Thứ hai 23/12/2024 11:47

Việt Nam là đối tác thương mại lớn thứ ba của Campuchia

Hợp tác đầu tư, thương mại là điểm sáng khi Việt Nam là đối tác thương mại lớn thứ ba của Campuchia và là đối tác thương mại lớn nhất của Campuchia trong ASEAN.

Nhận lời mời của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Thủ tướng Vương quốc Campuchia, Samdech Moha Bovor Thipadei Hun Manet, sẽ thăm chính thức Việt Nam từ ngày 11 đến ngày 12/12.

Đại sứ Việt Nam tại Campuchia Nguyễn Huy Tăng nhấn mạnh, chuyến thăm chính thức Việt Nam của Thủ tướng Campuchia Hun Manet (11-13/12) có ý nghĩa quan trọng, thắt chặt và tăng cường quan hệ láng giềng tốt đẹp, hữu nghị truyền thống, hợp tác toàn diện, bền vững lâu dài.

Năm 2005, Lãnh đạo Cấp cao hai nước đã thống nhất đề ra phương châm mới trong phát triển quan hệ song phương là “Láng giềng tốt đẹp, hữu nghị truyền thống, hợp tác toàn diện, bền vững lâu dài”. Với định hướng đó, quan hệ hai nước đã không ngừng được củng cố và phát triển trên mọi lĩnh vực, mang lại lợi ích thiết thực cho nhân dân hai nước, đóng góp tích cực vào hòa bình, ổn định và hợp tác ở khu vực và trên thế giới.

Trong năm 2022, hai nước đã tổ chức hàng loạt các hoạt động chào mừng kỷ niệm 55 năm quan hệ ngoại giao, Năm Hữu nghị Việt Nam - Campuchia, Campuchia - Việt Nam 2022.

Năm 2023, sau khi nhậm chức Thủ tướng, ông Hun Manet đã có 5 cuộc tiếp xúc và gặp gỡ với các lãnh đạo chủ chốt của Việt Nam trong khuôn khổ các diễn đàn, hội nghị quốc tế. Cùng với đó, các cơ chế hợp tác song phương như cơ chế cấp cao hai Đảng, Ủy ban liên chính phủ, Hội nghị Hợp tác và Phát triển các tỉnh biên giới Việt Nam - Campuchia vẫn được duy trì và có kết quả tích cực.

Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp Thủ tướng Campuchia Hun Manet - Ảnh: TTXVN

"Do vậy, chuyến thăm Việt Nam lần này góp phần thắt chặt, tăng cường hơn nữa quan hệ hai nước, đặc biệt thúc đẩy hợp tác kinh tế - thương mại - đầu tư trở thành nền tảng cho sự phát triển bền vững của quan hệ song phương" - Đại sứ Việt Nam tại Campuchia Nguyễn Huy Tăng cho biết và thông tin, nhân dịp này, Lãnh đạo hai bên tập trung trao đổi tình hình khu vực và thế giới vì hòa bình, ổn định của hai nước và quan hệ hai nước; cùng nhìn lại kết quả hợp tác trong thời gian qua; thảo luận, định hướng giải pháp tăng cường quan hệ trong thời gian tới.

Theo Bộ Ngoại giao, quan hệ chính trị Việt Nam - Campuchia thời gian qua tiếp tục phát triển tốt đẹp. Lãnh đạo Cấp cao hai nước duy trì các chuyến thăm, tiếp xúc và trao đổi dưới nhiều hình thức kể cả khi dịch Covid-19 còn diễn biến phức tạp. Hợp tác trên lĩnh vực an ninh, quốc phòng giữa hai nước được tăng cường. Hai bên luôn khẳng định, không cho phép bất kỳ lực lượng thù địch nào sử dụng lãnh thổ của mình để gây phương hại cho an ninh của nước kia. Chính phủ hai nước cam kết tiếp tục tạo điều kiện thuận lợi cho kiều dân hai nước sinh sống trên lãnh thổ của nhau, phù hợp với luật pháp mỗi nước.

Cùng với đó, hợp tác kinh tế thương mại, đầu tư giữa hai nước phát triển nhanh chóng và đạt được những kết quả đáng khích lệ. Năm 2022, kim ngạch thương mại Việt Nam Campuchia đạt 10,57 tỷ USD, tăng khoảng 10,88% so với cùng kỳ năm 2021. Trong 10 tháng đầu năm 2023, kim ngạch thương mại hai nước đạt 7,1 tỷ USD, giảm 22,1% so với cùng kỳ năm 2022.

Việt Nam hiện là đối tác thương mại lớn thứ ba của Campuchia (sau Trung Quốc và Mỹ) và là đối tác thương mại lớn nhất của Campuchia trong ASEAN. Đến nay, Việt Nam có 205 dự án đầu tư còn hiệu lực ở Campuchia với tổng vốn đăng ký đạt 2,94 tỷ USD, đứng đầu ASEAN và trong tốp 5 nước có đầu tư trực tiếp lớn nhất tại Campuchia, đồng thời đứng thứ hai trong số 79 quốc gia và vùng lãnh thổ Việt Nam có đầu tư.

Các hoạt động đầu tư, kinh doanh của doanh nghiệp Việt Nam tại Campuchia đã và đang đóng góp tích cực vào công tác an sinh xã hội và sự phát triển thịnh vượng của Vương quốc Campuchia. Các lĩnh vực hợp tác khác về giáo dục - đào tạo, giao thông - vận tải, văn hóa, y tế, viễn thông... cũng được quan tâm, đẩy mạnh.

Đại sứ Việt Nam tại Campuchia cho rằng, hợp tác kinh tế - thương mại giữa hai nước còn nhiều tiềm năng và dư địa để có thể nâng cao hơn nữa. 10 tháng đầu năm nay, kim ngạch thương mại hai nước tuy có suy giảm hơn so với năm ngoái, nhưng dự báo cả năm 2023 thì sẽ vẫn đạt trên 9 tỷ USD. Quan hệ kinh tế giữa hai nước có nhiều điểm tương đồng, Campuchia đang thúc đẩy phát triển nông nghiệp, đây cũng là lĩnh vực mà Việt Nam hết sức quan tâm.

Theo ngài Đại sứ, với những thỏa thuận đã nhất trí, cùng sự quyết tâm của hai Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương trên tinh thần chủ động, tích cực, sáng tạo, chắc chắn quan hệ hợp tác kinh tế - thương mại song phương sẽ còn nhiều cơ hội phát triển.

Cùng với hợp tác về kinh tế thương mại, hai nước cũng phối hợp chặt chẽ với nhau tại các diễn đàn quốc tế, khu vực và tiểu vùng, nhất là Liên hợp quốc, ASEAN và các cơ chế do ASEAN dẫn dắt, cơ chế CLV, CLMV, ACMECS… góp phần nâng cao uy tín và vị thế của mỗi nước ở khu vực và trên thế giới.

Chuyến thăm của Thủ tướng Hun Manet đến Việt Nam lần này sẽ góp phần đưa quan hệ “Láng giềng tốt đẹp, hữu nghị truyền thống, hợp tác toàn diện, bền vững lâu dài” giữa hai nước ngày càng đi vào chiều sâu, trên cơ sở bình đẳng, cùng có lợi, hợp tác hiệu quả, tôn trọng lợi ích của nhau, đưa quan hệ Việt Nam - Campuchia lên tầm cao mới.

Hà Hương
Bài viết cùng chủ đề: Bộ Ngoại giao

Tin cùng chuyên mục

Thương vụ Việt Nam tại Ả rập Xê út đề xuất tăng cường đào tạo, bồi dưỡng cho cán bộ thương vụ

Thương vụ Việt Nam tại Maroc: Bờ Biển Ngà sẽ là cánh cửa đưa hạt điều, gạo Việt Nam sang Tây Phi

Thương vụ Việt Nam tại Israel tháo gỡ nhiều vướng mắc cho các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản

Thứ trưởng Bộ Công Thương Phan Thị Thắng: Tập trung phát triển thương mại nông sản, xúc tiến đầu tư hiệu quả

Chánh Văn phòng Bộ Công Thương: Đề nghị các thương vụ cung cấp thông tin hoạt động thường xuyên, đầy đủ

Chiến sự Nga-Ukraine sáng 20/12: Lính đánh thuê Ukraine rút lui ồ ạt; Ukraine thiêu rụi kho dầu Nga

Dư địa hợp tác sản xuất đồ uống giữa Việt Nam - Nhật Bản còn rất lớn

Mời tham dự Hội chợ thủ công quốc tế Surajkund lần thứ 38 tại Ấn Độ

Thương vụ Việt Nam tại Nam Ninh là cầu nối đưa hàng nông sản Việt vào sâu thị trường Trung Quốc

Thương vụ Việt Nam tại Ai Cập: Nhiều tiềm năng trong thúc đẩy đàm phán FTA với Ai Cập

Mở cửa thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế khu vực Á - Phi và định hướng tương lai

Thương vụ Việt Nam tại Indonesia: Thúc đẩy xuất khẩu gạo bền vững trong bối cảnh Indonesia tự chủ lương thực

Thương vụ Việt Nam tại Hàn Quốc: SMR khơi mở 'cánh cửa' điện hạt nhân cho Việt Nam

Thương vụ Việt Nam tại Philippines: Giữ vững thị trường truyền thống để ổn định hoạt động xuất khẩu gạo

Thương vụ Việt Nam tại UAE: Hợp tác đầu tư - chìa khóa nâng cao quan hệ hợp tác Việt Nam-UAE

Toàn cảnh Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam - Nhật Bản năm 2024

Bộ Công Thương hỗ trợ doanh nghiệp dệt may, da giày thích ứng với chuyển đổi xanh trong EVFTA

Đại sứ Phạm Quang Hiệu: Doanh nghiệp Nhật Bản góp phần quan trọng thúc đẩy phát triển ngành công nghiệp Việt Nam

Chiến sự Nga-Ukraine sáng 19/12: Nga bắt giữ 30 lính đánh thuê Ukraine; Ukraine từ chối đề nghị của Hungary

'Làn gió mới' trong chính sách đối nội, đối ngoại của Nhật Bản dưới thời Thủ tướng Shigeru Ishiba