Thứ ba 24/12/2024 08:51

Vượt mức 150 ca/100.000 dân: Quảng Nam cảnh báo đỏ về dịch sốt xuất huyết

Các huyện, thị xã, thành phố tại Quảng Nam đã vượt mức 150 ca sốt xuất huyết/100.000 dân. Bệnh nhân sốt xuất huyết phải điều trị tại bệnh viện tăng đột biến.

Sốt xuất huyết dengue hiện đã phân bố ở tất cả 18/18 huyện, thị xã, thành phố của tỉnh Quảng Nam, tập trung cao nhất ở Thăng Bình (2.715 ca), Điện Bàn (2.329 ca), Tam Kỳ (1.839 ca), Đại Lộc (1.309 ca), Duy Xuyên (1.264 ca)…

Đoàn viên thanh niên phát tờ rơi tuyên truyền phòng chống dịch sốt xuất huyết

Ông Trần Văn Kiệm - Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Quảng Nam - cho biết, hiện tại tất cả huyện, thị xã, thành phố của Quảng Nam đã vượt mức 150 ca sốt xuất huyết dengue/100.000 dân. Số ca mắc tại Quảng Nam vẫn ghi nhận cao nhất khu vực miền Trung.

Đáng lo ngại, những ngày này, tại nhiều bệnh viện ở Quảng Nam số bệnh nhân sốt xuất huyết phải điều trị tăng đột biến, thậm chí đã có ca bệnh tử vong.

Tại Bệnh viện Đa khoa Vĩnh Đức (thị xã Điện Bàn, Quảng Nam), trung bình mỗi ngày tiếp nhận khoảng 30% ca bệnh cấp cứu là bệnh nhân sốt xuất huyết. Hiện bệnh viện có 450 bệnh nhân điều trị nội trú, trong đó 100 bệnh nhân bị mắc sốt xuất huyết đến từ các địa phương như thị xã Điện Bàn, TP. Hội An, huyện Duy Xuyên.

Ngành y tế nhận định, đây là con số đáng báo động, vì số ca mắc gần bằng so với cả năm 2019 (là năm bùng phát dịch sốt xuất huyết với 11.651 ca) và cao gấp bốn lần so với trung bình cùng kỳ 5 năm (2016 - 2020).

Dịch sốt xuất huyết tại Quảng Nam bắt đầu tăng đột biến bắt đầu từ đầu tháng 8 đến nay (hơn 300 ca/tuần). Tuy nhiên, số bệnh nhân sốt xuất huyết đến thăm khám, nhập viện đông kể từ đầu tháng 10/2022, đặc biệt từ cuối tháng 10 đến nay.

Nhằm khống chế, ngăn chặn dịch sốt xuất huyết lan rộng, lãnh đạo tỉnh Quảng Nam yêu cầu các cấp, ngành, địa phương quan tâm hơn, chỉ đạo hơn nữa trong phòng chống dịch bệnh sốt xuất huyết dengue, hạn chế gánh nặng bệnh tật trong tương lai.

Bộ Y tế nhận định, sốt xuất huyết vẫn còn diễn biến hết sức phức tạp, nguy cơ lây lan trong cộng đồng và gây bệnh rất lớn. Bộ Y tế đề nghị Sở Y tế tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đẩy mạnh các hoạt động truyền thông phòng chống dịch bệnh sốt xuất huyết phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương để người dân không chủ quan, không hoang mang, lơ là và chủ động thực hiện các biện pháp phòng chống dịch.

Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm cấp tính, có thể gây thành dịch do virus dengue gây ra. Bệnh lây lan do muỗi vằn đốt người bệnh nhiễm virus sau đó truyền bệnh cho người lành qua vết đốt. Đến nay, bệnh sốt xuất huyết chưa có vắc xin phòng bệnh và chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, biện pháp phòng bệnh chủ yếu và hiệu quả nhất là diệt muỗi, diệt lăng quăng/bọ gậy và phòng muỗi đốt.

Để bảo vệ sức khỏe cho bản thân, gia đình và mọi người xung quanh, Bộ Y tế kêu gọi người dân mỗi tuần hãy dành 10 phút để diệt bọ gậy/lăng quăng và thực hiện 6 điều cần làm ngay, đó là:

Kiểm tra, phát hiện và diệt lăng quăng trong các dụng cụ chứa nước sinh hoạt bằng cách thường xuyên thau rửa, đậy nắp kín bể và các vật dụng chứa nước, thả cá để tiêu diệt lăng quăng.

Thường xuyên thay nước ở các lọ hoa, thả muối hoặc hóa chất diệt bọ gậy vào bát nước kê chân chạn, bể cảnh, hòn non bộ, khay nước thải tủ lạnh...

Loại bỏ các vật liệu phế thải, hốc nước tự nhiên, lật úp các vật dụng có thể chứa nước không sử dụng, để không cho muỗi đẻ trứng.

Ngủ màn phòng muỗi đốt ngay cả ban ngày, mặc quần áo dài tay, dùng bình xịt muỗi, hương muỗi, kem xua muỗi, vợt điện muỗi... để diệt muỗi và phòng muỗi đốt.

Tích cực phối hợp với ngành y tế trong các chiến dịch diệt bọ gậy/lăng quăng và các đợt phun hóa chất phòng, chống dịch.

Khi bị sốt đến ngay cơ sở y tế để được khám và tư vấn điều trị. Không tự ý điều trị tại nhà.

PV
Bài viết cùng chủ đề: Sốt xuất huyết

Tin cùng chuyên mục

Bàn giải pháp giải quyết thách thức trong quản lý sức khỏe hô hấp

Phó Thủ tướng yêu cầu dành mọi ưu tiên cứu chữa người bị thương vụ cháy quán cà phê tại Hà Nội

400 người dân tại Hưng Yên được khám, tư vấn bệnh hô hấp và sàng lọc ung thư phổi miễn phí

80 người tử vong vì bệnh dại, Bộ Y tế khuyến cáo khẩn

Bệnh nhân được trả góp viện phí tại Bệnh viện FV

Bộ Y tế thông tin mới nhất về bệnh lạ ở Congo khiến nhiều người tử vong

Châu Á chiếm đến 58% số ca tử vong do ung thư trên toàn cầu

Dược phẩm Thái Minh ra mắt nhận diện thương hiệu và bao bì sản phẩm mới

Bước tiến mới trong chăm sóc nhãn khoa tại Hải Phòng

Trí tuệ nhân tạo trở thành trợ thủ đắc lực trong khám chữa bệnh

Công bố khảo sát về tỷ lệ người hút thuốc lá ở các tỉnh, thành

Vụ hơn 300 người bị ngộ độc bánh mì ở Vũng Tàu: Chủ cơ sở bị phạt 125 triệu đồng

Việt Nam có khoảng 200.000 ca sốt xuất huyết mỗi năm

Bộ Công Thương triển khai tháng hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS năm 2024

Nhiều năm liên tiếp, doanh nghiệp sữa Cô Gái Hà Lan nhận giải thưởng Top 100 doanh nghiệp bền vững Việt Nam

Thanh lọc cơ thể để tươi mát tận hưởng không khí cuối năm bất chấp công việc bộn bề

Vụ ngộ độc nghi do ăn bánh mì ở TP. Vũng Tàu: Mẫu thức ăn có vi khuẩn Salmonella, E.coli

Nóng trong người khi làm ngày và tăng ca đêm cuối năm: Làm gì để thanh lọc làm mát cơ thể?

Vụ hơn 300 người ngộ độc nghi do bánh mì ở Vũng Tàu: Một nạn nhân tử vong

Thừa Thiên Huế: kỷ lục về thời gian ca ghép tim xuyên Việt