Thứ ba 22/04/2025 17:42

Việt Nam tuyển 1.300 chỉ tiêu đào tạo tiến sĩ ở nước ngoài

Năm 2016, thực hiện Đề án 911, Bộ Giáo dục và Đào tạo tuyển 1.300 chỉ tiêu đào tạo giảng viên có trình độ tiến sĩ cho các trường đại học, cao đẳng giai đoạn 2010-2020.

Đối tượng dự tuyển là giảng viên biên chế, giảng viên hợp đồng làm việc tại các trường đại học, học viện, không bao gồm trường cao đẳng nghề; sinh viên mới tốt nghiệp đại học, học viên mới tốt nghiệp thạc sĩ trong 12 tháng tính đến ngày dự tuyển, cam kết đi học để về làm giảng viên.

Với số lượng dự kiến tại các nước: Anh (80), Australia (100), New Zealand (50), Mỹ (100), Canada (40), Pháp (190), Đức (190), Bỉ (45), Nga (30), Nhật Bản (130), Trung Quốc (100), Singapore (40), Hàn Quốc (30), các nước khác (175).

Chỉ tiêu các ngành đào tạo bao gồm: Khoa học kỹ thuật, công nghệ 400; khoa học tự nhiên 250; nông - lâm - ngư sản 200; khoa học xã hội và kinh tế quản lý mỗi ngành 150; y dược 100 và nghệ thuật, thể thao 50.

Điều khoản ghi rõ, các ứng viên cần có chứng chỉ trình độ ngoại ngữ quốc tế tương đương cấp độ B2 hoặc bậc 4/6 trở lên theo khung tham khảo châu Âu; hoặc có bằng tốt nghiệp đại học hoặc thạc sĩ ở nước ngoài, nay trở lại nước đó học tập. Trong thời gian học tại nước ngoài, ứng viên trúng tuyển sẽ được cấp học bổng gồm học phí (tối đa 15.000 USD/năm) và các loại phí bắt buộc liên quan đến chương trình học tập, sinh hoạt phí, bảo hiểm y tế, phí đi đường, lệ phí làm hộ chiếu, visa, vé máy bay quốc tế một lượt đi và về.

Ngoài ra, trong thời gian này, Bộ Giáo dục và Đào tạo đang tuyển sinh đào tạo cán bộ ở nước ngoài bằng ngân sách nhà nước giai đoạn 2013-2020 (Đề án 599). Trong đó có 43 chỉ tiêu đại học, 253 chỉ tiêu thạc sĩ, đào tạo những ngành mà trong nước chưa có khả năng hoặc chưa đủ điều kiện đảm bảo đào tạo chất lượng và theo nhu cầu thực tế cần ưu tiên cho các cơ sở giáo dục đại học, cơ quan nghiên cứu khoa học và công nghệ, các Bộ, ngành và cơ quan khác của nhà nước.

Với các điều kiện, các ứng viên trúng tuyển phải cam kết hoàn thành chương trình đào tạo và trở về nước phục vụ theo yêu cầu của Nhà nước. Cá nhân nào vi phạm cam kết sẽ phải bồi hoàn toàn bộ chi phí đào tạo theo quy định hiện hành.

Các ứng viên trúng tuyển sẽ được cấp học bổng gồm học phí (tối đa 20.000 USD/người/năm) và các loại phí bắt buộc liên quan đến chương trình học tập, sinh hoạt phí, bảo hiểm y tế, phí đi đường, lệ phí làm hộ chiếu, visa, vé máy bay quốc tế một lượt đi và về.

Thúy Nga

Tin cùng chuyên mục

Học sinh nông thôn sáng tạo công nghệ phục vụ sản xuất

Vé máy bay đang đắt, đừng bị lừa bởi bẫy giá rẻ

Hà Nội: Cháy nhà cao tầng cạnh trường học, phải sơ tán nhiều học sinh

Agribank tri ân các cán bộ, chiến sĩ trực tiếp tham gia làm nên Đại thắng mùa Xuân 1975

Thời tiết hôm nay 22/4: Bắc Bộ nắng nóng gay gắt

Thời tiết biển hôm nay 22/4/2025: Bắc Biển Đông không mưa

TP. Hồ Chí Minh cờ hoa rực rỡ mừng đại lễ 30/4

Quy trình cung cấp và quản lý viện trợ cho nước ngoài

Đường phố Hà Nội rực rỡ cờ hoa chuẩn bị đón đại lễ 30/4

'Tinh hoa trái cây Việt' sắp được trưng bày tại Hà Nội

Đảng bộ Lữ đoàn 126 dẫn dắt xây dựng lực lượng tinh nhuệ

Đăng ký thi tốt nghiệp: Cuộc 'cân não' trước ngưỡng cửa đại học

Sau các vụ án chấn động, Bộ Y tế xây khung pháp lý mới cho bán thuốc online

Nông thôn mới thông minh: Khi công nghệ gắn liền đời sống

BOT thua lỗ: Bộ Xây dựng đề xuất rót vốn gỡ khó

Đề xuất thành lập Quỹ Phát triển tài năng báo chí trẻ

Cảng Việt tăng chuyến, mở tuyến: Cú huých cho logistics

Chợ làng đến sàn số – hành trình thay đổi tư duy

Quân chủng Hải quân: Gặp mặt 70 năm Ngày thành lập

Vì sao sinh viên học ngành STEM cần được vay tín dụng?