Xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ: Phổ biến đến mức… báo động đỏ

Mặc dù lực lượng chức năng cả nước đã tăng cường kiểm tra, kiểm soát nhưng tình trạng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ (SHTT) vẫn diễn ra rất phổ biến, đến mức báo động đỏ.

"Báo động đỏ" hành vi xâm phạm quyền SHTT

Tại Tọa đàm “Nâng cao năng lực của cơ quan quản lý thị trường trong xử lý xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ bằng biện pháp hành chính” tổ chức ngày 22/10, bà Nguyễn Như Quỳnh - Phó Chánh thanh tra Bộ Khoa học và Công nghệ - cho biết, số liệu thống kê từ Chương trình 168 về phối hợp hành động phòng và chống xâm phạm quyền SHTT cho thấy, năm 2020 các lực lượng chức năng của các Bộ, ngành đã xử phạt 1.300 vụ xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ (SHTT), tổng số tiền xử phạt trên 25 tỷ đồng.

Xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ: Phổ biến đến mức… báo động đỏ
Ông Trần Hữu Linh - Tổng Cục trưởng Tổng cục QLTT - cho biết, chống hàng giả, hàng xâm phạm quyền SHTT sẽ là nhiệm vụ chính, trọng tâm của toàn lực lượng

Các hành vi vi phạm diễn ra phổ biến như: buôn bán hàng hóa giả mạo, xâm phạm quyền SHTT trên môi trường mạng, nhiều vụ việc diễn ra theo hình thức xuyên biên giới; những vi phạm cạnh tranh không lành mạnh, nhái nhãn hiệu; vi phạm liên quan đến tên miền, quốc gia; vi phạm về tên thương mại, tên doanh nghiệp; xâm phạm quyền đối với sáng chế, giải pháp hữu ích và lần đầu tiên có vụ xâm phạm quyền đối với bí mật kinh doanh…

Đặc biệt, trong giai đoạn dịch bệnh Covid-19, hành vi vi phạm quyền SHTT diễn ra rất nhiều ở các mặt hàng liên quan đến phòng chống dịch như khẩu trang, đồ bảo hộ, găng tay y tế…

Xâm phạm quyền SHTT thông qua nền tảng số sẽ trở thành hình thức phổ biến trong giai đoạn tới. Không chỉ vậy, các vụ việc liên quan đến xâm phạm quyền SHTT sẽ chuyển biến nhanh so với trước đây, với những thủ đoạn, tinh vi, khó lường và rất phức tạp”, bà Nguyễn Như Quỳnh cho hay. Tuy nhiên, hiện nay, 95% các vụ việc xâm phạm quyền SHTT được xử lý bằng biện pháp vi phạm hành chính. Tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng, cần giảm biện pháp xử phạt bằng hành chính, chuyển sang biện pháp tư pháp để phù hợp với xu thế toàn cầu. “Điều này phải hết sức cân nhắc bởi hiện nay, hạ tầng của chúng ta chưa đảm bảo, năng lực thực thi của các lực lượng chức năng còn hạn chế. Thêm vào đó, các chủ thể quyền cũng mong muốn giữ lại biện pháp xử phạt hành chính”-bà Nguyễn Như Quỳnh thông tin.

Là lực lượng nòng cốt của Chính phủ trong việc xử lý xâm phạm quyền SHTT bằng biện pháp hành chính, ông Trần Hữu Linh - Tổng Cục trưởng Tổng cục QLTT nhận định, trong quá trình thực thi các nhiệm vụ, không chỉ quản lý thị trường (QLTT) mà các lực lượng khác cũng gặp không ít khó khăn. Bởi, mặt trận chống hàng giả, hàng xâm phạm quyền SHTT rất là rộng, biểu hiện ở nhiều góc độ, khía cạnh, ở nhiều chủng loại mặt hàng và hành vi vi phạm ngày càng tinh vi.

Đặc biệt, trong thời gian gần đây, giả về nhãn hiệu, thương hiệu; giả về chất lượng, đo lường… diễn ra phổ biến ở mặt hàng xăng dầu, phân bón. Do vậy, để giữ ổn định thị trường, bảo vệ quyền và lợi ích của người tiêu dùng, của doanh nghiệp làm ăn chân chính, giai đoạn từ nay đến năm 2030, chống hàng giả, hàng xâm phạm quyền SHTT sẽ là nhiệm vụ chính, trọng tâm của toàn lực lượng. Làm được điều này, việc nâng cao năng lực của cơ quan QLTT là điều kiện tiên quyết.

Bà Nguyễn Như Quỳnh - Phó Chánh thanh tra Bộ Khoa học và Công nghệ - cho rằng, hiện nay, 95% vụ xâm phạm quyền SHTT được xử lý bằng biện pháp hành chính
Bà Nguyễn Như Quỳnh - Phó Chánh thanh tra Bộ Khoa học và Công nghệ - cho rằng, hiện nay, 95% vụ xâm phạm quyền SHTT được xử lý bằng biện pháp hành chính

Nâng cao năng lực thực thi của cán bộ QLTT

Mặc dù có nhiều nỗ lực nhưng năng lực thực thi xử lý xâm phạm quyền SHTT của các cơ quan, lực lượng nói chung trong đó có lực lượng QLTT là chưa đạt được như kỳ vọng của Chính phủ, của người dân.

Ông Trịnh Quang Đức - Phó Cục trưởng Cục QLTT Hà Nội - cho biết, hiện nay, các hành vi sản xuất, nhập khẩu, tiếp thị, mua bán các hàng hóa giả mạo, hàng hóa xâm phạm quyền SHTT trên địa bàn Hà Nội có chiều hướng gia tăng, diễn biến phức tạp.

Các mặt hàng giả mạo, hàng hóa xâm phạm quyền SHTT ngày càng đa dạng về chủng loại và tinh vi về hình thức. Trong khi nhận thức của người tiêu dùng chưa thật sự đầy đủ, nên việc phân biệt hàng thật - giả đang trở nên khó khăn đối với người tiêu dùng.

Trong khi đó, năng lực của cơ quan chức năng chưa đủ mạnh ngang tầm nhiệm vụ được giao trong công tác đấu tranh bảo vệ quyền SHTT. Đặc biệt, phương thức sản xuất, nhập khẩu, tiếp thị, mua bán các mặt hàng vi phạm về SHTT ngày càng trở nên tinh vi, có tổ chức liên tỉnh, liên vùng, liên quốc gia và đa dạng, phong phú về hình thức, chủng loại nên rất khó phát hiện, xử lý đối với các cơ quan thực thi.

Đưa ra những giải pháp để nâng cao năng lực của lực lượng QLTT trong xử lý xâm phạm quyền SHTT, GS.TS Hoàng Đức Thân - Trường Đại học Kinh tế quốc dân - cho rằng, toàn lực lượng phải đổi mới tư duy hoạt động; áp dụng hệ thống quản lý rủi ro trong nghiệp vụ kiểm tra, kiểm soát để giải quyết gốc rễ các hành vi vi phạm; xây dựng lực lượng chính quy, chuyên nghiệp, hiện đại; hướng tới hình thành lực lượng chuyên sâu về QLTT kinh doanh công nghệ cao và lực lượng phản ứng nhanh.

Ông Nguyễn Văn Phước - Phó Cục trưởng Cục QLTT Tiền Giang - cũng kiến nghị, mở lớp đào tạo về giám định quyền nhãn hiệu và kiểu dáng công nghiệp cho lực lượng QLTT, đảm bảo ít nhất mỗi Cục phải có từ 1 - 2 công chức có khả năng độc lập đưa ra kết luận giám đinh về nhãn hiệu và kiểu dáng công nghiệp, xác định được những hành vi vi phạm về quyền SHTT.

Ngoài ra, để công tác xử lý xâm phạm quyền SHTT bằng biện pháp hành chính hiệu quả hơn, ông Vũ Quốc Khánh - quyền Cục trưởng Cục QLTT Hà Giang - kiến nghị, lực lượng QLTT đặc biệt là các địa phương vùng cao cần được đào tạo chuyên sâu công tác chống hàng vi phạm SHTT cho các kiểm soát viên.

Bên cạnh đó, tăng cường phối hợp với các chủ thể quyền nhằm đạt kết quả cao trong việc nhận diện các mẫu sản phẩm mới, các mặt hàng bị làm giả cũng như việc giám định hàng vi phạm SHTT để làm căn cứ xử lý vi phạm đạt kết quả cao.

Thu Phương
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Sở hữu trí tuệ

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Hà Giang: Thu giữ hơn 3.000 sản phẩm dầu gội, bột giặt có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu

Hà Giang: Thu giữ hơn 3.000 sản phẩm dầu gội, bột giặt có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu

Lực lượng chức năng tỉnh Hà Giang cho biết vừa phát hiện, thu giữ hơn 3.000 sản phẩm dầu gội, bột giặt có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu.
TP. Hồ Chí Minh: Tập trung giám sát chặt hoạt động kinh doanh vàng

TP. Hồ Chí Minh: Tập trung giám sát chặt hoạt động kinh doanh vàng

Quản lý thị trường TP. Hồ Chí Minh đang tập trung kiểm tra, giám sát chặt hoạt động kinh doanh vàng để kịp thời phát hiện vi phạm và xử lý nghiêm.
Quản lý thị trường phía Nam liên tục xử phạt các doanh nghiệp kinh doanh vàng vi phạm

Quản lý thị trường phía Nam liên tục xử phạt các doanh nghiệp kinh doanh vàng vi phạm

Cục Quản lý thị trường ở các tỉnh phía Nam thời gian qua liên tục kiểm tra, xử phạt đối với nhiều cửa hàng, doanh nghiệp kinh doanh vàng có dấu hiệu vi phạm.
Quảng Ninh: Liên tiếp tạm giữ số lượng lớn hàng hoá đông lạnh chưa rõ nguồn gốc

Quảng Ninh: Liên tiếp tạm giữ số lượng lớn hàng hoá đông lạnh chưa rõ nguồn gốc

Trong ngày 15 và 16/4, lực lượng Quản lý thị trường tỉnh Quảng Ninh đã kiểm tra, phát hiện và tạm giữ số lượng lớn hàng hóa đông lạnh chưa rõ nguồn gốc.
Hà Giang: Xử phạt và tiêu hủy hàng hóa giả mạo nhãn hiệu

Hà Giang: Xử phạt và tiêu hủy hàng hóa giả mạo nhãn hiệu

Cục Quản lý thị trường Hà Giang thông tin, Đội Quản lý thị trường số 9 vừa xử phạt, buộc tiêu hủy hàng hóa giả mạo nhãn hiệu đang được bảo hộ tại Việt Nam.

Tin cùng chuyên mục

Đồng Tháp: Xử phạt hộ kinh doanh thời trang giả mạo nhãn hiệu hơn 100 triệu đồng

Đồng Tháp: Xử phạt hộ kinh doanh thời trang giả mạo nhãn hiệu hơn 100 triệu đồng

Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp vừa có quyết định xử phạt hành chính số tiền 102,5 triệu đồng đối với một hộ kinh doanh thời trang giả mạo nhãn hiệu.
Bài cuối: Bền bỉ, kiên trì, không khoan nhượng, không lùi bước

Bài cuối: Bền bỉ, kiên trì, không khoan nhượng, không lùi bước

Sự hiệp đồng của các lực lượng Biên phòng, Hải quan và Quản lý thị trường đã thể hiện nỗ lực không ngừng nghỉ, đem lại hiệu quả tích cực.
Quảng Ninh: Tạm giữ hơn 2.000 sản phẩm thuốc tân dược nghi nhập lậu

Quảng Ninh: Tạm giữ hơn 2.000 sản phẩm thuốc tân dược nghi nhập lậu

Lực lượng Quản lý thị trường tỉnh Quảng Ninh vừa phối hợp kiểm tra, tạm giữ 2.158 sản phẩm thuốc tân dược nghi nhập lậu tại Móng Cái.
Bài 2: Phối hợp, phát huy sức mạnh của các lực lượng tuyến đầu

Bài 2: Phối hợp, phát huy sức mạnh của các lực lượng tuyến đầu

Nhờ phối hợp chặt chẽ, nêu cao tinh thần trách nhiệm, các lực lượng tuyến đầu của Quảng Ninh đã kịp thời ngăn ngặn nhiều vụ buôn lậu vào Việt Nam.
Ninh Thuận: Phát hiện 2 vụ hàng nhập lậu, vi phạm nhãn hiệu

Ninh Thuận: Phát hiện 2 vụ hàng nhập lậu, vi phạm nhãn hiệu

Cục Quản lý thị trường tỉnh Ninh Thuận vừa phát hiện và xử lý 2 vụ buôn bán hàng nhập lậu, hàng hóa vi phạm về nhãn.
Cần Thơ: Quản lý thị trường siết chặt kiểm tra vàng trang sức mỹ nghệ

Cần Thơ: Quản lý thị trường siết chặt kiểm tra vàng trang sức mỹ nghệ

Cục Quản lý thị trường TP. Cần Thơ vừa ban hành kế hoạch kiểm tra chuyên đề đối với mặt hàng vàng trang sức mỹ nghệ trên địa bàn thành phố.
Bài 1: Ngăn chặn ngay từ cửa ngõ biên giới

Bài 1: Ngăn chặn ngay từ cửa ngõ biên giới

Là địa bàn cầu nối trực tiếp, cửa ngõ kết nối Trung Quốc – ASEAN, TP. Móng Cái vẫn luôn tiềm ẩn nguy cơ buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới.
Quản lý thị trường: Chủ động kiểm tra có trọng tâm, trọng điểm trong lĩnh vực an toàn thực phẩm

Quản lý thị trường: Chủ động kiểm tra có trọng tâm, trọng điểm trong lĩnh vực an toàn thực phẩm

Tổng cục Quản lý thị trường vừa ban hành văn bản về việc triển khai “Tháng hành động vì An toàn thực phẩm” và công tác hậu kiểm an toàn thực phẩm năm 2024.
Cao Bằng: Xử lý nhiều cơ sở sản xuất bún, phở với nguyên liệu không rõ nguồn gốc

Cao Bằng: Xử lý nhiều cơ sở sản xuất bún, phở với nguyên liệu không rõ nguồn gốc

Kiểm tra đột xuất 2 cơ sở sản xuất bún và bánh phở, Quản lý thị trường tỉnh Cao Bằng phát hiện và tạm giữ hơn 2,6 tấn nguyên liệu không rõ nguồn gốc xuất xứ.
TP. Hồ Chí Minh: Tạm giữ hơn 18.000 hộp thuốc tân dược vi phạm

TP. Hồ Chí Minh: Tạm giữ hơn 18.000 hộp thuốc tân dược vi phạm

Lực lượng Quản lý thị trường TP. Hồ Chí Minh vừa tạm giữ hơn 18.000 hộp thuốc tân dược không có hoá đơn trong khuôn viên kho Quốc nội Sân bay Tân Sơn Nhất.
Bình Thuận: Tổng kiểm tra 20 cơ sở kinh doanh xăng dầu trên địa bàn

Bình Thuận: Tổng kiểm tra 20 cơ sở kinh doanh xăng dầu trên địa bàn

Từ đầu tháng 4 cho đến trước ngày 15/11, Cục Quản lý thị trường tỉnh Bình Thuận sẽ kiểm tra chuyên đề đối với 20 cơ sở kinh doanh xăng dầu trên địa bàn.
Sản phẩm OCOP Kháu Vài Lèng bị làm giả, bán tràn lan lên trên “chợ mạng”

Sản phẩm OCOP Kháu Vài Lèng bị làm giả, bán tràn lan lên trên “chợ mạng”

Bài thuốc Kháu Vài Lèng - sản phẩm OCOP của Hà Giang hiện đang bị làm giả, bán tràn lan trên mạng xã hội và các sàn thương mại điện tử.
Vĩnh Phúc: Tạm giữ gần 3.000 sản phẩm quần áo nhập lậu

Vĩnh Phúc: Tạm giữ gần 3.000 sản phẩm quần áo nhập lậu

Ngày 10/4, Cục Quản lý thị trường Vĩnh Phúc thông tin, Đội Quản lý thị trường số 5 phối hợp kiểm tra, tạm giữ gần 3.000 sản phẩm quần áo nhập lậu.
Liên tiếp kiểm tra, phát hiện nhiều cửa hàng kinh doanh vàng giả mạo nhãn hiệu

Liên tiếp kiểm tra, phát hiện nhiều cửa hàng kinh doanh vàng giả mạo nhãn hiệu

Lực lượng Quản lý thị trường các tỉnh, thành phố đã liên tục tiến hành kiểm tra nhiều điểm kinh doanh vàng nhằm kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm các vi phạm.
Sơn La: Quyết liệt đấu tranh với hàng nhái, hàng giả, gian lận thương mại

Sơn La: Quyết liệt đấu tranh với hàng nhái, hàng giả, gian lận thương mại

Cục Quản lý thị trường Sơn La đã triển khai nhiều giải pháp quyết liệt để bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và doanh nghiệp làm ăn chân chính.
Phú Yên: Tạm giữ 4.500 lọ nước hoa hiệu Perfume chưa rõ nguồn gốc

Phú Yên: Tạm giữ 4.500 lọ nước hoa hiệu Perfume chưa rõ nguồn gốc

Lực lượng Quản lý thị trường tỉnh Phú Yên vừa tạm giữ 4.500 lọ nước hoa hiệu Perfume chưa rõ nguồn gốc để xác minh, xử lý theo quy định.
Hưng Yên: Thu giữ 15 động cơ máy nông nghiệp không rõ nguồn gốc, xuất xứ

Hưng Yên: Thu giữ 15 động cơ máy nông nghiệp không rõ nguồn gốc, xuất xứ

Hộ kinh doanh Đ.T.Q bị xử phạt số tiền 17,5 triệu đồng, tịch thu tang vật là 15 chiếc động cơ máy nông nghiệp không rõ nguồn gốc, giá trị khoảng 45 triệu đồng.
Tăng cường hợp tác trong lĩnh vực Quản lý thị trường giữa hai nước Việt Nam - Lào

Tăng cường hợp tác trong lĩnh vực Quản lý thị trường giữa hai nước Việt Nam - Lào

Hai nước Việt Nam - Lào vừa ký Bản ghi nhớ hợp tác, tăng cường phối hợp trong công tác quản lý thị trường, ngăn chặn các hành vi buôn lậu, gian lận thương mại.
Lào Cai: Bắt giữ 470 kg lạp xưởng đông lạnh không rõ nguồn gốc, xuất xứ

Lào Cai: Bắt giữ 470 kg lạp xưởng đông lạnh không rõ nguồn gốc, xuất xứ

Chi cục Hải quan cửa khẩu Lào Cai (Cục Hải quan tỉnh Lào Cai) vừa bắt giữ 470 kg lạp xưởng đông lạnh, không rõ xuất xứ, nguồn gốc.
Đồng Tháp: Thu giữ hàng trăm sản phẩm thời trang vi phạm ở shop Khánh Ly Boutique

Đồng Tháp: Thu giữ hàng trăm sản phẩm thời trang vi phạm ở shop Khánh Ly Boutique

Quản lý thị trường tỉnh Đồng Tháp vừa thu giữ 300 sản phẩm là quần áo vi phạm tại hộ kinh doanh Khánh Ly Boutique (xã An Phước, huyện Tân Hồng).
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động