Chủ nhật 22/12/2024 20:22

Việt Nam xứng đáng được công nhận là một nền kinh tế thị trường

Với nỗ lực cải cách không ngừng trong suốt gần 40 năm qua, Việt Nam hoàn toàn xứng đáng được công nhận là một nền kinh tế thị trường.

Trả lời phỏng vấn phóng viên Báo Công Thương xoay quanh việc Bộ Thương mại Hoa Kỳ không công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường, TS Nguyễn Quốc Việt – Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội) cho rằng: Với nỗ lực cải cách không ngừng trong suốt gần 40 năm đổi mới, Việt Nam hoàn toàn xứng đáng được công nhận là một nền kinh tế thị trường.

TS Nguyễn Quốc Việt – Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội)

Ngày 2/8, Bộ Thương mại Hoa Kỳ đã ban hành kết luận, theo đó dù ghi nhận nhiều chuyển biến tích cực về kinh tế Việt Nam trong thời gian qua, nhưng vẫn tiếp tục chưa công nhận Việt Nam là quốc gia có nền kinh tế thị trường. Ông nhận định như thế nào về vấn đề trên?

Theo tôi, đây thật sự là một thông tin rất đáng tiếc cho nền kinh tế Việt Nam. Việc Hoa Kỳ không công nhận Việt Nam là quốc gia có nền kinh tế thị trường không chỉ ảnh hưởng đến nền kinh tế hai nước mà còn ảnh hưởng đến sự phát triển của cộng đồng doanh nghiệp hai nước. Trong đó, không công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường Hoa Kỳ sẽ bị thiệt hại về mặt uy tín. Bởi với những nỗ lực, phấn đấu không ngừng nghỉ của Việt Nam sau gần 40 năm đổi mới (1986-2024), Việt Nam đã được 73 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới công nhận là nền kinh tế thị trường, trong đó có những quốc gia có thể chế kinh tế, chính trị tương đồng với Hoa Kỳ. Đặc biệt, Hoa Kỳ không công nhận Việt Nam là quốc gia có nền kinh tế thị trường nhưng lại công nhận những quốc gia mà theo nhiều quan điểm thì trình độ phát triển về kinh tế thị trường cũng như mức độ phát triển về nền kinh tế đang thua kém Việt Nam. Vậy thì chính việc Hoa Kỳ không công nhận nền kinh tế thị trường của Việt Nam đã gây ra những thiệt hại về mặt uy tín cho Hoa Kỳ nói chung và Bộ Thương mại Hoa Kỳ nói riêng.

Với Việt Nam, việc chưa được Hoa Kỳ công nhận là nền /chu-de/kinh-te-thi-truong.topic cũng tạo ra những ảnh hưởng nhất định, ảnh hưởng đến môi trường đầu tư, kinh doanh và cơ hội thu hút đầu tư của Việt Nam.

Đứng dưới góc độ doanh nghiệp, việc Hoa Kỳ không công nhận nền kinh tế thị trường của Việt Nam cũng khiến cho cộng đồng doanh nghiệp hai nước bị ảnh hưởng. Trong đó, trước hết là với doanh nghiệp Hoa Kỳ, hiện rất nhiều doanh nghiệp Hoa Kỳ đang hoạt động đầu tư, kinh doanh cũng như đặt hàng các doanh nghiệp Việt Nam, trong đó bao gồm cả những mặt hàng truyền thống từ nông, thủy sản đến dệt may, đồ gỗ, da giày cho đến những mặt hàng cao cấp và có giá trị cao như điện thoại, thiết bị máy móc điện tử. Hay những mặt hàng điện tử có giá trị cao, không chỉ là những nhà trung gian mà là những nhà sản xuất trực tiếp như: Apple, Microsoft, Google… đều đã kết nối trực tiếp làm việc với các doanh nghiệp Việt Nam.

Theo đó, việc Hoa Kỳ không công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường sẽ làm thiệt hại cho chính các doanh nghiệp Hoa Kỳ và các doanh nghiệp Việt Nam khi làm ăn với nhau, doanh nghiệp 2 bên sẽ phải chịu những chi phí tuân thủ pháp luật lớn hơn so với việc Việt Nam được công nhận là nền kinh tế thị trường. Khi chịu hao tổn về chi phí, có thể doanh nghiệp sẽ chuyển sang các thị trường khác ngoài Việt Nam mà có tính cạnh tranh cao.

Không chỉ phía doanh nghiệp Hoa Kỳ thiệt hại, với doanh nghiệp Việt Nam, quy trình xuất khẩu hàng hóa, thông quan hàng hóa vào Hoa Kỳ sẽ lâu hơn, phức tạp hơn và chi phí tuân thủ các quy trình, thủ tục sẽ nhiều hơn so với các nước có mặt hàng tương đối cạnh tranh đối với Việt Nam.

Hoa Kỳ không công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường sẽ làm thiệt hại cho chính các doanh nghiệp Hoa Kỳ và các doanh nghiệp Việt Nam (Ảnh: Quang Vinh)

Ông có thể nói rõ hơn về những thiệt hại mà doanh nghiệp Việt Nam sẽ phải gánh chịu khi không được Hoa Kỳ công nhận là nền kinh tế thị trường?

Thực ra rất nhiều các nghiên cứu trước đây cũng như báo cáo dài 20.000 trang của Bộ Công Thương đã đánh giá toàn diện về quá trình cũng như là sự chuẩn bị của Việt Nam để mà thuyết phục Hoa Kỳ nói chung cũng như là các nước chưa công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường cũng đã nêu rõ về những thiệt hại của doanh nghiệp Việt Nam.

Trong đó, tôi có thể nói thêm rằng những thiệt hại này sẽ thể hiện qua một số yếu tố: Thứ nhất, trong quy trình xuất khẩu hàng hóa, thông quan hàng hóa vào Hoa Kỳ và Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu số một của nhiều ngành hàng của Việt Nam hiện nay thì sẽ diễn ra lâu hơn, phức tạp hơn và chi phí tuân thủ các quy trình, thủ tục sẽ nhiều hơn so với lại các nước có mặt hàng tương đối cạnh tranh đối với Việt Nam.

Thứ hai, khi xuất hiện những tranh chấp gắn với vấn đề bảo vệ hoặc bảo hộ sản xuất nội địa của Hoa Kỳ thì những nước không được công nhận là một nền kinh tế thị trường đầy đủ sẽ chịu những thiệt hại lớn hơn nhiều. Cụ thể dễ bị đưa vào danh sách để điều tra chống bán phá giá và khi bị đưa vào danh sách điều tra chống bán phá giá thì không được công nhận các chi phí đầu vào hợp lý của các ngành hàng, mặt hàng mà bị điều tra. Đây là một thiệt thòi lớn cho các doanh nghiệp, hiệp hội ngành hàng của Việt Nam.

Chưa kể các chi phí đeo đuổi hoạt động tố tụng của Hoa Kỳ là rất lớn và bắt buộc khi đã có những hoạt động đấy xảy ra thì các ngành hàng và doanh nghiệp phải chịu toàn bộ chi phí. Đấy là những thứ trực tiếp ảnh hưởng đến doanh nghiệp, còn gián tiếp thì như tôi đã nói, nó ảnh hưởng đến môi trường, thể chế đầu tư và kinh doanh nói chung của Việt Nam. Khiến Việt Nam lỡ mất những cơ hội hợp tác, cơ hội mở rộng thị trường xuất khẩu cũng như là cơ hội nhận được các dự án đầu tư trực tiếp nước của các nhà đầu tư nước ngoài, của các quỹ đầu tư nước ngoài, trong đó có cả những nhà đầu tư của những đối tác khó tính với những dự án đầu tư chất lượng cao.

Việt Nam xứng đáng được công nhận là một quốc gia có nền kinh tế thị trường trong suốt gần 40 năm cải cách và đổi mới vừa qua (Ảnh: TL)

Sau gần 40 năm đổi mới, dưới góc nhìn của một chuyên gia kinh tế, theo ông Việt Nam có xứng đáng được công nhận là một quốc gia có nền kinh tế thị trường không?

Trước hết chúng ta phải thấy rằng, để xác định Việt Nam là một nền kinh tế thị trường thì có rất nhiều các tiêu chuẩn, các đánh giá khác nhau. Tuy nhiên, nhìn ở góc độ bình diện quốc tế thì chúng ta đã thấy một cách rất rõ ràng là, nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới đã công nhận Việt Nam là một nền kinh tế thị trường. Ngoài ra, với việc các thể chế toàn cầu về kinh tế, đặc biệt những thể chế toàn cầu có định hướng tự do về kinh tế, không những tự do mà tự do ở mức cao với những tiêu chí khắc khe hơn so với trước đây đã công nhận Việt Nam là thành viên đầy đủ và Việt Nam đã tham gia một cách tích cực.

Lấy ví dụ như Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), hay Việt Nam tham gia vào các Hiệp định thương mại song phương và đa biên thì chúng ta có thể thấy, Việt Nam hoàn toàn có thể đáp ứng được với tư cách thành viên của thế giới về mặt thể chế kinh tế thị trường.

Bên cạnh đó, xét ở góc độ là các nghiên cứu, công bố về cải cách nền kinh tế nói chung và thể chế kinh tế nói riêng thì rất nhiều báo cáo có trách nhiệm minh bạch, công khai của các tổ chức quốc tế lớn như: /chu-de/ngan-hang-the-gioi.topic (World Bank), Diễn đàn Kinh tế Thế giới (World Economic Forum) và một loạt các tổ chức kinh tế thế giới và khu vực cũng cho thấy, gần 40 năm cải cách của Việt Nam đã có những tiến bộ vượt bậc.

Các chỉ số xếp hạng của Việt Nam luôn đạt được mức độ cao nếu như chúng ta nhìn từ mức độ phát triển kinh tế nói chung và phát triển kinh tế thị trường nói riêng thì chúng ta đã có những tiến bộ vượt bậc và thực tiễn kinh tế Việt Nam, tất cả những tiêu chí về tỷ trọng các thành phần kinh tế cho đến sự đóng góp của các lượng kinh tế ở trong nền kinh tế thì thấy rất rõ, việc tương đồng của nền kinh tế Việt Nam, cấu trúc kinh tế Việt Nam với tất cả những nước đã được công nhận là nền kinh tế thị trường trên thế giới. Đó là những điểm mà tôi cho rằng, Việt Nam xứng đáng được công nhận là một quốc gia có nền kinh tế thị trường trong suốt gần 40 năm cải cách và đổi mới vừa qua.

Xin cảm ơn ông!

Nguyễn Hòa (thực hiện)

Tin cùng chuyên mục

Ngày mai (23/12) sẽ diễn ra Diễn đàn 'Bộ Công Thương: Chống lãng phí, khơi thông nguồn lực phát triển'

Trường Đại học Điện lực đề xuất phối hợp với Nhật Bản để phát triển nguồn nhân lực điện hạt nhân

Gia Lai: Khám bệnh, cấp phát thuốc miễn phí cho hàng trăm người dân nghèo

Giải cứu người trong vụ hỏa hoạn tại TP. Hồ Chí Minh: Thêm anh hùng giữa đời thường

Gia Lai: Những món quà hạnh phúc cho người dân vùng biên dịp cuối năm

Bộ Công Thương lấy ý kiến về Dự thảo Nghị định về giấy phép hoạt động điện lực theo Luật Điện lực

Bộ đội, thanh niên Gia Lai hối hả dọn dẹp vệ sinh, làm đẹp môi trường đón Tết Ất Tỵ 2025

Lửa giận thiêu lý trí, bài học chua cay từ bi kịch cháy quán hát Hà Nội

Cuộc đua taxi bay trên thế giới và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

Chỉ thị của Bộ Công Thương về bảo đảm cung cấp điện trong các dịp Lễ, Tết và năm 2025

Gia Lai: Lan tỏa chương trình 'bữa sáng yêu thương' cho học sinh nghèo

Đảng bộ Bộ Công Thương tập huấn nghiệp vụ công tác tổ chức đại hội Đảng các cấp

Lấy vi phạm để 'chạy truyền thông', Tiktoker Dưỡng Dướng Dường quá ngông!

Thư chúc mừng của Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên gửi Cựu chiến binh, Cựu quân nhân ngành Công Thương

Cuộc chiến chống tin giả: Thách thức đối với an ninh mạng

Báo Công Thương đạt tốt về mức độ trưởng thành chuyển đổi số báo chí

TP. Hồ Chí Minh: Ấm lòng những tô mì 0 đồng giữa trung tâm Quận 1

Bàn về một số vấn đề khi sắp xếp tinh gọn bộ máy: Nhìn từ Đà Nẵng

Chuyện thưởng Tết và góc khuất của nghề freelancer

Nhìn lại 4 “đại án” năm 2024 và tinh thần ‘4 không’ trong chống tham nhũng