Thứ hai 23/12/2024 16:04

Xây dựng thỏa ước lao động tập thể: Hướng tới những giá trị tốt đẹp hơn

Xây dựng thỏa ước lao động tập thể là một nhiệm vụ quan trọng của tổ chức công đoàn, nhằm chăm lo, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng cho người lao động.

Thời gian qua, dưới sự chỉ đạo của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Công đoàn Công Thương Việt Nam đã tổ chức nhiều hoạt động đào tạo, tập huấn, hướng dẫn cán bộ công đoàn cơ sở tiến hành đàm phán, ký kết, tổ chức thực hiện các thỏa ước lao động tập thể.

Ông Phan Văn Bản - Chủ tịch Công đoàn Công Thương Việt Nam - cho biết, đến nay, Công đoàn Công Thương Việt Nam đã cập nhật 406 bản thỏa ước lao động tập thể (gồm 203 thỏa ước của doanh nghiệp nhà nước, 173 doanh nghiệp ngoài nhà nước và 30 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài) vào thư viện Thỏa ước lao động tập thể. Có 86,27% doanh nghiệp đã tổ chức đối thoại tại nơi làm việc với người lao động; 87,94% đơn vị có quy chế dân chủ.

Nhiều doanh nghiệp đã tổ chức đối thoại tại nơi làm việc với người lao động

Các công đoàn cơ sở của khối doanh nghiệp tích cực xây dựng kế hoạch đối thoại, thành lập tổ, ban đối thoại và tổ chức đối thoại định kỳ tại nơi làm việc đạt trên 70%; trong đó các cuộc đối thoại từ phân xưởng, nhà máy, xí nghiệp, chi nhánh đạt khoảng 75%, có gần 10% là đối thoại đột xuất. Hầu hết các đơn vị áp dụng hình thức đối thoại gián tiếp, chủ yếu từ người lao động gửi đến người sử dụng lao động.

Điển hình là Công đoàn Tổng Công ty Thép Việt Nam – CTCP, với phương châm hướng về cơ sở và chú trọng chăm lo đời sống vật chất, tinh thần, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng cho người lao động, từ năm 2014, Công đoàn và Ban Tổng Giám đốc Tổng Công ty đã triển khai và ký thỏa ước lao động tập thể cấp Tổng Công ty cho 3 giai đoạn: 2015 - 2018, 2018 - 2022, 2021 - 2024.

Thỏa ước lao động tập thể của Tổng Công ty Thép Việt Nam – CTCP được ký 3 lần cho 3 giai đoạn (2015 - 2018, 2018 - 2022, 2021 - 2024)

Trước khi hết hạn thỏa ước lao động tập thể (thời hạn 3 năm), công đoàn sẽ tổ chức khảo sát, đánh giá thỏa ước lao động cấp Tổng Công ty và thỏa ước lao động tập thể các doanh nghiệp thành viên; thành lập ban soạn thảo, xây dựng nội dung thỏa ước lao động tập thể mới trên cơ sở đánh giá kết quả thực hiện thỏa ước lao động tập thể hiện hành và các điều kiện cụ thể về kinh tế - xã hội, hiệu quả sản xuất kinh doanh của hệ thống Tổng Công ty.

Bên cạnh đó, Ban Chấp hành Công đoàn Tổng Công ty thành lập tổ thương lượng; trong đó Chủ tịch Công đoàn là tổ trưởng và các thành viên đại diện là chủ tịch công đoàn các đơn vị cơ sở. Tổ chức công đoàn hoàn thiện dự thảo nội dung thương lượng, tổng hợp căn cứ pháp lý các nội dung cần thương lượng; nắm chắc tình hình sản xuất, kinh doanh, tình hình thực hiện thỏa ước lao động của các doanh nghiệp thành viên; tập hợp đầy đủ ý kiến, nguyện vọng của người lao động; chuẩn bị thông tin, xây dựng phương án đàm phán, thương lượng; tiến hành đàm phán, thương lượng với người sử dụng lao động về các nội dung đã được người lao động yêu cầu, trên cơ sở bảo đảm đạt được cao nhất nguyện vọng, lợi ích của tập thể lao động.

Bữa ăn ca cho người lao động cũng nằm trong thỏa ước lao động tập thể của nhiều đơn vị

Để bản thỏa ước có lợi hơn cho người lao động, công đoàn lựa chọn các nội dung thương lượng tập thể thiết thực, sát với người lao động như: Tiền lương, tiền thưởng, trợ cấp, nâng lương, định mức lao động; thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, làm thêm giờ, nghỉ giữa ca, bảo đảm việc làm đối với người lao động; bảo đảm an toàn lao động, vệ sinh lao động, thực hiện nội quy lao động; chế độ bảo hiểm; bữa ăn giữa ca và việc tổ chức bữa ăn giữa ca cho người lao động; chế độ học tập và các chế độ phúc lợi khác; đời sống văn hóa tinh thần của người lao động.

Sau khi lấy ý kiến của Ban Chấp hành công đoàn cơ sở trong hệ thống bằng văn bản, công đoàn chủ động đề xuất yêu cầu thương lượng tập thể với người sử lao động bằng văn bản đảm bảo theo quy định. Việc thương lượng được triển khai thực hiện đảm bảo đúng thành phần, quy trình, nội dung. Sau khi thương lượng với người sử dụng lao động, Công đoàn Tổng Công ty tổ chức lấy ý kiến biểu quyết của tập thể lao động, người sử dụng lao động trong các đơn vị thành viên về nội dung đã thỏa thuận.

Được biết, thỏa ước lao động tập thể của Tổng Công ty Thép Việt Nam – CTCP được ký 3 lần cho 3 giai đoạn (2015 - 2018, 2018 - 2022, 2021 - 2024). Sau khi thỏa ước lao động tập thể cấp Tổng Công ty được ban hành, các công đoàn cơ sở cập nhật, bổ sung nội dung của thỏa ước lao động tập thể phù hợp với điều kiện từng đơn vị.

Đồng thời Tổng Công ty và các đơn vị thành viên thường xuyên trao đổi, cập nhật, bổ sung nội dung liên quan đến thỏa ước lao động tập thể thông qua đối thoại tại nơi làm việc, sửa đổi điều lệ công ty, bổ sung, sửa đổi các quy chế, quy định của công ty theo sự thay đổi của pháp luật hiện hành, như: Xây dựng thang bảng lương mới, nâng cao chất lượng bữa ăn ca cho người lao động…

Theo đại diện Công đoàn Tổng Công ty Thép Việt Nam – CTCP, với trên 12.000 đoàn viên, công nhân lao động trải rộng ở 3 miền tại 10 tỉnh, thành trong cả nước, cùng văn hóa, điều kiện, môi trường sống, tiền lương, thu nhập khác nhau, đa dạng hình thức sở hữu và nhiều đối tác nước ngoài tham gia đầu tư, sản xuất trực tiếp chỉ đạo, điều hành sử dụng lao động… việc tổ chức thương lượng và ký thỏa ước lao động tập thể cấp Tổng Công ty là hết sức cần thiết.

Tuy nhiên, do đặc thù có nhiều đơn vị thành viên, chủ sử dụng lao động là người nước ngoài thuộc nhiều quốc gia khác nhau nên việc lựa chọn nội dung, nhóm nội dung để thương lượng rất quan trọng. Vì vậy, Công đoàn Tổng Công ty lựa chọn nội dung, nhóm nội dung có lợi cho người lao động ở mức hài hòa giữa lợi ích của người lao động và người sử dụng lao động; đồng thời tuyên truyền để công đoàn cơ sở và người sử dụng lao động hiểu những khó khăn vướng mắc, cùng cảm thông, chia sẻ.

Thỏa ước lao động tập thể giúp cân bằng lợi ích của người sử dụng lao động và người lao động

Có thể thấy, thỏa ước lao động tập thể giúp cân bằng lợi ích của người sử dụng lao động và người lao động, đảm bảo doanh nghiệp phát triển ổn định, bền vững. Nhất là tại khu vực doanh nghiệp FDI, doanh nghiệp ngoài nhà nước, khi vai trò của tổ chức công đoàn chưa được phát huy, người lao động có những biểu hiện đình công, biểu tình mang tính tự phát do việc thỏa thuận với người sử dụng lao động chưa có tiếng nói của tổ chức công đoàn, điều đó tác động không nhỏ tới tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp thị trường lao động.

Thời gian tới, việc thực hiện các thỏa ước lao động càng có ý nghĩa quan trọng hơn, vì vậy, Công đoàn Công Thương Việt Nam đặt mục tiêu phấn đấu hết năm 2028, toàn ngành ít nhất 85% doanh nghiệp, đơn vị có tổ chức công đoàn đủ điều kiện đại diện, thương lượng, ký kết được thỏa ước lao động tập thể theo quy định của pháp luật.

Thanh Tâm
Bài viết cùng chủ đề: Người lao động

Tin cùng chuyên mục

Áp thấp nhiệt đới trên biển Đông hướng về Nam Trung Bộ và Tây nguyên

Dự báo thời tiết hôm nay 23/12/2024: Bắc Bộ trời hanh khô, Nam Bộ có mưa

Công đoàn Khối doanh nghiệp Thương mại Trung ương tại TP. Hồ Chí Minh tặng quà nhân ngày 22/12

Bộ Y tế thông tin về loại sữa nhiễm chất tẩy rửa ở Hàn Quốc

Nhân sự địa phương: Ban Bí thư chỉ định hai Giám đốc Công an tỉnh giữ chức vụ Đảng

Hải quân Việt Nam và Campuchia tuần tra chung lần thứ 77

Hơn 260.000 lượt khách tham quan Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024

Áp thấp nhiệt đới hướng về quần đảo Trường Sa, miền Trung mưa lớn

TP. Hải Phòng chi 4.000 tỷ đồng cho thu nhập tăng thêm đối với công chức trong 3 năm

Hàng chục nghìn người dân nhận thẻ đi tuyến số 1 metro VikkiGO miễn phí

Metro số 1 Bến Thành - Suối Tiên chính thức vận hành thương mại

Trung đoàn 451: Sôi nổi các hoạt động kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân

Tìm ra quán quân Cuộc thi Innovation and Development 2024 - The Future of Food

Dự báo thời tiết biển hôm nay 22/12/2024: Quần đảo Hoàng Sa biển động mạnh

Dự báo thời tiết hôm nay 22/12/2024: Bắc Bộ trưa chiều trời nắng, Trung Bộ có mưa

Nhiều địa phương tích cực triển khai Kế hoạch hành động CBRN

Bộ Nội vụ: Hơn 4.700 cán bộ, công chức, viên chức bị kỷ luật trong năm 2024

Tinh gọn bộ máy là cơ hội để cán bộ, công chức, viên chức tìm kiếm việc làm phù hợp năng lực

Chợ truyền thống Hà Nội: Nơi tấp nập - chốn vắng khách

Bộ Nội vụ thực hiện 4/6 nhiệm vụ về cải cách chính sách tiền lương năm 2024