Báo Công Thương điện tử, kinh tế, chính trị, xã hội - Kết quả tìm kiếm cho từ khóa "Việt Nam", chúc bạn tìm được nội dung mong muốn trên https://congthuong.vn/

Công bố chương trình tuyển chọn doanh nghiệp tham gia Gian hàng Quốc gia Việt Nam trên Alibaba.com
Ngày 28/11, Cục Xúc tiến thương mại, Bộ Công Thương đã tổ chức Hội nghị Công bố Chương trình tuyển chọn doanh nghiệp tiêu biểu tham gia Gian hàng Quốc gia Việt Nam “Vietnam Pavilion” trên Alibaba.com.
Ông Vũ Bá Phú - Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại, Bộ Công Thương
Sự kiện cũng chính thức mở đăng ký cho Chương trình Gian hàng Quốc gia Việt Nam trên sàn thương mại điện tử Alibaba.com. Theo chương trình này, Cục Xúc tiến thương mại cùng Alibaba.com Việt Nam đã đơn giản hóa 14 tiêu chí xét duyệt thuộc 5 nhóm tiêu chí. Trong đó có yêu cầu bắt buộc các sản phẩm made-in-Vietnam phải xem xét về uy tín và chất lượng, sử dụng công cụ thương mại điện tử B2B một cách liên tục và hiệu quả, ưu tiên doanh nghiệp đã được chứng minh có tiềm năng xuất khẩu, cùng các yếu tố khác.
Dự kiến, giai đoạn đăng ký cho doanh nghiệp vừa và nhỏ bắt đầu từ ngày 28/11/2023 - 15/1/2024. Gian hàng Quốc gia Việt Nam trên Alibaba.com sẽ cân nhắc kỹ lưỡng để chọn ra 100 doanh nghiệp tiêu biểu tham gia và doanh nghiệp đủ điều kiện được lựa chọn sẽ được ban tổ chức Chương trình cấp chứng nhận.
Doanh nghiệp được tuyển chọn tham gia Gian hàng Quốc gia Việt Nam sẽ có những quyền lợi hấp dẫn, được học hỏi kinh nghiệm thực chiến từ những nhà xuất khẩu thành công. Ngoài ra, việc tham gia Chương trình sẽ góp phần hỗ trợ các doanh nghiệp trong việc hiểu rõ và tuân thủ các quy định về vận chuyển, logistics và pháp lý liên quan đến thương mại quốc tế. Từ đó tối ưu hóa quá trình xuất khẩu và tạo ra lợi ích kinh tế cho cộng đồng doanh nghiệp Việt.

Công ty Cổ phần công nghệ chống giả Việt Nam mở văn phòng tại tỉnh Vĩnh Phúc
Việc Công ty Cổ phần công nghệ chống giả Việt Nam mở văn phòng tại tỉnh Vĩnh Phúc sẽ giúp doanh nghiệp tỉnh này có thêm giải pháp công nghệ ngăn chặn hàng giả.

Anh gia nhập CPTPP: Triển vọng gia tăng xuất khẩu cho hàng hoá Việt Nam
Ngày 16/7/2023, tại Auckland, New Zealand, Bộ trưởng Kinh doanh và Thương mại Anh Kemi Badenoch đã ký thỏa thuận gia nhập Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), ghi một dấu mốc quan trọng khi Anh chính thức thành quốc gia châu Âu đầu tiên gia nhập CPTPP - khối thương mại hiện đại và đầy tham vọng.
Việc Anh trở thành thành viên của CPTPP sẽ làm tăng cường chuỗi giá trị và chuỗi cung ứng trong khối, thúc đẩy quá trình tự do hóa thương mại trong khu vực. Đối với Anh, CPTPP mang đến triển vọng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, đổi mới và tạo việc làm.
Giới chức Anh khẳng định, đây là hiệp định thương mại quan trọng nhất mà quốc gia này ký kết thời hậu Brexit, là động lực lớn cho các doanh nghiệp Anh và bổ sung hàng tỷ bảng Anh vào hoạt động thương mại, đồng thời mở ra những cơ hội to lớn và khả năng tiếp cận chưa từng có vào thị trường hơn 500 triệu dân. Đồng thời, đây cũng là hiệp định quan trọng làm sâu sắc thêm quan hệ thương mại giữa Việt Nam và quốc gia này.
Sau khi Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam-Anh (UKVFTA) có hiệu lực, năm 2022, tổng kim ngạch thương mại hai chiều Việt Nam - Anh đạt 6,83 tỷ USD, tăng 3,4% so năm 2021. Anh đang là đối tác lớn thứ 15 trong số 141 quốc gia và vùng lãnh thổ có đầu tư tại Việt Nam, tập trung vào các lĩnh vực như năng lượng tái tạo, tài chính, ngân hàng, dầu mỏ.
Anh gia nhập CPTPP: Triển vọng gia tăng xuất khẩu cho hàng hoá Việt Nam
Đối với Việt Nam, cùng với UKVFTA, CPTPP sẽ bổ sung thêm khuôn khổ pháp lý cho sự phát triển quan hệ thương mại, kinh tế giữa hai nước. Doanh nghiệp Anh tại Việt Nam hiện đang nằm trong nhóm thương mại tốt nhất trên toàn thế giới nên CPTPP sẽ giúp doanh nghiệp hai nước có điều kiện để tham gia sâu hơn vào chuỗi cung ứng của nhau, làm gia tăng năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp Việt Nam.
Đặc biệt, với CPTPP, quy định về nguồn gốc xuất xứ được cho là rõ ràng và minh bạch hơn nên đây cũng sẽ là cơ hội để Việt Nam tận dụng được ưu đãi về thuế đối với nhiều nhóm hàng hơn khi vào thị trường Anh.
Cơ hội cho doanh nghiệp Việt Nam tăng kim ngạch xuất khẩu sang thị trường Anh đang rất rộng mở, nhưng đan xen không ít thách thức trong bối cảnh thương mại quốc tế có xu hướng suy giảm khi kinh tế toàn cầu tăng trưởng chậm lại và xung đột địa chính trị leo thang; nhu cầu thị trường giảm do lạm phát cao và người dân thắt chặt chi tiêu.
Anh còn là "quê hương của các loại tiêu chuẩn", vì vậy muốn tiếp cận thị trường Anh, doanh nghiệp phải vượt qua hệ thống quy định và tiêu chuẩn vô cùng khắt khe. Đặc biệt, Anh cũng cam kết mở cửa thị trường cho nhiều sản phẩm của các nước thành viên CPTPP khác. Trong đó, các nước Australia, Newzealand, Malaysia và Mexico có nhiều sản phẩm cùng loại với Việt Nam… sẽ làm tăng tính cạnh tranh cho sản phẩm Việt Nam ở thị trường này.
Sau hơn hai năm thực thi, Hiệp định UKVFTA đang có ý nghĩa to lớn trong việc thúc đẩy quan hệ kinh tế, thương mại giữa Việt Nam - Vương quốc Anh, giúp duy trì trao đổi thương mại giữa hai bên. Với luồng gió mới khi Anh tham gia CPTPP, không gian xuất khẩu hàng Việt sang thị trường Anh tiếp tục được nới rộng, mang tới nhiều cơ hội mới đối với hợp tác kinh tế, đầu tư cho hai nước.
Đồng hành cùng doanh nghiệp và các Bộ ngành, Bộ Công Thương đang tích cực chủ động, nỗ lực hỗ trợ doanh nghiệp nắm bắt thông tin thị trường, đầu tư gia tăng giá trị sản phẩm, xây dựng thương hiệu để hàng hoá Việt Nam không ngừng gia tăng thị phần thị trường Anh, cũng như thị trường các thành viên CPTPP.

Hà Nam: Kết nối cung cầu hàng Việt Nam tại thị trường trong nước
Chiều 28/11, tại TP. Phủ Lý, tỉnh Hà Nam, đã diễn ra Hội nghị Kết nối cung cầu hàng Việt Nam tại thị trường trong nước trên địa bàn tỉnh Hà Nam năm 2023.

TNS Holdings củng cố nội lực, sẵn sàng chinh phục mục tiêu mới
Tổng công ty TNS Holdings (mã CK: TN1) đang tập trung đầu tư cho công nghệ, mâng cao trải nghiệm khách hàng, nhờ vậy, công ty vẫn giữ được đà tăng trưởng

Tận dụng RCEP, thiết lập thị trường xuất khẩu ổn định, bền vững
Theo nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới (WB), việc thực thi Hiệp định RCEP có thể giúp tổng sản phẩm quốc dân (GDP) của Việt Nam tăng thêm 0,4% đến năm 2030...

Doanh nghiệp Việt cam kết kiểm dịch động thực vật trong Hiệp định RCEP
Trước xu hướng tiêu dùng thay đổi ở các thị trường, doanh nghiệp Việt cần cập nhật cam kết về an toàn thực phẩm và kiểm dịch động thực vật trong Hiệp định RCEP.

Ghế nóng tại CLB TP. Hồ Chí Minh sắp có người nắm giữ?
Sau khi đàm phán hợp đồng với HLV Park Hang-seo thất bại, CLB TP. Hồ Chí Minh đang nhắm mục tiêu vào HLV Chung Hae-seong.

Khai mở thêm thị trường cho hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam
Tại Hội nghị Thượng đỉnh COP28 sắp tới, Thủ tướng Chính phủ sẽ tham dự các diễn đàn doanh nghiệp để khai mở thêm thị trường cho hàng hóa xuất khẩu.

Sẽ áp dụng thu phí tự động không dừng tại 5 sân bay
Hệ thống thu phí tự động tại sân bay giúp giảm ùn tắc giao thông tại các lối ra, vào, tạo thuận lợi cho khách hàng, nâng cao chất lượng phục vụ hành khách.

MXV ban hành mức phí sử dụng Cơ sở dữ liệu khi giao dịch hàng hóa qua hệ thống CQG ngày 27/11/2023
Ngày 27/11/2023, Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV) đã ban hành mức phí sử dụng Cơ sở dữ liệu khi giao dịch hàng hóa thông qua hệ thống CQG.

Hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa (Số 52): Các sản phẩm được giao dịch phái sinh tại Việt Nam
Trong các câu hỏi gửi về Báo Công Thương, có rất nhiều câu hỏi của các nhà đầu tư về các sản phẩm đang được giao dịch tại Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV).

Doanh nghiệp Việt Nam đã phản ứng nhanh hơn trước các vụ kiện phòng vệ thương mại
Đến nay, các doanh nghiệp, ngành hàng Việt Nam đã có cơ hội cọ xát với các vụ kiện phòng vệ thương mại nên phản ứng nhanh và kịp thời hơn.

Ngày này năm xưa 28/11: Thành lập Cục Điều tiết điện lực
Ngày này năm xưa 28/11 là ngày Chính phủ ra quyết định về chức năng, nhiệm vụ Cục Điều tiết điện lực thuộc Bộ Công Thương; ngày Lâm nghiệp Việt Nam.

Việt Nam - Nhật Bản thiết lập khuôn khổ hợp tác về chuyển đổi năng lượng
Bộ Công Thương Việt Nam và Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản đã trao đổi “Biên bản ghi nhớ hợp tác về chuyển đổi năng lượng”.