Việt Nam đứng thứ 3 thế giới về tiêu thụ đồ ăn nhẹ
Tăng trưởng 2 con số và xu hướng chọn sản phẩm sạch
Theo báo cáo của Nielsen về thị trườngđồ ăn nhẹ, mức chi tiêu mỗi tháng giới trẻ Việt Nam dành cho loại thức ăn này lên đến 13.000 tỷ đồng. Nielsen cho hay, Việt Nam là thị trường châu Á tăng trưởng nhanh nhất về tiêu thụ đồ ăn nhẹ và đứng thứ 3 thế giới với tốc độ tăng trưởng kép hàng năm (CAGR) với mức tăng 19,1% trong năm 2021, chỉ đứng sau Argentina (25,8%) và Slovakia (20%).
Ngoài ra, nhiều thông tin còn cho rằng, người tiêu dùng trẻ tuổi không có xu hướng ăn ba bữa truyền thống mỗi ngày, thay vào đó áp dụng chế độ ăn 6 bữa nhỏ mỗi ngày. Họ cũng tiêu dùng nhiều đồ ăn vặt, đồ ăn nhẹ hơn, với mức trung bình 8 lần/tuần và chi tiêu xấp xỉ 0,7 USD/lần.
Thị trường đồ ăn nhẹ tại Việt Nam dự báo sẽ tăng với tốc độ tăng trưởng kép hàng năm ở mức hai con số |
Thị trường đồ ăn nhẹ tại Việt Nam dự báo sẽ tăng với tốc độ tăng trưởng kép hàng năm ở mức hai con số trong giai đoạn dự báo từ năm 2018 - 2022. Việc các doanh nghiệp Việt Nam đưa văn hóa phương Tây và mức chi tiêu dành cho đồ ăn vặt tăng lên là cơ hội rộng mở đối với ngành hàng này trong những năm tới.
Tăng trưởng tích cực, song theo các báo cáo nghiên cứu thị trường, do ảnh hưởng từ đại dịch Covid-19, người tiêu dùng Việt Nam đang dần chuyển sang các sản phẩm đồ ăn nhẹ sạch, có nguồn gốc rõ ràng và tốt cho sức khỏe. Đây cũng là nguyên nhân chính kích thích sự gia tăng xu hướng ăn kiêng mới, đó là chế độ ăn gluten-free hay keto.
Người tiêu dùng tìm kiếm các sản phẩm ăn vặt mang lại nhiều lợi ích hơn, bên cạnh sức khỏe thể chất và nhu cầu dinh dưỡng. Thói quen của người tiêu dùng trong cả việc tiêu thụ thức ăn hàng ngày lẫn thưởng thức đồ ăn vặt với mục đích bổ sung dinh dưỡng và thưởng thức hàng ngày.
Ngoài ra yếu tố dinh dưỡng, sức khỏe, đồ ăn nhẹ hiện nay tiếp tục đóng vai trò như một phương tiện cải thiện tinh thần, với gần 8/10 người tiêu dùng toàn cầu đồng ý rằng, một số món ăn nhẹ chỉ cần quan tâm đến giá trị thưởng thức mà không cần lo lắng quá nhiều về dinh dưỡng (79%). Ăn vặt đúng cách và tiêu dùng lấy giá trị làm trung tâm cũng ngày càng được quan tâm hàng đầu, có 86% người tiêu dùng tin tưởng vào tầm quan trọng của việc kiểm soát lượng tiêu thụ thức ăn nhẹ của họ thông qua các lựa chọn khẩu phần và thông tin rõ ràng về thành phần của sản phẩm.
Việt Nam là thị trường châu Á tăng trưởng nhanh nhất về tiêu thụ đồ ăn nhẹ và đứng thứ 3 thế giới với tốc độ tăng trưởng kép hàng năm (CAGR) với mức tăng 19,1% trong năm 2021 |
Doanh nghiệp Việt “đón đầu” xu hướng
Nhận thấy những cơ hội tiềm năng của thị trường đồ ăn vặt Việt Nam cũng như xu hướng lựa chọn những sản phẩm thức ăn nhẹ sạch, có nguồn gốc rõ ràng và giá trị dinh dưỡng cao, nhiều doanh nghiệp Việt đã “đón đầu” xu hướng, tung ra những sản phẩm thức ăn nhẹ vô cùng hấp dẫn.
Một trong những doanh nghiệp đón đầu xu hướng này là Công ty Cổ phần Funny Group với sản phẩm bắp rang bơ mangthương hiệuPropercorn. Ra mắt thị trường từ năm 2018, sau khoảng 5 năm thăm dò và nghiên cứu thị trường, tháng 10/2022, Funny Group đã chính thức khai trương Ngôi nhà bỏng ngô (Flagship Store) đầu tiên tại thị trường Hà Nội với diện tích 60 m2, bao gồm khu sản xuất trực tiếp, khu quầy bar và TakeAway, khu trưng bày và trải nghiệm của khách hàng.
Chia sẻ về sự kiện này, ông Phạm Thành Giang - Chủ tịch Funny Group - đơn vị phát triển thương hiệu Propercorn cho rằng: Bắp rang bơ là sản phẩm không mới, nhưng công dụng của sản phẩm thì nhiều người chưa biết tới. Đây là sản phẩm giàu chất xơ, chất chống ô xy hóa, phức hợp vitamin B và protein, tốt cho sức khỏe.
Ông Phạm Thành Giang – Chủ tịch Funny Group – đơn vị phát triển thương hiệu bắp rang bơ Propercorn |
Ngoài Funny Group, Công ty CP Việt Nam kỹ nghệ súc sản (Vissan) cũng cho ra thị trường nhiều sản phẩm thức ăn nhẹ, trong đó có món da heo chiên giòn. Trước đó vào năm 2015, Công ty CP Thực phẩm Vĩnh Thành Đạt đã tung ra thị trường các loại trứng chế biến ăn liền như: Trứng cút phá lấu, trứng gà tiềm, trứng vịt kho, giai đoạn 2017-2018 các sản phẩm này trở thành món ăn vặt, cung cấp dinh dưỡng cho bữa ăn nhanh của giới trẻ và có mức tăng trưởng hơn 100%, khiến công ty phải đầu tư mở rộng nhà máy để tăng sản lượng.
Đặc biệt, để đáp ứng tốt hơn xu hướng của người tiêu dùng về những sản phẩm có nguồn gốc rõ ràng và sức sáng tạo cao, tạo ra sự khác biệt và tăng khả năng cạnh trạnh với những sản phẩm đã xuất hiện trên thị trường, các doanh nghiệp chế biến thức ăn nhẹ cũng rất chú trọng đến nguồn gốc nguyên liệu và giá trị dinh dưỡng của sản phẩm.
Điển hình tại Funny Group - chủ sở hữu sản phẩm bắp rang bơ mang nhãn hiệu Propercorn cho biết, đã nhập khẩu 100% nguyên liệu ngô từ Mỹ. Đây là sản phẩm ngô không biến đổi gen, được trồng trên những cánh đồng xanh, với phương thức canh tác hiện đại.
“Tất cả những sản phẩm ngô nổ bắp rang bơ được Funny Group nhập về tiêu thụ tại Việt Nam đều có chứng nhận “không biến đổi gen” của Viện Nông nghiệp và Di truyền Việt Nam” - ông Phạm Thành Giang cho biết.
Cùng với đó, các nguyên liệu được nhập khẩu từ các nhà cung cấp uy tín hàng đầu tại Singapore, Mỹ như: Dầu bơ, đường caramel, bộ phô mai, và đặc biệt sản phẩm thay thế đướng kính thông thường bằng mạch nha Thy Thảo - nổi tiếng nhất của tỉnh Quảng Ngãi để đảm bảo an toàn cho người sử dụng.
Với tiềm năng phát triển của thị trường đồ ăn nhẹ tại Việt Nam nói chung và bắp rang bơ nói riêng, ông Phạm Thành Giang cho rằng, công ty dự kiến sẽ phát triển đến 1.000 cửa hàng bắp rang bơ tại Hà Nội vào năm 2030.