Thứ hai 23/12/2024 07:20

Xây dựng thị trường bảo hiểm nhân thọ phát triển bền vững

Thực hiện các giải pháp mới, đột phá nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ là hướng đi quan trọng để xây dựng thị trường bảo hiểm nhân thọ bền vững.

Ngày 16/5/2024, Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam tổ chức Hội thảo “Khôi phục niềm tin ngành bảo hiểm nhân thọ - Tầm nhìn và giải pháp". Thông qua hội thảo, nhằm góp phần củng cố niềm tin về một thị trường bảo hiểm nhân thọ lành mạnh, an toàn và minh bạch, tiếp tục chứng tỏ vai trò quan trọng của bảo hiểm nhân thọ đối với sự phát triển kinh tế và hỗ trợ các chính sách an sinh xã hội.

Hội thảo “Khôi phục niềm tin ngành bảo hiểm nhân thọ - Tầm nhìn và giải pháp"

Ông Nguyễn Xuân Việt - Chủ tịch Hiệp hội bảo hiểm Việt Nam nhấn mạnh, việc tổ chức hội thảo sẽ mang lại cơ hội để các doanh nghiệp thành viên của Hiệp hội cùng đánh giá những giải pháp từ phía cơ quan quản lý, các doanh nghiệp bảo hiểm để khắc phục được những tồn tại, hạn chế của thị trường, giúp cho thị trường phát triển ngày càng lành mạnh, bền vững.

Theo Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam cho biết, tính đến tháng 3/2024, tổng tài sản toàn ngành bảo hiểm nhân thọ ước đạt 801.307 tỷ đồng, tăng 9,1% so với cùng kỳ năm ngoái; tổng số tiền đầu tư ước đạt 703.031 tỷ đồng, tăng 8,7%; tổng dự phòng nghiệp vụ đạt 581.857 tỷ đồng, tăng 6,5%; vốn chủ sở hữu đạt 159.409 tỷ đồng, tăng 10,8%. Đặc biệt, tổng chi trả quyền lợi bảo hiểm trong quý I/2024 đạt 15.483 tỷ đồng, tăng 35% so với cùng kỳ 2023.

Hiện nay, khuôn khổ pháp lý về kinh doanh bảo hiểm được hình thành đầy đủ và đồng bộ, đảm bảo môi trường pháp lý công khai, minh bạch và bình đẳng cho các doanh nghiệp bảo hiểm thuộc mọi thành phần kinh tế tham gia hoạt động trên thị trường. Luật Kinh doanh bảo hiểm năm 2022 được Quốc hội thông qua ngày 16/6/2022 và có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1/1/2023 cùng các văn bản Nghị định, Thông tư hướng dẫn cũng đã được hoàn thiện đồng bộ để tạo cơ sở cho thị trường bảo hiểm Việt Nam minh bạch, chuyên nghiệp.

Ông Ngô Trung Dũng, Phó Tổng Thư ký Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam chia sẻ các giải pháp của doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ bảo hiểm. Ảnh: HQ

Đánh giá những tác động của bảo hiểm nhân thọ, ông Ngô Trung Dũng, Phó Tổng Thư ký Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam cho hay, bảo hiểm nhân thọ có những đóng góp quan trọng đối với sự phát triển kinh tế xã hội, trong đó đây là kênh huy động vốn, là kênh đầu tư trở lại nền kinh tế rất hiệu quả; đồng thời góp phần đảm bảo an ninh xã hội, lao động, việc làm.

Đồng quan điểm, đại diện Prudential - bà Wai-duen Lee - Phó Giám đốc của PwC Hồng Kông (Trung Quốc) nhấn mạnh, đối với Việt Nam, ngành bảo hiểm trong đó có bảo hiểm nhân thọ đang đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sự ổn định của hệ thống tài chính khi là những nhà đầu tư lớn trên thị trường tài chính, có mối liên kết chặt chẽ với các ngân hàng và các tổ chức tài chính khác và góp phần bảo vệ sự ổn định của bảng cân đối tài sản của các hộ gia đình và các doanh nghiệp.

Tuy nhiên, trong quá trình phát triển, lĩnh vực này vẫn tồn tại những hạn chế, bất cập. Vì vậy, ông Ngô Trung Dũng cho hay, nhằm củng cố niềm tin về một thị trường bảo hiểm nhân thọ lành mạnh, an toàn, minh bạch, thơi gian qua, cơ quan quản lý và các doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ đã nỗ lực khắc phục các hạn chế, triển khai thực hiện các giải pháp tích cực.

Nêu một số giải pháp, theo ông Ngô Trung Dũng, các doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ đang tập trung triển khai, đó là cải tiến sản phẩm sao cho dễ hiểu, dễ tiếp cận hơn với người dân; cải tiến các quy trình nghiệp vụ giúp việc thẩm định phát hành hợp đồng bảo hiểm; giải quyết quyền lợi bảo hiểm được nhanh chóng, thuận tiện hơn cho khách hàng. Đặc biệt, các doanh nghiệp đã thúc đẩy nâng cao chất lượng đội ngũ tư vấn cũng như kiểm soát chất lượng tư vấn; nâng cao trải nghiệm khách hàng để mang lại giá trị gia tăng về sản phẩm, dịch vụ bảo hiểm.

Các đại diện Hiệp hội, doanh nghiệp, chuyên gia thảo luận về xây dựng thị trường bảo hiểm nhân thọ phát triển bền vững. Ảnh: HQ

Manulife là doanh nghiệp tích cực triển khai giải pháp nhằm nâng cao chất lượng hoạt động, trong đó đơn vị này đã cho ra mắt quy trình xác thực thông tin và giám sát phát hành hợp đồng bảo hiểm M-Pro; áp dụng quy trình kiểm tra độc lập trước khi phát hành hợp đồng bảo hiểm và quy trình khảo sát tNPS tại mỗi giao dịch của khách hàng; cho ra mắt dịch vụ Voicebot 24/7 và Chatbot 24/7 để hỗ trợ khách hàng…

Bà Tina Nguyễn - Tổng Giám đốc Manulife Việt Nam - nhấn mạnh, doanh nghiệp luôn nghiêm túc tuân thủ luật kinh doanh bảo hiểm mới; đồng thời tăng cường tính minh bạch của sản phẩm; tăng cường tính chuyên nghiệp của đội ngũ các kênh phân phối. "Đặc biệt, liên tục cải thiện trải nghiệm khách hàng là nhiệm vụ trọng tâm của doanh nghiệp, cùng với việc tăng cường phối hợp cùng các ban ngành để xây dựng thị trường bảo hiểm phát triển minh bạch, chuyên nghiệp, bền vững, hiệu quả"- bà Tina Nguyễn chia sẻ.

Đánh giá về những chuyển biến, thay đổi nâng cao chất lượng dịch vụ của các doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ gần đây, Luật sư Trương Thanh Đức - Giám đốc Công ty Luật Annvi cho rằng đây là những thay đổi có tính đột phá với mục tiêu đảm bảo quyền lợi cho khách hàng. Qua đó mang lại tác động tích cực đối với thị trường bảo hiểm nhân thọ, hướng tới phát triển lâu dài, bền vững đối với ngành bảo hiểm nhân thọ.

Bảo Thoa
Bài viết cùng chủ đề: bảo hiểm nhân thọ

Tin cùng chuyên mục

Nuôi dưỡng nguồn thu thuế vì nền tài chính lành mạnh của quốc gia

LPBank bổ nhiệm thêm thành viên Ban điều hành, tạo động lực cho chiến lược phát triển toàn diện

'Cái bắt tay' trị giá 100 tỷ USD giữa ông Donald Trump và tỷ phú Nhật Bản

F88 cung cấp dịch vụ ngân hàng sau ký kết hợp tác chiến lược với MB

Chứng khoán Bảo Việt: đón nhận nhiều giải thưởng uy tín, khẳng định vị thế 25 năm trên thị trường

Sớm thành lập các trung tâm tài chính, tạo 'cú hích' cho nền kinh tế

D2D dự chi 233 tỷ đồng làm 6 nhà xưởng cho thuê, hoàn vốn sau 10 năm

VietinBank mở rộng thanh toán xuyên biên giới sang Lào

Bac A Bank ra mắt giao diện mới của ứng dụng ngân hàng điện tử

Việt Nam là điểm sáng trong chính sách đầu tư của các tập đoàn toàn cầu

Phó Thủ tướng: Ngành ngân hàng triển khai hỗ trợ vốn cho doanh nghiệp trên tinh thần ‘cả hai cùng thắng’

Ngành ngân hàng tập trung tái cơ cấu trong năm 2025

Dòng vốn 3.000 tỷ đồng kỳ vọng vực dậy DIC Corp

Nâng hạng thị trường chứng khoán: Cơ hội để Việt Nam hút vốn ngoại

Nam A Bank lọt top 50 công ty kinh doanh hiệu quả nhất Việt Nam 2024

Nhận diện thách thức, tìm cơ hội cho tăng trưởng kinh tế Việt Nam 2025

Đón 'sóng' thoái vốn nhà nước của VNSteel, nhà đầu tư trúng đậm

Thêm tổ chức quốc tế nâng dự báo tăng trưởng kinh tế Việt Nam

Cơ cấu nợ cho khách hàng bị thiệt hại bởi bão số 3- chính sách tín dụng đậm ý nghĩa nhân văn

Đề xuất rút ngắn quy trình niêm yết chứng khoán xuống 30 ngày