Thứ sáu 29/11/2024 01:10

Việt Nam là một trong những điểm đến đầu tư hàng đầu khu vực APEC

Theo cuộc khảo sát mới nhất do PwC thực hiện trước thềm Hội nghị Thượng đỉnh doanh nghiệp APEC (APEC CEO Summit) diễn ra tại Thủ đô Port Moresby, Papua New Guinea, các lãnh đạo doanh nghiệp trên toàn châu Á - Thái Bình Dương vẫn tin rằng doanh thu của họ sẽ tăng trưởng trong vòng 12 tháng tới, bất chấp sự gia tăng tranh chấp thương mại. Đặc biệt,Việt Nam vẫn là một trong những điểm đến hàng đầu của đầu tư xuyên biên giới trong khu vực.   
Việt Nam là một trong những điểm đến hàng đầu của đầu tư xuyên biên giới khu vực APEC - Nguồn: PwC

Triển vọng kinh doanh, thương mại và đầu tư

Theo đó, trong số 1.189 lãnh đạo doanh nghiệp thuộc nền kinh tế APEC được hỏi thì có 35% người trả lời rất tin tưởng vào triển vọng tăng trưởng doanh thu, giảm nhẹ so với tỷ lệ 37% năm ngoái; 51% có kế hoạch tăng cường hoạt động đầu tư trong năm tới. Điều này cho thấy, mức độ lạc quan về triển vọng kinh doanh tại châu Á - Thái Bình Dương tiếp tục ở mức cao mặc dù căng thẳng thương mại đang gia tăng.

Cũng theo báo cáo, các nhà lãnh đạo doanh nghiệp ở Mỹ và Thái Lan thuộc nhóm lạc quan nhất, với 57% người trả lời ở Mỹ và 56% ở Thái Lan cho biết họ “rất tự tin” về khả năng tăng trưởng doanh thu, trong khi những người trả lời ở Trung Quốc và Mexico - hai đối tác thương mại lớn nhất ở Mỹ - cho thấy mức độ lạc quan ở dưới mức trung bình là 25% và 21%.

Trong khi đó, 33% số người được khảo sát ở Việt Nam cho biết họ "rất tự tin" về triển vọng tăng trưởng ngắn hạn của công ty họ, và 48% khác trả lời là "khá tự tin". Thương mại quốc tế có khả năng tiếp tục là nguồn tăng trưởng cho các doanh nghiệp Việt Nam khi 40% kỳ vọng tăng cơ hội doanh thu nhờ vào các hiệp định thương mại song phương mới và 34% dự báo cơ hội phát sinh từ các hiệp định đa phương mới.

Ngoài việc nhìn nhận tích cực về khả năng tăng trưởng doanh thu, 51% lãnh đạo doanh nghiệp trong khu vực APEC đang có kế hoạch nâng mức đầu tư, cao hơn tỷ lệ 43% cách đây hai năm. Những điểm đến dự kiến thu hút đầu tư nước ngoài nhiều nhất trong khu vực APEC sẽ là Việt Nam, Trung Quốc, Mỹ, Australia và Thái Lan, trong đó Việt Nam giữ vị trí hàng đầu năm thứ hai liên tiếp.

Bà Đinh Thị Quỳnh Vân, Tổng Giám đốc Công ty PwC Việt Nam cho biết: “Các hiệp định thương mại lớn như CPTPP, FTA giữa EU và Việt Nam, FTA giữa ASEAN và Hong Kong... sẽ giúp Việt Nam mở rộng tiềm năng thu hút thêm vốn đầu tư và kiến tạo thêm các cơ hội kinh doanh xuyên biên giới trong thời gian sắp tới. Tuy nhiên, để tối đa hóa được các lợi ích từ những hiệp định thương mại này, Việt Nam sẽ cần tiếp tục cải cách thể chế, tăng cường đầu tư trong nước, cũng như cải thiện các tiêu chuẩn sản xuất và lao động.

Ưu tiên phát triển lực lượng lao động

Theo báo cáo này, thị trường việc làm cũng có triển vọng tích cực, với 56% lãnh đạo doanh nghiệp tại APEC (tỷ lệ ở Việt Nam cũng là 56%) cho biết họ đang tạo thêm việc làm và chỉ 9% (Việt Nam là 14%) chủ động cắt giảm nhân sự dưới tác động trực tiếp của công nghệ lên lực lượng lao động.

Tuy nhiên, tài năng phù hợp không phải lúc nào cũng sẵn có và các lãnh đạo doanh nghiệp đang gặp khó khăn trong việc tuyển dụng nhân sự với các kỹ năng và kinh nghiệm phù hợp. Khoảng cách về cung và cầu là rõ rệt nhất đối với các kỹ năng khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học (STEM), khi mà 65% lãnh đạo doanh nghiệp APEC cho rằng chính phủ cần nỗ lực hơn để đào tạo các chuyên gia STEM, trong khi chỉ có 14%cảm thấy rằng chính phủ đã và đang nỗ lực đủ trong lĩnh vực này.

Góc nhìn này cũng được phản ánh trong câu trả lời của các lãnh đạo doanh nghiệp khi được hỏi các nền kinh tế cần điều kiện gì để đảm bảo tăng trưởng bao trùm tại APEC. Yếu tố số một mà các lãnh đạo doanh nghiệp xác định là mở rộng khả năng tiếp cận hệ thống giáo dục chất lượng cao ở tất cả các cấp, tiếp đến là cải thiện hệ thống giao thông vận tải.

“Các vấn đề đào tạo và giáo dục rõ ràng là mối quan tâm hàng đầu trong chương trình nghị sự của các nhà lãnh đạo doanh nghiệp tại APEC. Trong các cuộc đối thoại diễn ra tuần này tại Port Moresby, các doanh nghiệp đang đưa ra một thông điệp rõ ràng cho những người đứng đầu nhà nước về những hỗ trợ mà họ mong đợi để có thể kinh doanh thành công trong dài hạn,” ông Raymund Chao, người đứng đầu phái đoàn PwC tại Tuần lễ Cấp cao APEC ở Papua New Guinea cho biết.

Tiến bước nhờ chuyển đổi kỹ thuật số

Các nhà lãnh đạo doanh nghiệp tại APEC cũng rất ý thức về yêu cầu đầu tư nhiều hơn vào việc chuyển đổi kỹ thuật số. Với việc nền kinh tế internet dự kiến ​​đạt tổng trị giá hơn 200 tỷ USD chỉ riêng trong khu vực Đông Nam Á vào năm 2025, hai ưu tiên đầu tư hàng đầu của các lãnh đạo doanh nghiệp là cải thiện khả năng tương tác với khách hàng trên nền tảng kỹ thuật số và nâng cao kỹ năng số cho lực lượng lao động của họ.

Trong đó, các CEO tham gia khảo sát tại Việt Nam cho rằng, việc cải thiện cơ sở hạ tầng kỹ thuật số là ưu tiên cao nhất để Việt Nam có thể tiến bước trong nền kinh tế kỹ thuật số.

Các nhà lãnh đạo doanh nghiệp cũng biết, họ cần phải làm nhiều hơn khi nói đến kỹ thuật số. Chỉ 15% lãnh đạo doanh nghiệp nhận thấy hiệu quả ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) của họ vượt trội so với các đối thủ khác, trong khi 33% không sử dụng công nghệ AI. Những công ty tự đánh giá mình có tính cạnh tranh cao khi ứng dụng AI cũng nhận thức được rõ những việc cần làm để tiếp tục giữ vững vị trí dẫn đầu của mình, đó là: gia tăng đầu tư, nâng cao năng lực về AI và đầu tư vào các công ty khởi nghiệp địa phương.

Mặc dù công nghệ có thể cung cấp một phần giải pháp cho vấn đề tăng trưởng bền vững, công nghệ cũng đang đưa ra những thách thức trong môi trường thương mại mới khi mà có đến 20% lãnh đạo doanh nghiệp (cao hơn tỷ lệ 17% năm 2017) cho rằng di chuyển dữ liệu xuyên biên giới là lĩnh vực đã gây ra thêm nhiều rào cản nhất cho họ trong năm qua.

“Khi các doanh nghiệp của APEC tăng cường số hóa và nắm bắt các công nghệ mới như trí tuệ nhân tạo thì dữ liệu sẽ dần trở thành nguồn nhiên liệu chính để đẩy mạnh thương mại toàn cầu. Việc đối phó với những rào cản gia tăng đối với việc di chuyển dữ liệu sẽ vẫn là một ưu tiên cho doanh nghiệp trong thời gian tới,” ông Raymund Chao cho biết.

Nguyễn Hường

Tin cùng chuyên mục

Sắp diễn ra tọa đàm 'Những kết quả từ FTAP: Địa phương, doanh nghiệp nhận được những lợi ích gì?'

Chiến sự Nga-Ukraine sáng 27/11: Nga bắt giữ chỉ huy Ukraine ở Kursk; UAV Ukraine tấn công kho dầu Nga ở Kaluga

FTA Index - động lực để Hải Phòng tăng thu hút đầu tư chất lượng cao

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 26/11/2024: Nga sẵn sàng tấn công tên lửa các căn cứ Mỹ và phương Tây?

Ông Donald Trump nêu lý do tăng thuế nhập khẩu từ Trung Quốc, phản ứng phía Bắc Kinh ra sao?

Kỳ vọng bộ chỉ số FTA Index sẽ gỡ khó kịp thời cho doanh nghiệp

Tận dụng Hiệp định CPTPP, dệt may tăng xuất khẩu sang thị trường mới

Chiến sự Nga-Ukraine sáng 26/11: Nga bắt giữ cựu binh Anh ở Ukraine; Kiev công bố ảnh đầu đạn tên lửa Oreshnik

Việt Nam - Lào - Campuchia tổ chức thành công diễn tập cứu hộ cứu nạn

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 25/11/2024: 200 mục tiêu của tên lửa ATACMS trên lãnh thổ Nga đã được xác định

Bước ngoặt COP29: Đạt thỏa thuận góp 300 tỷ USD để hỗ trợ biến đổi khí hậu cho các nước nghèo hơn

Hệ sinh thái FTA: Giải pháp tốt cho ngành dệt may tận dụng Hiệp định UKVFTA

Chiến sự Nga-Ukraine sáng 25/11: Lính đánh thuê thiệt mạng ở Kursk; Tên lửa ATACMS tập kích vào Nga

Hiệp định EVFTA - động lực mở đường lớn cho hợp tác thương mại, đầu tư Việt Nam - Bulgaria

Chiến sự Nga-Ukraine sáng 24/11: NATO họp khẩn, Quốc hội Ukraine hủy họp vì tên lửa ICBM của Nga

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 23/11/2024: Tổng thống Ukraine thay đổi quan điểm về cuộc xung đột với Nga?

Tình báo Ukraine nói tên lửa Oreshnik của Nga bay hơn 13.000km/giờ

Trí tuệ nhân tạo AI được cho thử nghiệm tác chiến không quân

Việt Nam - Ấn Độ nâng cao khả năng phối hợp trong hoạt động gìn giữ hòa bình

Chiến sự Nga-Ukraine sáng 23/11: Lính đánh thuê NATO thiệt mạng; Mỹ gửi loại mìn cấm cho Ukraine