Chủ nhật 29/12/2024 10:51

VNPT eContract: Lựa chọn tối ưu cho doanh nghiệp chuyển đổi số áp dụng hợp đồng lao động điện tử

Việc áp dụng hợp đồng lao động điện tử đang bắt đầu được doanh nghiệp chuyển đối số quan tâm vì mang đến nhiều lợi ích trong quản trị khi được số hóa.

Hợp đồng lao động điện tử khi được quan tâm áp dụng rộng rãi sẽ góp phần thúc đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số, gia tăng hiệu quả hoạt động cho doanh nghiệp.

VNPT eContract: là lựa chọn tối ưu cho doanh nghiệp khi áp dụng hợp đồng điện tử

Nếu cách đây hơn 10 năm, số hoá được xem là cuộc chơi đắt đỏ của các doanh nghiệp tư nhân “tân tiến”, thì giờ đây quá trình chuyển đổi số đã và đang bùng nổ mạnh mẽ trong mọi lĩnh vực của đời sống, trở thành xu thế phát triển tất yếu của thời đại. Quan hệ giao dịch cũng không nằm ngoài xu thế đó, với sự ra đời của các hình thức hợp đồng được gắn kèm với khái niệm “điện tử”.

Số hoá hợp đồng lao động là xu thế tất yếu

Theo khảo sát mới nhất của Bộ Công Thương trong sách trắng Thương mại điện tử2022, có tới 42% doanh nghiệp được khảo sát hiện đã ứng dụng hợp đồng điện tử trong các hoạt động thương mại của mình. Con số này năm 2021 chỉ là 33%, cho thấy thực tế ngày càng nhiều doanh nghiệp nhận thức được lợi ích to lớn của việc ứng dụng hợp đồng điện tử.

Không chỉ trong các giao kết thương mại, hợp đồng điện tử còn có thể được ứng dụng ở lĩnh vực lao động, việc làm mà Bộ Luật Lao động 2019 lần đầu tiên đã ghi nhận giá trị pháp lý của hợp đồng lao động điện tử.

Cụ thể điều 14 của Bộ Luật Lao động 2019 qui định rõ về các hình thức hợp đồng lao động. Trong đó nêu rõ: “Hợp đồng lao động được giao kết thông qua phương tiện điện tử dưới hình thức thông điệp dữ liệu theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử có giá trị như hợp đồng lao động bằng văn bản”. Như vậy kể từ ngày 01/01/2021, người sử dụng lao động và người lao động được giao kết hợp đồng lao động điện tử dưới hình thức thông điệp dữ liệu. Việc giao kết hợp đồng lao động điện tử được thực hiện theo quy định tại Luật Giao dịch điện tử 2005.

Hình thức hợp đồng lao động điện tử khi triển khai rộng rãi có thể giúp liên thông dữ liệu giữa người lao động với các cơ quan quản lý nhà nước, tạo cơ sở dữ liệu để chia sẻ và tra cứu thông tin người lao động, phục vụ đối chiếu xác minh cho các cơ quan thuế, bảo hiểm xã hội, ngân hàng… Qua đó cũng giúp các cơ quan nhà nước thống kê, đưa ra các chính sách phù hợp, mang lại lợi ích kịp thời cho người lao động.

Về phía doanh nghiệp, hợp đồng lao động được ký dưới dạng điện tử sẽ giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí, thời gian và nguồn lực doanh nghiệp, tăng cường minh bạch trong quá trình đàm phán, ký kết hợp đồng, qua đó đảm bảo quyền lợi cho cả hai phía: doanh nghiệp và người lao động.

Hiện nay Việt Nam đang có 51,5 triệu người nằm trong độ tuổi lao động, trong đó 50,6 triệu người đang có việc làm, chiếm hơn 51% dân số cả nước. Theo kế hoạch hoạt động năm 2022 của Ủy ban quốc gia về chuyển đổi số, Uỷ ban đã yêu cầu ban chỉ đạo chuyển đổi số Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, xây dựng, phê duyệt kế hoạch thúc đẩy phát triển nền tảng sử dụng hợp đồng lao động điện tử, thúc đẩy người lao động và tổ chức sử dụng lao động thực hiện ký kết hợp đồng lao động điện tử.

Hợp đồng lao động điện tử: Cần lựa chọn nhà cung cấp dịch vụ uy tín

Hiện nay, nhiều doanh nghiệp đã biết tới hình thức hợp đồng lao động điện tử. Với hơn 98% doanh nghiệp Việt Nam là các doanh nghiệp có quy mô vừa, nhỏ đến siêu nhỏ nên để áp dụng hợp đồng lao động điện tử trong doanh nghiệp sẽ là thách thức rất lớn cho các doanh nghiệp trong việc đầu tư về nguồn lực, tài chính để xây dựng, vận hành hệ thống hợp đồng lao động điện tử. Vì vậy, các doanh nghiệp nên lựa chọn một nhà cung cấp dịch vụ có đủ uy tín, chất lượng để đồng hành trên con đường chuyển đổi, tiết kiệm nguồn lực, thời gian và công sức.

Là đơn vị tiên phong trong dẫn dắt chuyển đổi số quốc gia, từ năm 2018, VNPT đã xây dựng giải pháp hợp đồng điện tử VNPT eContract và hiện đang là nhà cung cấp hàng đầu tại Việt Nam về dịch vụ này.

Không cần tốn nhiều chi phí đầu tư hệ thống, phần cứng hay phần mềm, với giải pháp eContract của VNPT, các doanh nghiệp có thể dễ dàng ký kết hợp đồng lao động tại bất kỳ đâu, vào bất kỳ thời gian nào thông qua nhiều hình thức như email, eKYC, SmartCA, USB Token… Thay vì 3 ngày như quy trình ký kết thông thường, quá trình ký hợp đồng được rút ngắn xuống chỉ trong vòng 10 phút, giúp doanh nghiệp cũng như người lao động tiết kiệm tới 80% thời gian và 70% chi phí so với cách ký truyền thống, đồng thời thuận tiện cho việc tra cứu, truy xuất thông tin mọi lúc, mọi nơi.

Bên cạnh đó, VNPT hiện cũng đang cung cấp giải pháp ký số từ xa với tên gọi VNPT SmartCA, giúp quá trình ký kết hợp đồng điện tử diễn ra đơn giản, an toàn nhưng vẫn đảm bảo đầy đủ tính pháp lý cùng chi phí tối ưu theo lượt ký hoặc gói combo phù hợp với nhu cầu khách hàng.

Để đăng ký trải nghiệm dịch vụ, vui lòng truy cập https://bit.ly/VNPT_eContract hoặc gọi tới hotline 1800 1260 để được tư vấn./

Hồng Mai
Bài viết cùng chủ đề: Chuyển đổi số

Tin cùng chuyên mục

Ký kết hợp tác chiến lược, thúc đẩy tăng trưởng ngành logistics Việt Nam

Bộ Công Thương tích cực đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt

Nhà Thông Minh Rạng Đông: Giải pháp sống tiện nghi và bền vững cho tương lai xanh

Công viên Logistics Viettel sắp khai trương có gì đặc biệt?

Hải Dương: Chuyển biến tích cực trong công tác chuyển đổi số, phát triển kinh tế số

Pháp lý tài sản số trước thềm ban hành Luật Công nghiệp công nghệ số

Khai mạc Hội nghị Thành phố thông minh Việt Nam - châu Á năm 2024

Sinh viên Đại học Công nghiệp Dệt may Hà Nội đạt giải ba cuộc thi Năng suất chất lượng 2024

Chuyển đổi số hướng tới sản xuất thông minh: Cơ hội cho doanh nghiệp Việt

Doanh nghiệp 'bắt tay' với trường đại học đào tạo phát triển nhân tài số

ICT Competition 2024 - 2025 chính thức khởi động, nhiều cơ hội học tập cho sinh viên công nghệ

Nguy cơ an ninh mạng vẫn là 'thảm hoạ' với sự tồn tại của doanh nghiệp

Tập trung phát triển bộ giải pháp, dịch vụ an ninh mạng cho doanh nghiệp

Thứ trưởng Bộ Tư pháp: Sẽ đẩy mạnh số hoá, dùng AI phục vụ công tác pháp điển

Câu chuyện từ những doanh nghiệp thành công trong chuyển đổi số

Tăng tốc kết hợp 5.5G và AI để dẫn đầu kỷ nguyên AI di động

Nhiều nhân viên của các tổ chức thiếu kiến thức cơ bản về an ninh mạng

Tập đoàn Viettel nói về giá và chất lượng mạng 5G sau 9 ngày thử nghiệm

Câu chuyện chuyển đổi số ở tỉnh nghèo Hà Giang

Để mục tiêu kinh tế số đóng góp 30% vào GDP không còn là thách thức