Thứ năm 28/11/2024 10:20

World Bank dự báo Việt Nam là một trong những điểm sáng kinh tế Đông Nam Á

Cải cách dịch vụ và số hóa có thể tạo ra một chu kỳ tích cực nhằm gia tăng cơ hội kinh tế và nâng cao năng lực con người, thúc đẩy sự phát triển trong khu vực

World Bank (WB) nhận thấy những điểm sáng tích cực ở Đông Nam Á trong dự báo tăng trưởng kinh tế mới nhất, cho biết sự kết hợp giữa cải cách dịch vụ và số hoá đang mang lại những cơ hội mới, cải thiện kinh tế khu vực.

Trong Báo cáo Triển vọng kinh tế nửa cuối năm 2023 của WB công bố ngày 1.10, các nhà nghiên cứu dự báo, các nền kinh tế đang phát triển ở Đông Á và Thái Bình Dương, trong đó có Trung Quốc và các quốc gia như: Campuchia, Indonesia, Malaysia, Philippines, Thái Lan và Việt Nam, sẽ duy trì mức tăng trưởng mạnh 5% của cả năm 2023 nhưng sẽ giảm bớt trong nửa cuối năm và đạt mức 4,5% trong năm 2024.

Khung cảnh ở Manila, Philippines. Ảnh: AFP

Báo cáo Cập nhật kinh tế Đông Á và Thái Bình Dương tháng 10.2023 của WB nêu rõ, tăng trưởng của khu vực trong năm nay cao hơn mức tăng trưởng trung bình dự kiến cho tất cả các nền kinh tế đang phát triển và thị trường mới nổi khác, nhưng thấp hơn so với dự báo nêu trong báo cáo trước đó.

Tăng trưởng ở Trung Quốc trong năm 2023 được dự đoán là 5,1% và ở khu vực không bao gồm Trung Quốc là 4,6%. Tăng trưởng tại các quốc đảo Thái Bình Dương dự kiến là 5,2%. Ngân hàng Thế giới dự báo, trong năm 2024, tăng trưởng ở Trung Quốc giảm xuống còn 4,4%. Tăng trưởng ở phần còn lại của khu vực dự kiến là 4,7% trong năm 2024 do phục hồi tăng trưởng toàn cầu và các điều kiện tài chính nới lỏng sẽ bù đắp cho tác động của tăng trưởng chậm lại ở Trung Quốc và các biện pháp chính sách thương mại ở các nước khác.

Phó Chủ tịch WB khu vực Đông Á và Thái Bình Dương Manuela V.Ferro cho biết: “Khu vực Đông Á và Thái Bình Dương vẫn là một trong những khu vực tăng trưởng nhanh nhất và năng động nhất trên thế giới, ngay cả khi tốc độ tăng trưởng đang ở mức vừa phải. Trong trung hạn, để duy trì tăng trưởng cao cần phải có những cải cách để duy trì khả năng cạnh tranh công nghiệp, đa dạng hóa các đối tác thương mại và giải phóng tiềm năng nâng cao năng suất và tạo việc làm của ngành dịch vụ".

Phần trọng tâm đặc biệt trong báo cáo của WB lưu ý, những lĩnh vực dịch vụ có thể đóng vai trò ngày càng tăng trong thúc đẩy sự phát triển ở khu vực vốn tăng trưởng nhờ sản xuất. Các lĩnh vực dịch vụ đã trở thành những ngành đóng góp chính vào tăng trưởng năng suất lao động tổng hợp trong thập kỷ qua. Xuất khẩu dịch vụ tăng nhanh hơn xuất khẩu hàng hóa. Và tốc độ tăng trưởng của đầu tư trực tiếp nước ngoài vào lĩnh vực dịch vụ đã vượt gấp 5 lần tốc độ tăng trưởng của đầu tư trực tiếp nước ngoài vào lĩnh vực sản xuất ở Trung Quốc, Indonesia, Malaysia, Philippines và Thái Lan.

Công nghệ kỹ thuật số và cải cách dịch vụ đang cải thiện hiệu quả kinh tế trong khu vực Đông Nam Á, theo WB. Tại Philippines, việc các doanh nghiệp áp dụng phần mềm và phân tích dữ liệu giúp năng suất của doanh nghiệp tăng trung bình 1,5% trong giai đoạn 2010-2019.

WB chỉ ra, tại Việt Nam, việc giảm bớt các rào cản chính sách như hạn chế cá nhân, doanh nghiệp nước ngoài tham gia hoặc sở hữu dịch vụ vận tải, tài chính và kinh doanh khiến giá trị gia tăng trên mỗi lao động trong các lĩnh vực này tăng 2,9% hằng năm trong giai đoạn 2008-2016. Việc loại bỏ những rào cản này cũng giúp năng suất lao động ở các doanh nghiệp sản xuất sử dụng những dịch vụ này tăng 3,1%, mang lại lợi ích đáng kể cho các doanh nghiệp tư nhân vừa và nhỏ.

WB cũng chỉ ra, sự kết hợp giữa cải cách dịch vụ và số hoá không chỉ tạo ra những cơ hội mới mà còn nâng cao năng lực của người dân để tận dụng những cơ hội này. Ví dụ, giáo dục từ xa và khám chữa bệnh từ xa với sự hỗ trợ từ đội ngũ nhân viên địa phương được đào tạo, khích lệ tốt đã mang lại kết quả học tập và sức khỏe tốt hơn trong khu vực.

Chuyên gia kinh tế trưởng khu vực Đông Á và Thái Bình Dương của WB Aaditya Mattoo nhận định: “Cải cách dịch vụ và số hóa có thể tạo ra một chu kỳ tích cực nhằm gia tăng cơ hội kinh tế và nâng cao năng lực con người, thúc đẩy sự phát triển trong khu vực”.

laodong.vn
Bài viết cùng chủ đề: Đông Nam Á

Tin cùng chuyên mục

Cổ đông ngân hàng đón tin vui dịp cuối năm

'Bệ phóng' tài chính xanh: Đưa Việt Nam đến tăng trưởng bền vững

NCB tăng gấp đôi vốn điều lệ, lên gần 11.800 tỷ đồng

Thúc đẩy tài chính xanh, hướng tới phát triển bền vững tại Việt Nam

Tổng thuật: Tọa đàm 'Thúc đẩy tài chính xanh, hướng tới phát triển bền vững tại Việt Nam'

Phối hợp đảm bảo an ninh an toàn lĩnh vực tiền tệ, ngân hàng, tài chính quốc gia

Thống đốc Ngân hàng giao nhiệm vụ cho Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam trong giai đoạn mới

Sắp diễn ra tọa đàm 'Thúc đẩy tài chính xanh - Hướng tới phát triển bền vững tại Việt Nam'

Cổ phiếu của Quốc Cường Gia Lai tăng trần sau tin bà Nguyễn Thị Như Loan được tại ngoại

Thúc đẩy tài chính xanh sẽ là "con đường" cho mục tiêu Net Zero

Sửa Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt: Phương án nào là phù hợp?

Việc sửa đổi Biểu thuế thu nhập cá nhân sẽ được nghiên cứu, xem xét kỹ lưỡng

LPBank ra mắt giải pháp ưu việt 'Tài khoản sinh lời lộc phát'

Đầu tư bền vững: Bảo vệ tương lai từ những quyết định hôm nay của bạn

Dự trữ ngoại hối đã hao hụt đáng kể trong năm 2024

Tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với bia: Cần phương án hài hòa để đạt được các mục tiêu

Prudential ứng dụng AI giúp tối ưu hóa quy trình chi trả

Bảo hiểm Agribank nâng mức chi trả Bảo An tín dụng lên 1 tỷ đồng: khách hàng luôn được bảo vệ tốt nhất

Thẻ tín dụng LPBank - 'Bí kíp' chi tiêu thông minh cuối năm

'Giấc mơ hồng' Bitcoin: Càng sát mốc kỷ lục 100.000 USD, nhà đầu tư càng nên cẩn trọng