Chủ nhật 27/04/2025 04:31

Việt Nam lên tiếng phản đối hành động xâm phạm chủ quyền ở Hoàng Sa, Trường Sa

Việt Nam có đầy đủ cơ sở pháp lý và bằng chứng lịch sử để khẳng định chủ quyền của mình tại quần đảo Trường Sa, phù hợp với các quy định của luật pháp quốc tế.

Tại cuộc họp báo thường kỳ vào chiều 18/5, trả lời câu hỏi của phóng viên về thông tin liên quan tới thông tin Trung Quốc gần đây đã mở phi pháp một nhà hàng lẩu trên đảo Phú Lâm tại quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền Việt Nam, Phó phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng khẳng định: "Việt Nam có đầy đủ cơ sở pháp lý và bằng chứng lịch sử để khẳng định chủ quyền của mình tại quần đảo Hoàng Sa phù hợp với luật pháp quốc tế. Việt Nam kiên quyết phản đối mọi hành động xâm phạm chủ quyền và các quyền liên quan của Việt Nam đối với quần đảo này".

Liên quan tới hoạt động của tàu nghiên cứu Trung Quốc tại vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam gần đây, Phó phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng nêu rõ: "Việt Nam có chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán đối với các vùng biển ở Biển Đông được xác định theo Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS) năm 1982".

Phó phát ngôn Phạm Thu Hằng

Đối với các vụ việc xâm phạm vùng biển, quyền chủ quyền, quyền tài phán của Việt Nam, Bộ Ngoại giao và các cơ quan chức năng của Việt Nam đã và đang triển khai các biện pháp phù hợp với luật pháp quốc tế, luật pháp Việt Nam để bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp chính đáng của Việt Nam.

Về thông tin Philippines gần đây lắp đặt các phao định hướng tại các khu vực ở Biển Đông, trong đó có quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam, Phó phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng nhấn mạnh: "Việt Nam có đầy đủ cơ sở pháp lý và bằng chứng lịch sử để khẳng định chủ quyền của mình tại quần đảo Trường Sa, phù hợp với các quy định của luật pháp quốc tế".

Việt Nam kiên quyết phản đối mọi hành động xâm phạm chủ quyền và các quyền liên quan của Việt Nam đối với quần đảo Trường Sa. Việt Nam yêu cầu các bên liên quan tôn trọng chủ quyền Việt Nam, tôn trọng luật pháp quốc tế, Tuyên bố về ứng xử của các bên trên Biển Đông (DOC), có đóng góp thiết thực và tích cực cho việc duy trì hòa bình, ổn định trên Biển Đông cũng như tạo môi trường thuận lợi cho việc đàm phán Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC).

Hà Hương
Bài viết cùng chủ đề: Họp báo thường kỳ Bộ Ngoại Giao

Tin cùng chuyên mục

Nhật Bản phát triển pháo ray điện từ dành cho hải quân

Chiến sự Nga-Ukraine chiều 25/4: Nga đánh như vũ bão vào Sumy

Lần đầu tiên Việt Nam lọt top 4 đối tác lớn nhất xuất khẩu thủy sản vào Singapore

Chiến sự Nga-Ukraine sáng 25/4: Nga bắt trinh sát Ukraine ở Kharkov

Thông cáo của Văn phòng đại diện thương mại Hoa Kỳ: Hai bên thống nhất tiếp tục đối thoại mang tính xây dựng

Thương mại Việt Nam - Tây Ban Nha: Nhiều triển vọng tăng trưởng

Chiến sự Nga-Ukraine chiều 24/4: Nga nêu điều kiện ngừng bắn ngay lập tức với Ukraine

Quân đội Nga sẽ đẩy mạnh ứng dụng AI trong chiến đấu

Chiến sự Nga-Ukraine sáng 24/4: Lính tinh nhuệ Ukraine đầu hàng ở Kursk

Hoa Kỳ nâng cấp radar mới cho hệ thống tên lửa Patriot

Chiến sự Nga - Ukraine chiều 23/4: Chỉ huy ‘đầu não’ Ukraine thiệt mạng

Lạm phát hạ nhiệt, Mexico tiếp tục cắt giảm lãi suất?

Kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Singapore đạt gần 10 tỷ SGD

Chiến sự Nga-Ukraine sáng 23/4: Nga dội tên lửa ồ ạt vào Kherson, Ukraine rút khỏi Kursk

Chiến sự Nga-Ukraine chiều 22/4: Lính đánh thuê Ukraine bỏ trốn khỏi Oleshnya

Chiến sự Nga-Ukraine sáng 22/4: Quân Ukraine tháo chạy ở Kursk

FTA Index cần sự chung tay từ Trung ương đến địa phương

Kinh tế Campuchia tăng trưởng, doanh nghiệp Việt đón thời cơ mới

Hoa Kỳ phát triển tàu ngầm không người lái lặn xa tới 1000 hải lý

Chiến sự Nga - Ukraine chiều 21/4: Sĩ quan Ukraine đầu hàng ở Kursk