Thứ bảy 28/12/2024 11:28

Việt Nam trúng thầu 108.000 tấn gạo từ Indonesia, giá thấp nhất trong các nguồn cung

Cơ quan hậu cần quốc gia Indonesia vừa chốt hợp đồng 300.000 tấn gạo với các nhà cung cấp, Việt Nam đứng thứ 2 trong danh sách trúng thầu với 108.000 tấn gạo.

Năm 2024, Indonesia dự kiến nhập khẩu tới 3,6 triệu tấn gạo và là nước nhập khẩu gạo lớn thứ 2 thế giới sau Philippines. Hiện Indonesia đang nỗ lực tăng lượng gạo nhập khẩu để đảm bảo an ninh lương thực quốc gia và kiềm chế lạm phát.

Theo đó, Cơ quan hậu cần quốc gia Indonesia (Bulog) vừa chốt hợp đồng 300.000 tấn gạo với các nhà cung cấp. Theo thứ tự, các doanh nghiệp Thái Lan trúng thầu với sản lượng nhiều nhất 117.000 tấn, đứng thứ 2 là Việt Nam 108.000 tấn, phần còn lại từ Pakistan và Myanmar.

Xuất khẩu gạo của Việt Nam trong năm 2024 tiếp tục khả quan

Trong đợt thầu này, xét về giá C&F (chi phí và cước phí), gạo Myanmar cao nhất khi đạt mức 626 USD/tấn, tiếp theo là Pakistan có giá 623 USD/tấn. Gạo Thái Lan đứng vị trí thứ 3, có giá từ 611,5 - 617 USD/tấn, còn Việt Nam có giá từ 609 - 616 USD/tấn, thấp nhất trong các nước dự thầu.

Trong một diễn biến khác, giá gạo xuất khẩu thế giới tuần này đã giảm đáng kể so với tuần trước. Dữ liệu từ Hiệp hội lương thực Việt Nam (VFA) cho biết, giá gạo xuất khẩu 5% tấm của Việt Nam hiện ở mức 582 USD/tấn, giảm 14 USD/tấn so với tuần trước; gạo cùng phẩm cấp của Thái Lan là 593 USD/tấn, giảm 14 USD/tấn so với tuần trước; gạo Pakistan là 605 USD/tấn.

Lý giải nguyên nhân giá gạo của hai nguồn cung chính là Việt Nam và Thái Lan giảm mạnh trong tuần này, theo VFA do Việt Nam đang trong giai đoạn thu hoạch chính vụ, nguồn gạo dồi dào; trong khi đó, với gạo Thái Lan, tuần qua nước này không ghi nhận nhiều giao dịch mới do người mua đang kỳ vọng các mức giá thấp hơn khi vào thời gian thu hoạch cao điểm.

Gạo Việt phải cạnh tranh quyết liệt tại thị trường Philippines

Theo Thương vụ Việt Nam tại Philippines, gạo Việt Nam ngày càng bị cạnh tranh quyết liệt tại thị trường này. Do đó, các doanh nghiệp xuất khẩu gạo của Việt Nam phải có sự chuẩn bị và chiến lược cạnh tranh tốt; trước hết là hình ảnh, uy tín để tiếp tục duy trì quan hệ với các bạn hàng, đối tác truyền thống lâu năm, mở rộng tìm kiếm các đối tác, nhà nhập khẩu mới. Bên cạnh đó, phối hợp với các cơ quan chức năng triển khai các chương trình giới thiệu, quảng bá các sản phẩm, mặt hàng của Việt Nam, trong đó có mặt hàng gạo.

Cục Thực vật (Bộ Nông nghiệp Philippines) cho biết, tính từ đầu năm đến ngày 14/3, Philippines đã nhập khẩu 887.000 tấn gạo, cao hơn khoảng 11% so với tổng lượng gạo nhập khẩu của trong quý I/2023. Trong số này, gạo nhập khẩu từ Việt Nam vẫn chiếm lượng lớn nhất, gần 494.000 tấn, chiếm 56%; tiếp theo là gạo nhập khẩu từ Thái Lan với 231.000 tấn, chiếm 26%. Ngoài ra, gạo nhập khẩu từ Pakistan gần 110.000 tấn, chiếm 12,4%, Myanmar 49.000 tấn…

Thùy Dương
Bài viết cùng chủ đề: Giá gạo xuất khẩu

Tin cùng chuyên mục

Xuất khẩu nông sản: Đừng để “vết ố” làm hỏng bức tranh sáng màu!

Bộ Công Thương đặt mục tiêu kim ngạch xuất khẩu năm 2025 sẽ tăng từ 10-12%

Xuất khẩu cao su sang thị trường Trung Quốc giảm lượng, tăng chất

Giải pháp nào để xuất khẩu hàng hóa tăng thêm 4 tỷ USD/tháng?

Vượt Bangladesh, Việt Nam vươn lên vị trí thứ 2 về xuất khẩu hàng dệt may

Năm 2025, phấn đấu xuất khẩu hàng hoá tăng khoảng 12% so với năm 2024

Xuất khẩu gạo năm 2024 đạt kỷ lục cả về lượng và giá trị

Thương mại song phương Việt Nam - Ấn Độ dự kiến vượt mức 15 tỷ USD

EU tăng tần suất kiểm tra mặt hàng sầu riêng của Việt Nam

Xuất khẩu thủy sản tiếp tục giữ vững vị trí thứ 3 thế giới

Năm 2024: Xuất nhập khẩu cán mốc kỷ lục chưa từng có trong 40 năm

PGS.TS. Nguyễn Thường Lạng: Dự báo, xuất nhập khẩu năm 2025 sẽ vượt con số 1.000 tỷ USD

Quảng Bình: Tăng cường giám sát các hoạt động xuất khẩu nhập khẩu

EU cấm BPA trong vật liệu tiếp xúc thực phẩm, đồ uống: Doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam ứng phó ra sao?

Khơi thông thị trường ngoài nước: Chống lãng phí nguồn lực, nâng cao hiệu quả hoạt động xuất nhập khẩu

Thêm cơ hội cho hàng Việt ra nước ngoài qua ‘cánh cửa’ xuất khẩu online

Xuất nhập khẩu hàng hóa 2024 chính thức xác lập kỷ lục mới

Để hàng Việt ‘bám rễ’ thị trường Hoa Kỳ

Tính đến hết ngày 15/12, tổng trị giá xuất khẩu của Việt Nam đạt 385,35 tỷ USD

Triển vọng xuất khẩu thủy sản năm 2025 sẽ rất khả quan