Thứ sáu 27/12/2024 04:16

Vĩnh Phúc: Tạo môi trường kinh doanh thông thoáng cho nhà đầu tư

Những năm qua, tỉnh Vĩnh Phúc luôn hướng đến xây dựng môi trường kinh doanh thông thoáng, thuận lợi cho nhà đầu tư hoạt động.

Là một điểm sáng trong khu vực Vùng Đồng bằng sông Hồng về thu hút đầu tư nước ngoài với sự hội tụ của nhiều tập đoàn lớn trên thế giới. Năm 2024, tỉnh Vĩnh Phúc sẽ tiếp tục kiến tạo môi trường kinh doanh thuận lợi cho nhà đầu tư hoạt động. Đó là khẳng định của ông Vũ Chí Giang – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc với phóng viên Báo Công Thương trong bài phỏng vấn dưới đây.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc Vũ Chí Giang (hàng đầu bên phải) ký kết Biên bản ghi nhớ giữa UBND tỉnh với Tập đoàn YCH group PTE LTD vào năm 2023

Vĩnh Phúc là một trong số ít địa phương trong cả nước đạt được nhiều thành công trong thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI). Ông có thể khái quát tình hình thu hút FDI trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc thời gian vừa qua, đặc biệt là trong năm 2023?.

Tỉnh Vĩnh Phúc bước vào thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII nhiệm kỳ 2020-2025 trong bối cảnh quốc tế, trong nước có nhiều khó khăn, thách thức đan xen, đặc biệt là tác động của đại dịch Covid-19 bùng phát đã ảnh hưởng rất lớn đến mọi mặt của đời sống xã hội và người dân; tình hình an ninh, chính trính trị nhiều khu vực trên thế giới diễn biến phức tạp, ảnh hưởng suy thoái kinh tế tác động rất đến phát triển kinh tế - xã hội do nền kinh tế của tỉnh có độ mở lớn.

Với định hướng phát triển, 5 nhiệm vụ trọng tâm và 3 khâu đột phá chiến lược của Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII đã được cụ thể hóa bằng những chương trình, đề án, kế hoạch để thực hiện. Trong đó tập trung vào công tác lãnh đạo, chỉ đạo triển khai đề án tháo gỡ điểm nghẽn, khơi thông các nguồn lực, nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước của các sở, ngành, các huyện, thành phố trên địa bàn, tập trung vào các giải pháp để cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh… nhờ vậy, mà môi trường đầu tư kinh doanh của tỉnh luôn được ổn định và là một trong những địa phương có sức hấp dẫn đối với đầu tư nước ngoài.

Trong giai, đoạn này tỉnh Vĩnh Phúc đã thu hút được nhiều dự án quan trọng của các nhà đầu tư hàng đầu thế giới như: Dự án mở rộng nhà máy sản xuất xe máy của Piaggio (Italia) vốn đầu tư 75 triệu USD; Dự án Trung tâm Logistics ICD Vĩnh Phúc (của Tập đoàn YCH Singapore) vốn đầu tư 160 triệu USD; Tổ hợp chăn nuôi-chế biến thịt bò Vinabeef Tam Đảo, vốn đầu tư 3.000 tỷ đồng do Vilico (Công ty thành viên của Vinamilk) hợp tác cùng Tập đoàn đa ngành Sojitz (Nhật Bản); Dự án sản xuất xe mô tô, xe máy của Tập đoàn Polarits (Hoa Kỳ) với tổng vốn đầu tư 40 triệu USD... đây là những dự án sẽ có đóng góp rất lớn cho động lực tăng trưởng của tỉnh trong giai đoạn 2020-2025 và những năm tiếp theo.

Theo mục tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII phấn đấu thu hút đầu tư 2-2,5 tỷ USD. Tuy nhiên, đến năm 2023, sau hơn một nửa nhiệm kỳ tỉnh Vĩnh Phúc đã đạt được mục tiêu, thu hút được 2,1 tỷ USD vốn đầu tư nước ngoài.

Đặc biệt trong năm 2023, trong bối cảnh suy thoái kinh tế toàn cầu nhưng thu hút đầu tư của tỉnh vẫn đạt được kết quả khả quan. Trong đó FDI thu hút mới 28 dự án với tổng vốn đầu tư cấp mới và tăng vốn là 604 triệu USD, bằng 130,8% cùng kỳ năm 2022, đạt vượt kế hoạch năm (400 triệu USD). Riêng thu hút đầu tư DDI trong năm 2023 đã đạt trên 21.000 tỷ đồng vượt mục tiêu Nghị quyết Đại hội (20-25 nghìn tỷ đồng).

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc Vũ Chí Giang ( hàng trên bên phải) trao giấy chứng nhận đầu tư cho Công ty TNHH Asahi Intecc Hà Nội vào năm 2023 trước sự chứng kiến của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính.

Theo ông, đâu là những lợi thế quan trọng để Vĩnh Phúc hấp dẫn những nhà đầu tư đến từ nhiều quốc gia, nhất là những nhà đầu tư hàng đầu thế giới với các dự án lớn như: Honda, Toyota, Piaggio…?

Ngoài lợi thế về vị trí địa lý và các điều kiện tự nhiên của tỉnh Vĩnh Phúc, để tạo ra lợi thế trong thu hút đầu tư nước ngoài, nhất là đối với các tập đoàn lớn trên thế giới đến đầu tư, tỉnh Vĩnh Phúc đã tạo ra 5 lợi thế nhằm tăng sức hấp dẫn cho môi trường đầu tư địa phương, bao gồm:

Thứ nhất, có sự quan tâm, lãnh đạo, chỉ đạo sâu sắc của cả hệ thống chính trị của tỉnh để nâng cao hiệu quả công tác thực hiện hỗ trợ đầu tư trên cơ sở xác định rõ về vai trò, vị trí của đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh phù hợp theo từng giai đoạn phát triển.

Thứ hai, thực hiện mạnh mẽ cải cách thủ tục hành chính, tạo môi trường đầu tư, kinh doanh thông thoáng, có tính hấp dẫn và cạnh tranh cao, nhất là đối với công tác hỗ trợ đầu tư.

Thứ ba, coi trọng công tác quy hoạch và tập trung đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng để phục vụ thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài; Quy hoạch là một trong những nhiệm vụ hàng đầu, thông tin cần thiết, quan trọng khi thực hiện thu hút và hỗ trợ đầu tư.

Thứ tư, công tác hỗ trợ đầu tư được tỉnh đặc biệt quan tâm chú trọng, coi đây là một trong những giái pháp chủ yếu để thu hút Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào địa bàn tỉnh trong những năm qua.

Thứ năm, tỉnh luôn đề cao và coi trọng xây dựng hình ảnh, tuyên truyền, quảng bá, giới thiệu về môi trường, chính sách, tiềm năng, cơ hội và kết nối đầu tư; Xây dựng hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu phục vụ hỗ trợ, hướng dẫn, tạo thuận lợi cho hoạt động hỗ trợ đầu tư; Nâng cao hiệu quả công tác hợp tác trong nước và quốc tế về xúc tiến và hỗ trợ đầu tư.

Tỉnh Vĩnh Phúc chủ động nâng cao chất lượng dòng vốn FDI (Ảnh minh hoạ)

Tập trung vào chất lượng dòng vốn FDI đang là chủ trương lớn của Đảng được nêu ra tại Nghị quyết số 50 của Bộ Chính trị. Vậy để thu hút được những dự án FDI có chất lượng, thời gian tới tỉnh Vĩnh Phúc sẽ tập trung vào những giải pháp gì, và đâu là những đối tác mà tỉnh Vĩnh Phúc đang hướng tới, thưa ông?

Để cụ thể các chủ trương của Trung ương, Chính phủ và Nghị quyết đại hội Đảng bộ tỉnh là nâng cao chất lượng và hiệu quả đầu tư đối với nguồn vốn đầu tư nước ngoài, trong thời gian qua tỉnh Vĩnh Phúc đã triển khai cụ thể hóa bằng nhiều cơ chế, chính sách, trong đó tập trung vào một số giải pháp cụ thể như sau:

Xây dựng các cơ chế, chính sách để triển khai có hiệu quả thông qua: Đề án thu hút nhà đầu tư chiến lược đến đầu tư tại tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2030 theo Quyết định số 822/QĐ-UBND ngày 17/4/2023 và ban hành Kế hoạch 203/KH-UBND ngày 18/7/2023 về kế hoạch triển khai thực hiện Đề án thu hút nhà đầu tư chiến lược đến đầu tư tại tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2030.

Kế hoạch số 194/KH-UBND ngày 26/7/2022 và số 141/KH-UBND ngày 28/4/2023 của UBND tỉnh thực hiện Chiến lược hợp tác đầu tư nước ngoài giai đoạn 2021 -2030. Đề án số 776/ĐA-UBND ngày 09/2/2022 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc hỗ trợ kết nối, liên kết, hợp tác giữa doanh nghiệp của tỉnh với các doanh nghiệp FDI, từng bước tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu.

Đề án cải thiện môi trường đầu tư và nâng cao Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) giai đoạn 2021-2025; Đề án Hỗ trợ Doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2022-2025...

Xây dựng thí điểm bộ tiêu chí thu hút và đánh giá hiệu quả các hoạt động xúc tiến đầu tư tại cấp tỉnh. Xây dựng thêm nhiều sáng kiến về thủ tục hành chính và minh bạch hóa các tài liệu, báo cáo về FDI để các doanh nghiệp được tiếp cận.

Tăng cường cơ chế đối thoại, đổi mới, mở rộng phương thức tiếp nhận kiến nghị, phản ánh của nhà đầu tư; xử lý dứt điểm, kịp thời các khó khăn, vướng mắc liên quan đến các dự án đang thực hiện.

Trong thời gian tới tỉnh Vĩnh Phúc sẽ tập trung và hướng tới thu hút các dự án đầu tư từ các quốc gia là đối tác quan trọng đã triển khai thành công các dự án tại tỉnh trong thời gian qua là Nhật Bản, Hàn Quốc, Hoa Kỳ, Đài Loan, Singgapore, Hoa Kỳ…

Tỉnh Vĩnh Phúc phấn đấu, thu hút được 1-2 dự án từ Tập đoàn đa quốc gia thuộc nhóm 500 Tập đoàn lớn nhất thế giới do Tạp chí Fortune (Hoa Kỳ) xếp hạng đầu tư vào tỉnh Vĩnh Phúc và các dự án có hàm lượng công nghệ cao đứng đầu chuỗi giá giá trị.

Xin cảm ơn ông!

Nguyễn Hoà (thực hiện)
Bài viết cùng chủ đề: tỉnh Vĩnh Phúc

Tin cùng chuyên mục

Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Thanh Hóa xin nghỉ hưu trước tuổi

Nam Định quy định mức chi cho công tác khuyến công

Quảng Nam: Tinh giản 107 biên chế trong đợt I năm 2025

Cần Thơ: Chủ động phòng, chống hạn hán xâm nhập mặn trong mùa khô 2024-2025

Thúc đẩy kinh tế xanh, kinh tế di sản thành phố Hạ Long

Diễn tập ứng phó sự cố hóa chất độc Thành phố Hà Nội năm 2024

Nỗ lực giải phóng mặt bằng cao tốc Tuyên Quang - Hà Giang bàn giao trước Tết Nguyên đán

Lâm Bình (Tuyên Quang): Chủ động trong phòng ngừa, ngăn chặn các vụ cháy lớn

Huyện Yên Định (Thanh Hóa) đón nhận huyện đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao năm 2024

Bình Dương: Dành 2.750 tỷ đồng dự trữ hàng hóa Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025

Tiến Nông - 30 năm đồng hành cùng nông dân Việt Nam, sáng tạo dẫn đầu trong dinh dưỡng cây trồng

TP. Hồ Chí Minh cần làm gì để thực hiện khát vọng phát triển trong kỷ nguyên vươn mình?

Bình Dương: Xuất khẩu năm 2024 cán mốc gần 35 tỷ USD, thặng dư thương mại 10 tỷ USD

Năm 2025, Bà Rịa - Vũng Tàu kỳ vọng bứt phá hoàn thành các mục tiêu

Cần Thơ: Đẩy mạnh phong trào thi đua xóa nhà tạm, nhà dột nát

Mật mía Thạch Thành, hương vị Tết cổ truyền ở xứ Thanh

Yên Bái: Giá trị xuất khẩu năm 2024 đạt trên 425,5 triệu USD

Bổ nhiệm Thượng tá Nguyễn Trung Hưng giữ chức Trưởng phòng Hậu cần Công an tỉnh Thái Bình

Ninh Thuận: Kinh tế-xã hội khởi sắc, sẵn sàng tái khởi động dự án điện hạt nhân

Lào Cai: Tăng cường đảm bảo an toàn giao thông dịp nghỉ Tết 2025