Chủ nhật 27/04/2025 16:52

VNPT eContract chính thức liên kết lên Trục phát triển Hợp đồng điện tử Việt Nam

VNPT đã ký kết hợp tác với Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số để cung cấp hợp đồng điện tử VNPT eContract lên Trục phát triển hợp đồng điện tử Việt Nam.

Mới đây tại Cục Thương mại Điện tử và Kinh tế số (Bộ Công Thương) đã diễn ra Hội nghị “Phát triểnhợp đồng điện tửtại Việt Nam - Triển khai Nghị định 85/2021/NĐ-CP”. Hội nghị đã tập trung thảo luận xung quanh các giải pháp thúc đẩy chuyển đổi số cho doanh nghiệp trong bối cảnh mới.

Hành lang pháp lý cho hợp đồng điện tử đã sẵn sàng

Theo Bộ Công Thương, hiện nay, hành lang pháp lý cho hoạt động chứng thực hợp đồng điện tử tại Việt Nam đã hoàn thiện, dẫn đường cho việc thực hiện các mục tiêu chuyển đổi số Quốc gia từ nay đến năm 2025, định hướng đến 2030.

Cụ thể, ngày 25/9/2021, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 85/2021/NĐ-CP về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 52/2013/NĐ-CP về thương mại điện tử, quy định chi tiết về hoạt động cung cấp dịch vụ chứng thực hợp đồng điện tử; hoàn thiện hành lang pháp lý đối với các điều kiện, nghĩa vụ và quy trình đăng ký hoạt động đối với các Tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực hợp đồng điện tử (CeCA – Certified eContract Authority).

Đầu năm 2022, Bộ cũng đã ban hành Thông tư số 01/2022/TT-BCT ngày 18/1/2022 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 47/2014/TT-BCT và Thông tư số 59/2015/TT-BCT, quy định các hướng dẫn đối với quy chế hoạt động cung cấp dịch vụ chứng thực hợp đồng điện tử; hình thức công bố danh sách các thương nhân, tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực hợp đồng điện tử tại Việt Nam.

Theo đó, dịch vụ chứng thực hợp đồng điện tử được cung cấp từ các tổ chức được cấp đăng ký bởi Bộ Công Thương có quy trình đảm bảo tính bảo mật, chống chối bỏ, toàn vẹn dữ liệu và sẵn sàng khả năng kiểm tra, xác thực giá trị như bản gốc của hợp đồng điện tử, sẽ tạo nên thuận lợi lớn cho các tổ chức, cá nhân và doanh nghiệp trong quá trình thực hiện chuyển đổi số, phù hợp với các mục tiêu chuyển đổi số Quốc gia đã được đặt ra.

VNPT eContract chính thức liên kết lên Trục phát triển Hợp đồng điện tử Việt Nam

Tại Hội nghị cũng đã diễn ra Lễ công bố Trục phát triển hợp đồng điện tử Việt Nam (www.CeCA.gov.vn) do Trung tâm Tin học và Công nghệ số phối hợp cùng các đối tác công nghệ để phát triển. Hệ thống Trục sẽ đóng vai trò then chốt trong việc hỗ trợ các Tổ chức Chứng thực hợp đồng điện tử trong hoạt động cung cấp dịch vụ, đồng thời cung cấp Cổng tra cứu, xác thực hợp đồng điện tử (xacthuc.CeCa.gov.vn) cho bên thứ ba.

Lễ công bố Trục phát triển hợp đồng điện tử Việt Nam (www.CeCA.gov.vn)

Là một trong số ít các đơn vị cung cấp dịch vụ được lựa chọn dựa trên các tiêu chí khắt khe, trong cùng ngày, VNPT cũng đã tiến hành ký kết thỏa thuận hợp tác với Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số để liên kết cung cấp hợp đồng điện tử VNPT eContract lên Trục phát triển hợp đồng điện tử Việt Nam.

Song song với lễ ký kết, VNPT cũng đã có phần trình diễn ký số hợp đồng điện tử với Công ty CP Công nghệ thông tin, viễn thông và tự động hóa dầu khí. Phần trình diễn đã nhận được sự đánh giá cao từ phía các cơ quan, doanh nghiệp tham dự đối với dịch vụ VNPT eContract.

VNPT eContract chính thức liên kết lên Trục phát triển Hợp đồng điện tử Việt Nam

Chia sẻ tại Hội nghị, ông Nguyễn Trọng Nghĩa - Phó Tổng giám đốc VNPT VinaPhone cho biết, với tư cách là đơn vị dẫn đầu chuyển đổi số tại Việt Nam, từ năm 2018, VNPT đã bắt tay xây dựng giải pháp hợp đồng điện tử VNPT eContract. Giải pháp được nghiên cứu và phát triển đặc biệt phù hợp với bối cảnh mới cũng như phù hợp với quy mô, nhu cầu của tất cả các doanh nghiệp tại Việt Nam và đang được đông đảo các doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân trong nước tin dùng.

“Việc áp dụng hợp đồng điện tử sẽ giúp các doanh nghiệp rút ngắn được thời gian, quy trình thực hiện giao kết các hợp đồng với đối tác mà vẫn đảm bảo được tính an toàn và pháp lý. Bên cạnh đó là khả năng tối ưu chi phí, tiết kiệm các khoản như in ấn, chuyển phát, kho bãi,… Sau khi hợp đồng điện tử có hiệu lực thi hành thì toàn bộ dữ liệu được đưa lên blockchain lưu trữ và truy xuất giữa các bên khi cần thiết, rất thuận tiện và nhanh chóng. Đây là xu thế của tương lai và hợp đồng điện tử sẽ giúp chúng ta tiến tới gần hơn với các mục tiêu số hóa Quốc gia, đem đến những lợi ích to lớn cho các doanh nghiệp”, ông Nghĩa cho hay.

Quốc Anh

Tin cùng chuyên mục

Chiến lược đổi mới tại Đại hội cổ đông Vinamilk 2025

Imexpharm đặt mục tiêu tăng trưởng đột phá tại ĐHĐCĐ 2025

Khơi dậy tinh thần lao động sáng tạo tại Nhiệt điện Quảng Ninh

Các dự án Sunshine Group chạy đua với thời gian ra sao?

Takao tự hào khi đạt cú đúp giải thưởng lớn năm 2025

Siberian Health Quốc tế đạt Top 30 doanh nghiệp FDI tiêu biểu

Hiệp hội Gas Việt Nam có chủ tịch mới

Tập đoàn PC1 phấn đấu doanh thu tăng 32%, chia cổ tức 15%

Tập đoàn Masan bước vào quỹ đạo tăng trưởng có lợi nhuận

Vượt sóng thị trường: Điện lực TKV báo lãi hơn 750 tỷ

10.000 doanh nghiệp ‘chấm điểm’ chính quyền địa phương qua PCI 2024

Điện lực Lào Cai diễn tập phòng chống thiên tai năm 2025

‘Gương mặt’ nào đạt Giải thưởng Rồng Vàng 2025?

Diễn đàn nhịp cầu phát triển: Định hình dòng vốn mới

Đánh thuế đồ uống có đường: Doanh nghiệp ‘khó chồng khó’

Bộ Công Thương yêu cầu rà soát quảng cáo, sản phẩm đa cấp

PC Lào Cai: Hướng đến an toàn, hiệu quả và phục vụ tốt hơn

Ống thép Hòa Phát tự hào góp phần đưa nhà ga T3 - công trình trọng điểm quốc gia hoàn thành vượt tiến độ

Năm 2025: Hóa dầu Petrolimex đặt mục tiêu tăng trưởng 200%

Petrolimex Sài Gòn được vinh danh là doanh nghiệp tiêu biểu TP. Hồ Chí Minh