Thứ hai 25/11/2024 22:41

Việt Nam tái đắc cử vào Ủy ban Luật quốc tế của Liên hợp quốc

Đại sứ Nguyễn Hồng Thao tái đắc cử trong cuộc bỏ phiếu tại Đại hội đồng Liên hợp quốc khóa 76 ở New York (Mỹ) với 145/191 phiếu bầu, xếp thứ 4 trong số 11 ứng cử viên của khu vực châu Á-TBD.

Ngày 12/11, Đại sứ Việt Nam tại Liên hợp quốc Nguyễn Hồng Thao đã tái đắc cử vị trí thành viên Ủy ban Luật quốc tế của Liên hợp quốc (ILC) nhiệm kỳ 2023-2027.

Đại sứ Nguyễn Hồng Thao tái đắc cử trong cuộc bỏ phiếu tại Đại hội đồng Liên hợp quốc khóa 76 ở New York (Mỹ) với 145/191 phiếu bầu, xếp thứ 4 trong số 11 ứng cử viên của khu vực châu Á-Thái Bình Dương.

Đại sứ Nguyễn Hồng Thao (trái) tại cuộc bầu cử. (Ảnh: Khắc Hiếu/TTXVN)

Trả lời phỏng vấn của phóng viên tại trụ sở Liên hợp quốc ngay sau khi trúng cử, Đại sứ Nguyễn Hồng Thao bày tỏ tự hào được tiếp tục đóng góp cho vị thế đang đi lên của Việt Nam, đáp ứng sự mong đợi của bạn bè quốc tế đối với Việt Nam trong vai trò xây dựng luật pháp quốc tế để giải quyết tất cả các tranh chấp và thúc đẩy tăng cường hợp tác giữa các dân tộc.

Đại sứ cam kết sẽ nỗ lực hơn nữa trong nhiệm kỳ thứ 2 của mình để làm rạng danh Việt Nam trên trường quốc tế.

ILC là cơ quan chuyên môn độc lập của Liên hợp quốc, có chức năng nghiên cứu các vấn đề pháp điển hóa, phát triển luật pháp quốc tế và báo cáo lên Ủy ban Pháp lý của Đại hội đồng Liên hợp quốc. ILC có 34 thành viên và cứ mỗi 5 năm sẽ được các nước thành viên Liên hợp quốc bầu chọn lại thông qua bỏ phiếu kín.

Những nước có đại diện trong ILC nhiệm kỳ 2023-2027 gồm Sierra Leone, Senegal, Kenya, Bờ biển Ngà, Ai Cập, Maroc, Algeria, Burkina Faso, CHDC Conggo (đại diện khu vực châu Phi); Việt Nam, Ấn Độ, Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc, Thái Lan, Síp, Mông Cổ (đại diện khu vực châu Á-Thái Bình Dương); Nga, Rumani, Latvia (đại diện khu vực Đông Âu); Chile, Brazil, Ecuador, Argentina, Peru, Nicaragua (đại diện châu Mỹ Latinh và Caribe); Anh, Pháp, Italy, Áo, Na Uy, Bồ Đào Nha, Thổ Nhĩ Kỳ và New Zealand (đại diện Tây Âu và các nước khác).

Trước đó, trong nhiệm kỳ 2017-2022, Đại sứ Nguyễn Hồng Thao là người Việt Nam đầu tiên được bầu vào ILC và ông đã tham gia tích cực, đóng góp vào nhiều chủ đề thảo luận quan trọng của Ủy ban này như bảo vệ môi trường trong xung đột vũ trang, bảo vệ bầu khí quyển, mực nước biển dâng và luật pháp quốc tế.

Đại sứ Nguyễn Hồng Thao tốt nghiệp Tiến sỹ luật tại Trường Paris I, Đại học Sorbonne (Pháp) và từng đảm nhiệm các vị trí quan trọng như Phó Chủ nhiệm Ủy ban Biên giới quốc gia, Trưởng đoàn đàm phán các hiệp định biên giới với các nước láng giềng của Việt Nam./.

www.vietnamplus.vn
Bài viết cùng chủ đề: Liên Hợp Quốc

Tin cùng chuyên mục

Tổng Bí thư Tô Lâm trao đổi chuyên đề về Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu đẩy mạnh quản lý nhà nước về thương mại điện tử

Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo 'nóng' về sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị

Chủ tịch nước Lương Cường hội đàm với Tổng thống Bulgaria Rumen Radev

Chủ tịch nước Lương Cường và Tổng thống Bulgaria gặp gỡ báo chí

Tuyên bố chung Việt Nam-Bulgaria: Đẩy mạnh hợp tác trên các lĩnh vực

Nên để cơ quan báo, tạp chí quyết định diện tích quảng cáo trên báo in

Kiểm soát nội dung quảng cáo trực tuyến: Thiết lập chế tài mạnh

Bế mạc Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII, thống nhất nhiều vấn đề quan trọng

Thông cáo báo chí Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

Chủ tịch nước Lương Cường chủ trì lễ đón chính thức Tổng thống Bulgaria

Khai mạc Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

Tổng thống Bulgaria Rumen Radev gặp gỡ bạn bè Việt Nam từng học tập, làm việc tại Bulgaria

Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp: Đại biểu bàn phân cấp, phân quyền

Tổng thống Bulgaria đến Hà Nội, bắt đầu thăm chính thức Việt Nam

Chủ tịch Quốc hội phát biểu tại Phiên họp toàn thể Nghị viện quốc tế vì Bao dung và Hòa bình

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn chào xã giao lãnh đạo Campuchia nhân dịp dự IPTP 11

Củng cố nền tảng vững chắc cho sự phát triển mạnh mẽ quan hệ Việt Nam-Malaysia

Quốc hội thông qua Luật Di sản văn hóa (sửa đổi)

Nhiều ý kiến đóng góp tích cực, bổ sung cho dự án Luật Hóa chất (sửa đổi)