Chủ nhật 22/12/2024 13:36

Việt Nam đang ở vị thế thuận lợi từ sự chuyển hướng thương mại toàn cầu

Việt Nam đang ở vị thế thuận lợi để hưởng lợi từ sự chuyển hướng thương mại toàn cầu và những thay đổi trong chuỗi cung ứng.

Đón làn sóng đầu tư mới

Ông Joon Suk Park, Giám đốc Khối Kinh doanh Quốc tế, Khối Dịch vụ Ngân hàng Doanh nghiệp, HSBC Việt Nam nhận định: FDI là từ khóa định nghĩa thành công của Việt Nam hôm nay và cũng là nguồn vốn mới thiết yếu duy trì khát vọng mở rộng và tăng trưởng của Việt Nam. Do đó, đảm bảo dòng vốn FDI bền vững vào Việt Nam là mục tiêu quan trọng cần được chú trọng lâu dài.

Xu hướng mới nhất phản ánh sức mạnh của dòng vốn đầu từ các thị trường Trung Quốc đại lục, Hồng Kông (Trung Quốc) và Đài Loan (Trung Quốc) trên nhiều lĩnh vực khác nhau'', ông Joon Suk Park - Giám đốc Khối Kinh doanh Quốc tế, Khối Dịch vụ Ngân hàng Doanh nghiệp, HSBC Việt Nam – cho biết.

Hiện nay, Mixue, một thương hiệu trà sữa và kem hàng đầu, đã mở hơn 1.000 cửa hàng tại thị trường Việt Nam. Các công ty điện tử toàn cầu như Luxshare, Geortek, Foxconn, Pegatron, Compal tiếp tục đầu tư mạnh vào hệ sinh thái. Hualian Ceramic, một công ty gốm sứ gia dụng hàng đầu, có kế hoạch xây dựng một thung lũng gốm sứ. Sailun Group vừa cam kết đầu tư thêm vào nhà máy sản xuất lốp xe của họ.

Ông Joon Suk Park - Giám đốc Khối Kinh doanh Quốc tế, Khối Dịch vụ Ngân hàng Doanh nghiệp, HSBC Việt Nam. Nguồn: HSBC

Trong nhiều thập kỷ qua, Việt Nam đã phát triển và trở nên gắn kết chặt chẽ với chuỗi cung ứng toàn cầu, tiến vào lĩnh vực điện tử giá trị cao hơn và chứng kiến ​​mức tăng trưởng xuất khẩu gấp 7 lần kể từ năm 2007, trong đó, 70% xuất khẩu là từ các doanh nghiệp FDI.

Theo HSBC, những nhà đầu tư nước ngoài hàng đầu trong những năm qua chắc chắn là Hàn Quốc, với những gã khổng lồ như Samsung, LG, Hyundai, Lotte,... Singapore và Nhật Bản cũng đã tham gia vào cuộc đua vốn đầu tư này và giành được thành công lớn.

Tuy nhiên, động lực của dòng vốn FDI cũng như danh sách nhà đầu tư đang thay đổi kể từ nửa cuối năm 2023, rõ ràng hơn là vào năm 2024. Dòng vốn từ thị trường Trung Quốc đại lục, Hồng Kông và Đài Loan (Trung Quốc) trong đó dẫn đầu là Trung Quốc, đang ngày càng tăng tốc”, ông Joon Suk Park nhận định.

Điều này là nhờ sự tương đồng sâu sắc giữa hai nền kinh tế, được thúc đẩy bởi chuỗi cung ứng toàn cầu đang thay đổi và sắp xếp lại. Thương mại giữa hai thị trường đã tăng gấp 10 lần kể từ năm 2007, Việt Nam hiện đóng vai trò quan trọng trong phân khúc hạ nguồn của chuỗi cung ứng sản xuất Trung Quốc.

Tại sao Trung Quốc tăng đầu tư vào Việt Nam?

Theo Bộ phận Nghiên cứu Toàn cầu HSBC, trước hết, Trung Quốc hiện đang là trung tâm của thương mại toàn cầu, nơi các biện pháp bảo hộ đang gia tăng. Khối lượng xuất khẩu hàng năm của Trung Quốc lên tới 3,5 nghìn tỷ USD, vượt xa Hoa Kỳ (2 nghìn tỷ USD) và Đức (1,7 nghìn tỷ USD). Các doanh nghiệp Trung Quốc ngày càng trở nên quan trọng đối với chuỗi cung ứng toàn cầu.

Việt Nam đang ở vị thế thuận lợi từ sự chuyển hướng thương mại toàn cầu

Khu vực ASEAN hiện đang có thâm hụt thương mại với Trung Quốc gia tăng, nhưng phần nhiều đến từ việc sắp xếp lại chuỗi cung ứng đang diễn ra. Các thị trường ASEAN thực ra được hưởng lợi từ việc nhập khẩu nguyên liệu đầu vào giá rẻ từ Trung Quốc để trở nên cạnh tranh trên thị trường, từ đó đạt được vị thế thặng dư thương mại với các thị trường còn lại trên thế giới. Việt Nam là một ví dụ điển hình và là một trong những quốc gia hưởng lợi chính.

Thứ hai, dòng đầu tư tăng cũng là phản ứng trước một thị trường nội địa đang tăng trưởng, nhờ tầng lớp trung lưu đang gia tăng trong tổng dân số 100 triệu người, với độ tuổi tiếp cận các phương tiện truyền thông là 30 và lực lượng lao động chiếm tới 70% dân số. Nhà sản xuất xe điện số một Trung Quốc, BYD, gần đây đã gia nhập thị trường Việt Nam là một minh chứng.

Cuối cùng, các yếu tố cơ bản vẫn tiếp tục mạnh mẽ và hấp dẫn như chi phí lương và ccs chi phí sản xuất khác.

Việt Nam cũng đã có những tiến bộ đáng kể trong việc thực hiện cả FTA song phương và khu vực. Chỉ số Hạn chế quy định đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI Regulatory Restrictiveness Index) cho thấy Việt Nam là nền kinh tế cởi mở nhất chỉ sau Singapore trong khu vực, trong khi mức thuế thu nhập doanh nghiệp theo luật định là 20% thể hiện lợi thế so sánh với các thị trường như Trung Quốc, Philippines, Malaysia và Indonesia.

Việt Nam đang ở vị thế thuận lợi

Song, theo ông Joon Suk Park, theo những trở ngại về mặt cấu trúc vẫn còn, và cơ hội từ sự thay đổi chuỗi cung ứng toàn cầu cũng mở ra cho nhiều quốc gia chứ không chỉ riêng Việt Nam. Các quốc gia láng giềng sẽ không đứng ngoài cuộc. Thái Lan, Malaysia, Philippines và Indonesia đang triển khai những hành động, luật và nghị định liên quan cũng như các biện pháp ủng hộ nhà đầu tư để thu hút thêm FDI. Sự cạnh tranh là rất cao.

Đối với Việt Nam, điều quan trọng nằm ở việc tiến lên phía trước và leo cao hơn nữa trong chuỗi giá trị gia tăng, cũng như để hoàn thiện các lĩnh vực giá trị gia tăng nội địa. Xuất khẩu hàng điện tử tiêu dùng vẫn mạnh song Việt Nam vẫn tụt hậu trong phân khúc mạch tích hợp toàn cầu và không có đủ kỹ thuật viên lành nghề trong nước để thu hút đầu tư sản xuất công nghệ cao (mặc dù gần đây Chính phủ đã vạch ra lộ trình dành riêng cho ngành bán dẫn cho đến năm 2050).

Trong các lĩnh vực khác bao gồm vận tải và hậu cần, thiếu hụt về cơ sở hạ tầng và chi phí hậu cần cao có thể gây áp lực lên các quyết định đầu tư. Năng lượng xanh và hành trình chuyển đổi đòi hỏi tốc độ triển khai và số hóa hơn nữa để đơn giản hóa các quy trình thương mại, yếu tố này sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho kinh doanh. Đồng thời, việc tiếp tục cải thiện khuôn khổ pháp lý bao quát hỗ trợ đầu tư nước ngoài cũng như các doanh nghiệp nước ngoài hoạt động tại Việt Nam sẽ tạo điều kiện duy trì nỗ lực của Việt Nam để tiếp nhận dòng đầu tư bền vững hiện tại và tương lai.

Từ những phân tích trên, ông Ông Joon Suk Park cho rằng, Việt Nam đang ở vị thế thuận lợi để hưởng lợi từ sự chuyển hướng thương mại toàn cầu và những thay đổi trong chuỗi cung ứng. Đón làn sóng đầu tư mới là vì lợi ích của Việt Nam và sẽ hỗ trợ Việt Nam tiến cao hơn trong thang giá trị gia tăng của các ngành và lĩnh vực.

Ngọc Ngân
Bài viết cùng chủ đề: dòng vốn đầu tư

Tin cùng chuyên mục

Vốn đầu tư thực hiện từ nguồn ngân sách nhà nước đạt 73,5% kế hoạch

Thu ngân sách nhà nước 11 tháng tăng 16,1%

Hơn 31,8 tỷ USD vốn FDI rót vào Việt Nam trong 11 tháng

Nâng cao chất lượng quản trị, ''chìa khóa'' tạo ra niềm tin cho nhà đầu tư

Khơi thông hành lang pháp lý, tạo môi trường thuận lợi cho hoạt động M&A

Quản trị công ty - 'thước đo' năng lực của doanh nghiệp

Kỳ vọng thị trường M&A được kích hoạt mạnh mẽ trong năm 2025

Việt Nam luôn đồng hành, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư Hàn Quốc

Vĩnh Phúc: Ưu tiên thu hút dự án công nghệ cao vào khu công nghiệp

Nhiều tập đoàn hàng đầu Nhật Bản chọn Vĩnh Phúc là điểm dừng chân

Doanh nghiệp châu Âu lạc quan về triển vọng đầu tư dài hạn tại Việt Nam

Nguồn lực tư nhân đóng góp quan trọng phát triển hạ tầng giao thông

10 tháng, vốn đầu tư thực hiện từ nguồn ngân sách nhà nước tăng 1,8%

10 tháng, Việt Nam thu hút 27,26 tỷ USD vốn FDI

Tháo gỡ vướng mắc, thúc đẩy nguồn vốn đầu tư cho doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo

5 triệu USD thúc đẩy phát triển đô thị bền vững tại Việt Nam

Không thể phủ nhận những đóng góp tích cực của khu vực đầu tư nước ngoài

Dự báo một năm thành công của dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài

TS Phan Hữu Thắng: Năm 2024 Việt Nam có thể thu hút 39-40 tỷ USD vốn FDI

Việt Nam có cơ hội trở thành trung tâm đầu tư tác động hàng đầu Đông Nam Á