Thứ tư 07/05/2025 00:23

TP. Hồ Chí Minh: Tiếp nhận lực lượng quản lý thị trường từ Bộ Công Thương

UBND TP. Hồ Chí Minh tiếp nhận nguyên trạng Cục Quản lý thị trường từ Bộ Công Thương và tổ chức lại thành chi cục trực thuộc Sở Công Thương thành phố.

UBND TP. Hồ Chí Minh vừa ban hành Quyết định số 1366/QĐ-UBND ngày 9/4/2025 về việc tiếp nhận nguyên trạng Cục Quản lý thị trường TP. Hồ Chí Minh từ Bộ Công Thương và tổ chức lại thành Chi cục Quản lý thị trường trực thuộc Sở Công Thương TP. Hồ Chí Minh.

Quyết định được ban hành trên cơ sở các quy định pháp luật hiện hành, thực hiện chủ trương sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy theo Nghị quyết số 18-NQ/TW của Trung ương và các chỉ đạo của Chính phủ, Thành ủy và HĐND thành phố.

UBND TP. Hồ Chí Minh tiếp nhận nguyên trạng Cục Quản lý thị trường từ Bộ Công Thương và tổ chức lại thành chi cục trực thuộc Sở Công Thương

Việc tổ chức lại thể hiện bước đi cụ thể trong quá trình cải cách hành chính, tăng cường hiệu quả quản lý nhà nước về lĩnh vực thị trường, thương mại và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh. Chi cục Quản lý thị trường TP. Hồ Chí Minh sẽ là tổ chức hành chính trực thuộc Sở Công Thương, có tư cách pháp nhân, con dấu, tài khoản riêng và là đơn vị dự toán ngân sách theo quy định.

Chi cục đảm nhiệm chức năng tham mưu, giúp Giám đốc Sở Công Thương TP. Hồ Chí Minh thực hiện công tác quản lý nhà nước và tổ chức thực thi pháp luật trong các lĩnh vực: Phòng, chống buôn lậu; hàng giả, hàng cấm; vi phạm sở hữu trí tuệ; chất lượng, đo lường, giá cả; an toàn thực phẩm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Đồng thời, đơn vị có trách nhiệm xử lý các hành vi gian lận thương mại theo quy định pháp luật.

Chi cục Quản lý thị trường TP. Hồ Chí Minh gồm có chi cục trưởng, các phó chi cục trưởng, các phòng chuyên môn và các đội quản lý thị trường trực thuộc. Việc bố trí biên chế được căn cứ trên vị trí việc làm, chức năng nhiệm vụ và nằm trong tổng số biên chế hàng năm do UBND TP. Hồ Chí Minh giao cho Sở Công Thương.

Bên cạnh việc tổ chức lại bộ máy, UBND TP. Hồ Chí Minh cũng giao các sở, ban, ngành liên quan và chính quyền địa phương chủ động phối hợp trong quá trình chuyển giao, bảo đảm hoạt động của chi cục quản lý thị trường được thông suốt, ổn định và hiệu quả ngay từ khi đi vào vận hành.

Ngân Nga
Bài viết cùng chủ đề: Quản lý thị trường

Tin cùng chuyên mục

Chiến dịch 'làm sạch' thị trường sữa, dược phẩm tại Thanh Hóa

Hà Nội: Tạm giữ gần 11 tấn thịt và nội tạng bò đông lạnh

Kiện toàn bộ máy Chi cục Quản lý thị trường TP. Cần Thơ

Sáp nhập tỉnh Thái Nguyên - Bắc Kạn: Hợp lực để bứt phá

Hải quan siết chặt quản lý nhập khẩu khí N2O

Cảnh báo về ma túy Fentanyl, Hải quan siết chặt kiểm tra

Bắt giữ nhiều vụ buôn lậu qua tuyến hàng không

Quản lý thị trường Đà Nẵng tăng cường kiểm soát mặt hàng sữa

Từ mã QR đến lòng tin vào trái cây Việt Nam

Hàng giả ngập chợ Nhà Xanh, chủ hộ ‘né’ đăng ký kinh doanh

Tội phạm ma túy gia tăng, Hải quan lập 'hàng rào' kiểm soát

Kiểm tra mặt hàng sữa: Quản lý thị trường các địa phương nói gì?

Bất cập ngăn chặn sữa giả: Quản lý thị trường muốn xác định hàng giả phải có phản ánh

Vụ sữa giả: Không vùng cấm, không ngoại lệ trong kiểm tra, kiểm soát

Thành lập Chi cục Quản lý thị trường tỉnh Quảng Bình

Quản lý, phát triển thị trường trong nước: Không còn hỗ trợ, phải dẫn dắt

Thành lập Chi cục Quản lý thị trường Thanh Hóa

Vụ sữa giả 500 tỷ đồng: Bộ Công Thương tiếp tục rà soát, tăng cường phối hợp xử lý triệt để

Bổ nhiệm Chi cục trưởng Chi cục Quản lý thị trường Hải Phòng

Hải Phòng: Tiếp nhận, tổ chức lại Cục Quản lý thị trường