Thứ ba 06/05/2025 06:42

Xác định nguyên nhân ban đầu vụ sập cầu Phong Châu ở Phú Thọ

Theo Sở Giao thông vận tải tỉnh Phú Thọ, bão số 3 đã gây mưa lũ, nước sông Hồng dâng cao, chảy xiết làm thay đổi địa hình dưới cầu Phong Châu.

Theo báo cáo nhanh của Sở Giao thông Vận tải tỉnh Phú Thọ, cầu Phong Châu nằm tại Km18+300 trên Quốc lộ 32C, được xây dựng vào năm 1995 và đưa vào khai thác sử dụng cùng năm.

Cầu có kết cấu gồm dàn thép và bê tông cốt thép dự ứng lực theo công nghệ cũ, với quy mô vĩnh cửu và tải trọng thiết kế H18 - X60, cùng khả năng chịu tải trọng người đi lên đến 0,3T/m2. Với chiều dài 375,36m, cầu Phong Châu có 8 nhịp, trong đó phần đường xe chạy rộng 7m, hai bên lề dành cho người đi bộ rộng 1m mỗi bên, tổng chiều rộng mặt cầu là 9,5m.

Cầu Phong Châu, tỉnh Phú Thọ bị sập 2 nhịp cầu vào trưa ngày 9/9/2024. Ảnh: Báo Đại Đoàn Kết

Đến năm 2013, cầu được tiến hành sửa chữa lớn, bao gồm thay thế 4 dầm nhịp 8 thường bằng 4 dầm nhịp T21m, gia cường dầm T33 ở các nhịp 1, 2, 3 và 4 bằng cách dán sợi thủy tinh và sợi cacbon, thay thế các bu lông cường độ cao bị đứt, han gỉ, và tẩy gỉ bằng phun cát, sau đó quét sơn chống gỉ cho phần hạ bộ của hệ dàn thép. Ngoài ra, mặt cầu được sửa chữa, các khe co giãn cũ ở mố và trụ cầu được thay thế bằng loại khe co giãn răng lược, hệ thống chiếu sáng và các thiết bị điện cũng được thay mới.

Năm 2019, cầu tiếp tục được sửa chữa nhằm xử lý hiện tượng xói lở trụ T7. Để gia cố, 8 cọc khoan nhồi bê tông cốt thép đường kính 1200mm và dài 16m đã được bổ sung, đồng thời bệ trụ T7 được mở rộng bằng bê tông cốt thép C30 và gia cường khả năng chống va đập. Trụ T6 cũng được gia cố chống xói bằng rọ thép D8 nhồi đá hộc, bảo vệ hệ móng cọc.

Vào năm 2023, cầu Phong Châu được sửa chữa nhỏ lần nữa, bao gồm việc tẩy gỉ và sơn lại toàn bộ các thanh mạ thượng, thanh đứng, thanh xiên, và hệ liên kết ngang và dọc của các nhịp dài 66m, 64m và 80m. Các khe co giãn trên trụ T5, T6 và T8 cũng được thay thế, và phần bê tông nứt vỡ xung quanh khe được sửa chữa. Lan can và hệ thống chiếu sáng trên cầu cũng được nâng cấp.

Theo báo cáo, các đợt kiểm định sau khi sửa chữa vào các năm 2013 và 2019 đều khẳng định: “Cầu không cần cắm biển hạn chế tải trọng.” Tuy nhiên, báo cáo mới nhất của Sở Giao thông vận tải tỉnh Phú Thọ nêu rõ: "Do ảnh hưởng của cơn bão số 3 Yagi, gây mưa lũ, nước sông Hồng dâng cao, lưu tốc dòng chảy xiết đã làm thay đổi địa hình, địa mạo dưới lòng sông khu vực cầu Phong Châu kéo đổ trụ T7 làm sập 2 nhịp dàn chính của cầu là nhịp 6 và nhịp 7".

Được biết, cầu Phong Châu bắc qua sông Hồng, là tuyến kết nối quan trọng giữa hai huyện Lâm Thao và Tam Nông, tỉnh Phú Thọ. Sự cố này không chỉ khiến giao thông bị tê liệt mà còn tạo ra thách thức lớn cho việc khôi phục và nâng cấp hạ tầng giao thông trong khu vực.

Huyền Trang
Bài viết cùng chủ đề: sập cầu Phong Châu

Tin cùng chuyên mục

Nấm độc núp bóng review, phá hoại thị trường - Bài 2: Doanh nghiệp chân chính bị tàn sát bởi review bẩn

Tạo đột phá khoa học - công nghệ: 7 nhiệm vụ trọng tâm

Hội Nông dân 5.0: Chuyển đổi số để bắt kịp xu thế mới

Xe tang cháy dữ dội trên cao tốc Nội Bài - Lào Cai

Dự kiến địa phương nào giảm cấp xã, phường nhiều nhất?

Lào Cai tổ chức thi trực tuyến ‘Pháp luật với mọi người’ năm 2025

Bộ trưởng Bộ Y tế nói gì về vụ bệnh viện bị tố 'đóng đủ tiền mới cấp cứu’?

38 trường dùng điểm thi đánh giá tư duy của Đại học Bách Khoa Hà Nội

Lịch sử ‘thức dậy’ trên nền tảng số với Gen Z

Bộ Nội vụ lên tiếng về mộ 'liệt sỹ 6 tuổi'

Rà soát, phân định thẩm quyền 346 thủ tục hành chính

Thời tiết hôm nay 5/5: Nhiều khu vực mưa rào và dông

Thời tiết biển hôm nay 5/5/2025: Vịnh Bắc Bộ có gió yếu

Phương tiện đổ về Thủ đô tăng mạnh, không ùn tắc trên toàn tuyến

Bộ Y tế yêu cầu làm rõ vụ 'đóng đủ tiền mới cấp cứu' tại Nam Định

Hỗ trợ kịp thời gần 300 trường hợp say nắng trong Đại lễ Vesak 2025

Số ca cấp cứu do tai nạn liên quan rượu, bia giảm

Hà Nội: Giao thông thông thoáng trong ngày nghỉ lễ cuối cùng

Người dân ùn ùn trở lại Hà Nội sau kỳ nghỉ lễ

Cảnh đông đúc, lộn xộn quanh bến xe Mỹ Đình cuối kỳ nghỉ lễ 30/4-1/5