Thứ hai 25/11/2024 03:28

Xây dựng thương hiệu làng nghề Hà Nội: Thiếu chiến lược bài bản

Là địa phương có thế mạnh về hàng thủ công mỹ nghệ (TCMN) với hơn 1.350 làng nghề, nhưng đến nay các sản phẩm của Hà Nội vẫn chưa tạo được thương hiệu trên thị trường. Để hàng TCMN vươn xa, bên cạnh sự hỗ trợ của các cơ quan chức năng, đòi hỏi sự nỗ lực của chính các doanh nghiệp (DN).
Xây dựng nhãn hiệu tập thể cho sản phẩm làng nghề sơn mài Hạ Thái

Chiếm 45% tổng số làng nghề truyền thống trong cả nước, thời gian qua, việc duy trì, quảng bá thương hiệu làng nghề đã được UBND các quận, huyện, thị xã trên địa bàn TP. Hà Nội quan tâm chỉ đạo thực hiện. Điển hình như quận Tây Hồ, đã đăng ký với Sở Khoa học và Công nghệ cho phép Hội làng nghề truyền thống xôi Phú Thượng sử dụng địa danh và xác nhận bản đồ để đăng ký nhãn hiệu tập thể “Xôi Phú Thượng”. UBND quận Hà Đông tổ chức gắn thương hiệu lên sản phẩm lụa Vạn Phúc tại Hội làng nghề, đồng thời, vận động 5 DN, hộ kinh doanh tham gia nghiên cứu, sản xuất theo bộ thiết kế logo sản phẩm quà tặng làng nghề lụa Vạn Phúc.

Tương tự, huyện Thường Tín đã xây dựng được 2 nhãn hiệu tập thể cho sản phẩm làng nghề sơn mài Hạ Thái (xã Duyên Thái) và thêu Thường Tín bằng nguồn kinh phí thành phố; hỗ trợ xây dựng nhãn hiệu tập thể cho làng nghề chăn, ga, gối đệm Trát Cầu (xã Tiền Phong) bằng nguồn kinh phí của huyện. Còn huyện Thanh Trì xây dựng website miendongthanhtri.com cho làng nghề bánh đa Phú Diễn (xã Hữu Hòa). UBND huyện Mê Linh xây dựng dự án “Xây dựng, quản lý và phát triển nhãn hiệu tập thể hoa Mê Linh, huyện Mê Linh”...

Tuy nhiên, đây là những con số quá khiêm tốn so với con số trên 1.350 làng nghề truyền thống của Hà Nội. Hiện, đa số các DN, cơ sở sản xuất và làng nghề chưa ý thức được tầm quan trọng của thương hiệu làng nghề. Nguyên nhân của tình trạng này là do các cơ sở làng nghề chủ yếu là sản xuất nhỏ, hoạt động manh mún, thiếu gắn kết nên khó tiếp cận nguồn vốn cũng như không có nguồn lực được đào tạo bài bản về quản trị thương hiệu. Hầu hết các làng nghề, DN làng nghề chưa có bộ phận chuyên trách về thương hiệu, không chú trọng đăng ký bảo hộ thương hiệu.

Thương hiệu đã thực sự trở thành tài sản của cá nhân, DN, thậm chí là của một quốc gia trong bối cảnh kinh tế toàn cầu hiện nay. Để hỗ trợ các DN, làng nghề, thời gian qua, TP. Hà Nội đã ban hành kế hoạch triển khai quy chế hỗ trợ các DN trên địa bàn xây dựng và quảng bá thương hiệu từ đào tạo kiến thức về xây dựng, quảng bá, đặt tên thương hiệu cho đến thiết kế biểu tượng, hoặc hệ thống các dấu hiệu nhận diện thương hiệu của DN, sản phẩm… Mới đây, UBND TP. Hà Nội đã ban hành Kế hoạch số 157/KH-UBND về việc “Hỗ trợ xây dựng thương hiệu làng nghề” năm 2018 với tổng kinh phí 3 tỷ đồng. Theo đó, thành phố sẽ hỗ trợ DN, làng nghề từ đào tạo kiến thức về xây dựng, quảng bá, đặt tên thương hiệu cho đến thiết kế biểu tượng, hoặc hệ thống các dấu hiệu nhận diện thương hiệu… Đối với các làng nghề đang phát triển mạnh, thị trường tiêu thụ rộng, thành phố sẽ tập trung phát triển những sản phẩm có kim ngạch xuất khẩu lớn và giá trị kinh tế cao; nghiên cứu đổi mới mẫu mã sản phẩm. Trong thời gian tới, thành phố sẽ tiếp tục đẩy mạnh triển khai các chương trình xúc tiến thương mại, hỗ trợ DN xây dựng, quảng bá thương hiệu…

Tuy nhiên, theo các chuyên gia, bên cạnh hỗ trợ của cơ quan chức năng, đòi hỏi chính DN, làng nghề phải chủ động trong việc xây dựng, quảng bá thương hiệu, sản phẩm…

Theo Hiệp hội Xuất khẩu hàng TCMN Việt Nam, 90% sản phẩm TCMN của Việt Nam dựa trên thiết kế của khách hàng nước ngoài cung cấp và sử dụng nhãn mác của nước ngoài. Nếu so với các nước trong khu vực, như Trung Quốc, Thái Lan, Indonesia… thì hàng TCMN Việt Nam kém cạnh tranh về thiết kế.
Nguyễn Hạnh
Bài viết cùng chủ đề: Xây dựng thương hiệu

Tin cùng chuyên mục

Bình Dương: Nhiều giải pháp phát triển sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu

Bộ Công Thương lấy ý kiến đóng góp cho dự thảo nghị định về khuyến công

Hội thảo giới thiệu về chương trình chuyển đổi số cho các cơ sở công nghiệp nông thôn

Sắp diễn ra Tuần lễ kết nối chuỗi sản xuất, tiêu dùng bền vững làng nghề Hà Nội

Khai mạc Hội chợ triển lãm hàng công nghiệp nông thôn tiêu biểu năm 2024

Đà Nẵng: Hỗ trợ hơn 2,26 tỷ đồng cho doanh nghiệp đổi mới máy móc, sản xuất sạch hơn

Lai Châu: Thu hút đầu tư lĩnh vực công nghiệp để phát huy tiềm năng, lợi thế

Sắp diễn ra Hội chợ triển lãm hàng công nghiệp nông thôn tiêu biểu năm 2024

Bến Tre: Hỗ trợ tích cực các cơ sở sản xuất sản phẩm từ quả dừa

Khai mạc Hội chợ Công Thương khu vực phía Bắc – Hòa Bình 2024

Đề xuất gỡ vướng cho nội dung khuyến công hỗ trợ đầu tư máy móc thiết bị

Kiên Giang: Khuyến công quốc gia hỗ trợ phát triển nghề chế biến nước mắm

Phú Yên: Khuyến công địa phương hỗ trợ phát triển sản phẩm thế mạnh

Khuyến công Bình Dương hỗ trợ lớn cho doanh nghiệp nhỏ và vừa

Hà Nội: Kết nối cung cầu nguyên liệu đầu vào ngành thủ công mỹ nghệ

Tìm giải pháp nâng cao hiệu quả công tác khuyến công khu vực phía Nam

Vinh danh 90 tác phẩm đạt giải Cuộc thi Thiết kế mẫu sản phẩm thủ công mỹ nghệ Hà Nội năm 2024

Hội nghị khuyến công các tỉnh, thành phố khu vực phía Nam lần thứ XIV, năm 2024

Trà Vinh: 9 tháng nghiệm thu 6 đề án khuyến công

Hỗ trợ cơ sở công nghiệp nông thôn tại Tuyên Quang chuyển đổi số