Việt Nam - Na Uy: Nhiều triển vọng hợp tác kinh tế trong lĩnh vực năng lượng và kinh tế biển

Năm 2021 đánh dấu kỉ niệm 50 năm Việt Nam và Na Uy thiết lập quan hệ ngoại giao. Hợp tác kinh tế hai nước đã có những bước phát triển mạnh mẽ như lĩnh vực kinh tế biển, năng lượng tái tạo... Các hiệp định thương mại tự do Việt Nam ký kết gần đây đã có nhiều tác động tích cực đến thương mại và đầu tư của cả hai nước.

Nhằm đẩy mạnh quan hệ hợp tác thương mại và đầu tư giữa Việt Nam và Na Uy, Bộ Công Thương Việt Nam phối hợp với Bộ Thương mại, Công nghiệp và Thủy sản Na Uy, Đại sứ quán Việt Nam tại Na Uy, Thương vụ Việt Nam tại Thụy Điển (kiêm nhiệm Đan Mạch, Phần Lan, Ai-xơ-len, Na uy, Lát-vi-a), Cơ quan Xúc tiến thương mại Na Uy (Innovation Norway) và các cơ quan hữu quan tổ chức chương trình Hội nghị, giao thương trực tuyến kết nối doanh nghiệp Việt Nam và Na Uy với chủ đề “Triển vọng quan hệ thương mại Việt Nam – Na Uy trong tình hình mới" vào chiều 25/11.

Đây là một trong những hoạt động kết nối giao thương trực tuyến trong khuôn khổ Chương trình cấp quốc gia về xúc tiến thương mại năm 2021 do Bộ Công Thương chủ trì với mục đích đẩy mạnh xuất nhập khẩu, trao đổi thương mại giữa Việt Nam và các quốc gia trên thế giới.

Phát biểu khai mạc, ông Đỗ Thắng Hải – Thứ trưởng Bộ Công Thương đánh giá cao sự tham gia tích cực của cộng đồng doanh nghiệp hai nước và tin tưởng rằng chương trình sẽ thành công tốt đẹp. Thứ trưởng nhấn mạnh hội nghị giao thương trực tuyến “Triển vọng quan hệ thương mại Việt Nam – Na Uy trong tình hình mới” là một trong những hoạt động thuộc Chương trình cấp quốc gia về xúc tiến thương mại năm 2021, là một hoạt động thiết thực nhằm hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam và Na Uy kết nối, trao đổi trực tuyến về khả năng hợp tác, chuẩn bị sẵn sàng khi dịch bệnh được kiểm soát.

Đồng thời, thứ trưởng Đỗ Thắng Hải cho rằng đây cũng là một trong những hoạt động nhân dịp kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam – Na Uy (11/1971 – 11/2021). "Thông qua Hội nghị giao thương trực tuyến lần này, các bên sẽ cùng trao đổi cởi mở, tìm hiểu rõ hơn về nhu cầu, năng lực của nhau, tiến tới thỏa thuận các cơ hội hợp tác phát triển giữa doanh nghiệp hai nước, góp phần củng cố mối quan hệ song phương Việt Nam – Na Uy ngày một vững mạnh hơn" - Thứ trưởng nhấn mạnh.

Việt Nam - Na Uy: Nhiều triển vọng hợp tác kinh tế trong lĩnh vực thủy sản và dầu khí

Cũng tại hội thảo, bà Janicke Andreassen – Thứ trưởng Bộ Thương mại, Công nghiệp và Thủy sản Na Uy đánh giá cao những bước phát triển mạnh mẽ trong quan hệ hữu nghị và hợp tác nhiều mặt giữa Na Uy và Việt Nam trong những năm qua, nhất là trong các lĩnh vực kinh tế biển, năng lượng tái tạo, chống biến đổi khi hậu, phát triển bền vững.... Theo bà, việc Việt Nam tham gia vào các Hiệp định thương mại tự do (FTAs) trong đó có Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA) và một số các hiệp định khác, đã tác động tích cực đến trao đổi thương mại giữa Việt Nam và Na Uy trong những năm gần đây.

Theo Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Việt Nam tại Na Uy - ông Lê Hồng Lam, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Na Uy trong năm 2020 tăng 19,52 % so với năm 2019 đạt 528,5 triệu USD, trong đó xuất khẩu từ Việt Nam sang Na Uy đạt 216,9 triệu USD và nhập khẩu của Việt Nam từ Na Uy đạt 311,6 triệu USD. Riêng 9 tháng đầu năm 2021, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu song phương đã đạt 365,5 triệu USD, trong đó xuất khẩu từ Việt Nam sang Na Uy đạt 103,7 triệu USD và nhập khẩu của Việt Nam từ Na Uy đạt 261,8 triệu USD.

Các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam sang Na Uy gồm: hàng thủy sản, hạt điều, dệt may, giày dép, sắt thép, phương tiện vận tải và phụ tùng. Ở chiều ngược lại, Việt Nam nhập khẩu chủ yếu từ Na Uy gồm: hàng thủy sản, máy móc thiết bị, phụ tùng khác, phân bón hóa chất và sản phầm từ sắt thép.

Trong bài phát biểu về những chính sách và quy định thương mại của Việt Nam liên quan đến các Hiệp định thương mại tự do (FTAs) Việt Nam đã tham gia từ trước đến nay, bà Nguyễn Thị Lan Phương, Vụ Chính sách Thương mại đa biên, Bộ Công Thương Việt Nam cho biết, các FTA, đặc biệt là các FTA thế hệ mới đã có tác động tích cực đối với Việt Nam trong thời gian qua, đặc biệt là trong hoàn thiện thể chế và ban hành các quy phạm pháp luật, thúc đẩy quan hệ đầu tư, thương mại với các nước trong khu vực và thu hút các đầu tư chất lượng cao và đầu tư vào chuỗi cung ứng.

"Nhờ có các FTA thế hệ mới, hệ thống quy phạm pháp luật của chính phủ đã dần hoàn thiện và tạo ra môi trường thuận lợi đối với các doanh nghiệp. Vì vậy, doanh nghiệp Na Uy không cần phải chờ đến các FTA mới để được hưởng lợi từ môi trường kinh doanh thuận lợi." - Bà khẳng định.

Tại Hội nghị, PGS.TS. Nguyễn Hữu Dũng - Chủ tịch Hiệp hội Nuôi biển Việt Nam đã chia sẽ những mặt hàng tiềm năng Việt Nam muốn thúc đẩy xuất khẩu sang Na Uy, trong đó tập trung vào các mặt hàng thủy sản, nông nghiệp... Các thông tin cụ thể về mặt hàng, giá trị xuất khẩu, lợi thế của mặt hàng Việt Nam so với các quốc gia trong khu vực được truyền tải tới các tổ chức, doanh nghiệp Na Uy tham gia chương trình.

Bên cạnh đó, ông Asbjorn Warvik Rortveit - Giám đốc khu vực Đông Nam Á, Hiệp hội Thủy sản Na Uy cũng giới thiệu đến các đại biểu, doanh nghiệp Việt Nam tham gia chương trình các cơ hội hợp tác trong lĩnh vực thủy sản tại Na Uy cũng như những thị hiếu tiêu dùng của người dân Na Uy đối với mặt hàng thủy sản.

"Cả Việt Nam và Na Uy đều có bờ biển dài và khai thác lợi ích từ kinh tế đại dương. Chúng ta đã có những ký kết hợp tác ngành nuôi trồng biển vào tháng 5 năm nay. Giao thương giữa hai nước đối với các sản phẩm liên quan đến đại dương có tiềm năng rất lớn." - ông cho biết.

Trong lĩnh vực năng lượng sạch, đại diện các tập đoàn lớn của Na Uy như Tập đoàn Enquior và Tập đoàn Norwegian Energy Partner cũng có những chia sẻ về cơ hội hợp tác trong lĩnh vực năng lượng sạch với Na Uy (năng lượng gió, khí hóa lỏng), những điểm cần lưu ý khi hợp tác với Na Uy trong lĩnh vực này.

Sau hội nghị, Cục Xúc tiến thương mại và Thương vụ Việt Nam tại Thụy Điển (kiêm nhiệm Đan Mạch, Phần Lan, Ai-xơ-len, Na uy, Lát-vi-a) phối hợp với Đại sứ quán Việt Nam tại Na Uy tổ chức chương trình giao thương đã kết nối trực tuyến cho khoảng 60 doanh nghiệp Việt Nam và Na Uy với hơn 30 phiên giao thương nhỏ.

Các doanh nghiệp Na Uy và Việt Nam tham gia đánh giá cao việc Ban tổ chức đã thu xếp các phòng giao thương trực tuyến riêng, danh sách doanh nghiệp được chia theo nhu cầu của từng doanh nghiệp cũng như các lĩnh vực, ngành hàng phù hợp, đảm bảo làm việc đúng người, đúng việc. Phần lớn các đơn vị đều đạt được những mục tiêu đề ra khi tham gia chương trình.

Thu Thủy
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Tin cùng chuyên mục

Ấn Độ tham dự Vietnam FoodExpo 2024 và hoạt động xúc tiến thương mại tại Long An

Ấn Độ tham dự Vietnam FoodExpo 2024 và hoạt động xúc tiến thương mại tại Long An

Toạ đàm doanh nghiệp Việt Nam – Thuỵ Điển năm 2024: Gia tăng quan hệ hai chiều trong lĩnh vực logistics

Toạ đàm doanh nghiệp Việt Nam – Thuỵ Điển năm 2024: Gia tăng quan hệ hai chiều trong lĩnh vực logistics

Israel thông báo Hiệp định VIFTA có hiệu lực trong tháng 11/2024

Israel thông báo Hiệp định VIFTA có hiệu lực trong tháng 11/2024

Doanh nghiệp Hoa Kỳ muốn mở rộng đầu tư vào Việt Nam trong lĩnh vực công nghiệp năng lượng

Doanh nghiệp Hoa Kỳ muốn mở rộng đầu tư vào Việt Nam trong lĩnh vực công nghiệp năng lượng

Tiếp tục thúc đẩy hợp tác thương mại gạo giữa hai nước Việt Nam và Philippines

Tiếp tục thúc đẩy hợp tác thương mại gạo giữa hai nước Việt Nam và Philippines

Liên minh châu Âu công bố danh sách cấp chứng nhận hữu cơ cho sản phẩm nhập từ Việt Nam

Liên minh châu Âu công bố danh sách cấp chứng nhận hữu cơ cho sản phẩm nhập từ Việt Nam

Xelex Việt Nam ra mắt mẫu laptop và máy tính bảng Latimer tại thị trường Hoa Kỳ

Xelex Việt Nam ra mắt mẫu laptop và máy tính bảng Latimer tại thị trường Hoa Kỳ

Đa dạng hóa hàng xuất khẩu, thúc đẩy tăng trưởng thương mại Việt Nam - Philippines

Đa dạng hóa hàng xuất khẩu, thúc đẩy tăng trưởng thương mại Việt Nam - Philippines

Không có gạo Việt Nam trong số gạo bị tạm giữ tại Thuỵ Điển do nghi ngờ gian lận chất lượng

Không có gạo Việt Nam trong số gạo bị tạm giữ tại Thuỵ Điển do nghi ngờ gian lận chất lượng

Doanh nghiệp Việt kiều làm

Doanh nghiệp Việt kiều làm 'cầu nối' đưa hàng Việt Nam ra thế giới

Hàng trăm tấn gạo bị tạm giữ tại Thuỵ Điển do nghi ngờ gian lận chất lượng

Hàng trăm tấn gạo bị tạm giữ tại Thuỵ Điển do nghi ngờ gian lận chất lượng

Liên kết Việt - cầu nối đưa hàng Việt Nam dần tiếp cận chuỗi phân phối tại Bỉ

Liên kết Việt - cầu nối đưa hàng Việt Nam dần tiếp cận chuỗi phân phối tại Bỉ

Xuất khẩu thủy sản duy trì thị phần tốt tại Singapore

Xuất khẩu thủy sản duy trì thị phần tốt tại Singapore

Tình hình kinh tế Gambia và quan hệ thương mại với Việt Nam

Tình hình kinh tế Gambia và quan hệ thương mại với Việt Nam

Cơ hội để doanh nghiệp Việt Nam tiếp cận thị trường Senegal

Cơ hội để doanh nghiệp Việt Nam tiếp cận thị trường Senegal

Xuất khẩu gạo toàn cầu năm 2025 dự báo đạt 56,3 triệu tấn

Xuất khẩu gạo toàn cầu năm 2025 dự báo đạt 56,3 triệu tấn

Tuần hàng Việt Nam tại Pháp - nền tảng để doanh nghiệp phát triển, xây dựng thương hiệu tại châu Âu

Tuần hàng Việt Nam tại Pháp - nền tảng để doanh nghiệp phát triển, xây dựng thương hiệu tại châu Âu

Algeria cấm nhập khẩu một số sản phẩm sắt thép

Algeria cấm nhập khẩu một số sản phẩm sắt thép

Senegal thị trường tiềm năng cho hàng nông sản, thực phẩm

Senegal thị trường tiềm năng cho hàng nông sản, thực phẩm

EU thay đổi quy định kiểm dịch động thực vật, an toàn thực phẩm đối với hàng nhập khẩu

EU thay đổi quy định kiểm dịch động thực vật, an toàn thực phẩm đối với hàng nhập khẩu

Xem thêm