/5/2019 của Thủ tướng Chính phủ, từ ngày 30/5/2019, Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp (Ủy ban) tiếp nhận vai trò cơ quan thường trực và Chủ tịch Ủy ban làm Phó Trưởng ban Thường trực của Ban Chỉ đạo xử lý các tồn tại, yếu kém của một số dự án, doanh nghiệp chậm tiến độ, kém hiệu quả thuộc ngành Công Thương (Ban Chỉ đạo).

Nhà máy sản xuất phân bón DAP 1 - Hải Phòng của Công ty cổ phần DAP - Tập đoàn Hóa chất Việt Nam từ năm 2017 đến nay sản xuất ổn định, hàng năm có lãi và đã hết lỗ lũy kế từ tháng 01/2022

Ngay sau khi tiếp nhận nhiệm vụ, Ủy ban đã tiến hành rà soát, tổng hợp các hồ sơ, tài liệu, báo cáo; đến làm việc trực tiếp tại 11 dự án, doanh nghiệp để nắm bắt, đánh giá đầy đủ thực trạng từng dự án, doanh nghiệp, nhất là những khó khăn, vướng mắc mấu chốt, trong đó có các vướng mắc về tranh chấp hợp đồng EPC và tồn tại, vướng mắc về tài chính, vay nợ; trên cơ sở đó, đã tham mưu, chuẩn bị nội dung cho rất nhiều phiên họp của Thường trực Chính phủ, Ban Chỉ đạo, Tổ giúp việc Ban Chỉ đạo; đồng thời chủ động làm việc, phối hợp với các Bộ, cơ quan liên quan để xây dựng các phương án, hướng xử lý và quyết liệt đôn đốc, chỉ đạo các doanh nghiệp, dự án xây dựng, hoàn thiện phương án thực hiện nhằm sớm xử lý dứt điểm các dự án, doanh nghiệp, giảm thiểu tối đa thiệt hại cho Nhà nước.

Vào tháng 10/2021, Bộ Chính trị đã đồng ý chủ trương giao Tập đoàn Dầu khí Việt Nam và Tập đoàn Hóa chất Việt Nam theo thẩm quyền và quy định của pháp luật, được sử dụng nguồn vốn hợp pháp để chủ động xử lý đối với 05 dự án, doanh nghiệp.

Sau khi được Bộ Chính trị cho chủ trương xử lý, tình hình sản xuất, kinh doanh của các dự án, doanh nghiệp đã có nhiều chuyển biến tích cực; trong đó một số dự án, doanh nghiệp đã có lãi, giảm lỗ lũy kế đã đóng góp cho ngân sách nhà nước, giảm dư nợ trung hạn và dài hạn của các dự án/doanh nghiệp, bảo đảm duy trì việc làm, đời sống cho hàng nghìn lao động, góp phần ổn định chính trị - xã hội tại địa phương.

Cụ thể, Nhà máy sản xuất phân bón DAP 1 - Hải Phòng của Công ty cổ phần DAP - Tập đoàn Hóa chất Việt Nam từ năm 2017 đến nay sản xuất ổn định, hàng năm có lãi và đã hết lỗ lũy kế từ tháng 01/2022; Dự án sản xuất xơ sợi Polyester Đình Vũ - Tập đoàn Dầu khí Việt Nam duy trì vận hành sản xuất khai thác tối đa, hiệu quả 27 dây chuyền sợi DTY, doanh thu bù đắp được chi phí biến đổi và có lợi nhuận trước định phí,…

Đối với 07 dự án, doanh nghiệp còn lại, tình hình cũng có nhiều tín hiệu rất tích cực. Trong đó, 03 dự án, doanh nghiệp sản xuất phân bón của Tập đoàn Hóa chất Việt Nam đã duy trì được sản xuất, kinh doanh; nỗ lực làm chủ công nghệ, từng bước nâng công suất chạy máy bình quân so với công suất thiết kế; theo đó, mặc dù còn rất khó khăn nhưng 03 dự án, doanh nghiệp đã sản xuất, cung cấp một lượng lớn phân đạm urê và DAP đáp ứng đầy đủ, kịp thời cho nhu cầu tiêu thụ trong nước và một phần cho xuất khẩu; góp phần ổn định thị trường phân bón, tiết kiệm ngoại tệ nhập khẩu, đảm bảo an ninh lương thực quốc gia. Đồng thời, dù còn lỗ lũy kế, song từ năm 2021 đến nay, do thị trường thuận lợi (giá phân bón cao nhất trong vòng 10 năm trở lại đây), nên kết quả sản xuất, kinh doanh của 03 dự án, doanh nghiệp có cải thiện hơn: năm 2022, ước lãi 2.632 tỷ đồng, tăng hiệu quả 2.815 tỷ đồng so với năm 2021…

Với những kết quả tích cực đạt được trong sản xuất, kinh doanh thời gian qua và trên cơ sở thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo, Ủy ban và Tập đoàn Hóa chất Việt Nam đã hoàn thành phương án xử lý đối với 03 Dự án sản xuất phân bón, tập trung vào các biện pháp cơ cấu tài chính nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc để các doanh nghiệp tiếp tục hoạt động, nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh để trình cấp có thẩm quyền xem xét.

Trường hợp 03 dự án, doanh nghiệp phân bón được cấp có thẩm quyền thông qua phương án xử lý, cùng với 05 Dự án đã được Bộ Chính trị đồng ý chủ trương, định hướng xử lý trong năm 2021, sẽ nâng tổng số lên 08/12 dự án, doanh nghiệp đã có phương án xử lý cụ thể”- đại diện lãnh đạo Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp thông tin.

Tiếp tục đẩy nhanh tiến độ

Có thể nói, trong bối cảnh nhu cầu tiêu thụ trong nước đối với phân đạm urê khoảng 2,2 triệu tấn/năm và phân DAP khoảng 1 triệu tấn/năm như hiện nay, việc các dự án phân bón của Tập đoàn Hóa chất Việt Nam có được phương án xử lý cụ thể nhằm tháo gỡ khó khăn, tiếp tục hoạt động sẽ tạo điều kiện để các doanh nghiệp đóng góp hơn nữa cho sự phát triển của ngành công nghiệp hóa chất. Đồng thời duy trì và giữ được thương hiệu sản phẩm, nhất là thương hiệu Đạm Hà bắc vốn có lịch sử lâu đời, uy tín cao, bảo đảm ổn định việc làm và thu nhập cho hàng ngàn lao động.

Đạm Hà Bắc “hồi sinh” và bài toán tái cơ cấu để phát triển bền vững

Bên cạnh những tín hiệu đáng mừng của các dự án, doanh nghiệp phân bón, Dự án mở rộng sản xuất giai đoạn 2 - Công ty CP Gang Thép Thái Nguyên (Tisco2), một trong những dự án được coi là khó xử lý nhất trong số 12 dự án, doanh nghiệp đến nay cũng đã có nhiều tiến triển tích cực. Theo đó, ngày 31/7/2022, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã khảo sát, làm việc tại dự án Tisco2.

Tại buổi làm việc, Thủ tướng nêu rõ tinh thần tập trung giải quyết dứt điểm các vấn đề đặt ra của dự án. Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Ủy ban đã quyết liệt chỉ đạo Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước, Tổng công ty Thép Việt Nam và Công ty cổ phần Gang thép Thái Nguyên trực tiếp tham gia đàm phán với Tổng thầu EPC của Tisco2 (MCC); trực tiếp làm việc với Đại sứ Trung Quốc tại Việt Nam và có công hàm đề nghị Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam báo cáo cấp có thẩm quyền phía Trung Quốc, hỗ trợ điều phối với các cơ quan chức năng của Trung Quốc trong việc tạo điều kiện cho MCC tổ chức Đoàn sang Việt Nam để đàm phán thống nhất các vấn đề liên quan của dự án.

Trên cơ sở đó, từ ngày 14 đến 24/10/2022, MCC đã cử Đoàn chuyên gia sang làm việc tại Việt Nam. Đây được coi là chuyến công tác mang tính phá băng trong xử lý các tồn tại, vướng mắc của Tisco2, tạo ra bước đột phá trong quá trình giải quyết các tồn tại của Dự án Tisco2 khi lần đầu tiên hai bên đã cùng khảo sát, tiếp cận trên thực tế đối với các máy móc, thiết bị đã tập kết tại hiện trường và các công trình xây dựng dở dang trong khuôn khổ Dự án.

Trong thời gian tới, việc xử lý đối với các dự án sẽ được tiếp tục thực hiện theo quan điểm chỉ đạo của Bộ Chính trị, Quốc hội, Chính phủ, tuân thủ các quy định của pháp luật, kết luận thanh tra, kiểm toán và các cơ quan có thẩm quyền. Căn cứ vào tình hình thực tế xử lý các khó khăn, vướng mắc của từng dự án, doanh nghiệp, Ủy ban sẽ rà soát, tổng hợp, báo cáo Ban Chỉ đạo và các cơ quan có thẩm quyền để có định hướng và giải pháp tái cơ cấu các dự án, doanh nghiệp theo hướng ưu tiên các phương án bán, thoái vốn; trường hợp các dự án, doanh nghiệp không có khả năng phục hồi sẽ báo cáo, xem xét thực hiện phương án phá sản, giải thể theo quy định của pháp luật; mục tiêu thu hồi tối đa tài sản của Nhà nước, hạn chế thấp thất thoát và những tác động tiêu cực đối với ngân sách nhà nước cũng như đối với nền kinh tế.

Lan Anh
Bài viết cùng chủ đề: Ngành Công Thương

Tin cùng chuyên mục

PC Thừa Thiên Huế: Trao giải, giấy chứng nhận Hộ gia đình tiết kiệm điện năm 2024

Tầm nhìn “Borderless Future” - Định hình tương lai không biên giới tại nơi làm việc tốt nhất Việt Nam

DNP Water thu về gần 1.600 tỷ đồng từ thoái vốn, đầu tư vào dự án Sông Tiền 1

PC Thừa Thiên Huế: Tiết kiệm điện nơi công sở - Nét đẹp trong văn hóa doanh nghiệp

PC Thừa Thiên Huế: Tự động xử lý mất kết nối thiết bị đóng cắt có điều khiển xa

Sữa Cô Gái Hà Lan thăng hạng vượt bậc trong sáng kiến tiếp cận dinh dưỡng toàn cầu.

Colos IgGold: Thêm lựa chọn chăm sóc sức khỏe chủ động của Care For Việt Nam

Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam giành cú đúp giải thưởng tại cuộc bình chọn doanh nghiệp niêm yết năm 2024

Chiến lược hợp tác quốc tế hướng đến phát triển bền vững của Tập đoàn Bamboo Capital

AEONMALL Việt Nam mang đến những cảm xúc chân thành với Cuộc thi Nhập vai 2024

J&T Express xử lý hơn 100 triệu bưu kiện trong một ngày sau đợt sale 11.11

Tập đoàn kinh tế hàng đầu Việt Nam hướng đến doanh thu 1 triệu tỷ đồng năm 2024

Hội nghị Tập huấn Môi trường 2024: EVNGENCO2 khẳng định quyết tâm bảo vệ môi trường

Bảo Việt (BVH): Đạt Top 10 Báo cáo thường niên tốt nhất nhóm tài chính

Cuộc chiến của 'ông lớn' cà phê tại các thành phố du lịch Việt

Làm rõ trường hợp nào doanh nghiệp đấu giá tài sản bị thu hồi giấy phép?

Lào Cai: Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam tặng bình lọc nước cho người dân huyện Bắc Hà và Bảo Yên

Siberian Wellness vinh dự nhận giải thưởng “Doanh nghiệp Vì Cộng đồng – Saigon Times CSR 2024”

Founder Nguyễn Gia Vinh dẫn dắt XNE Logistics chinh phục Đông Nam Á

Saigon Co.op khai trương đại siêu thị Co.opXtra Tạ Quang Bửu