Chủ nhật 17/11/2024 22:16

Việt Nam có khả năng về đích GDP ở mốc 6,5%

Kinh tế châu Á, trong đó có Việt Nam với xuất khẩu tăng, lạm phát sẽ mang lại cú hích cho tăng trưởng. Việt Nam có khả năng về đích GDP ở mốc 6,5%.

“Cuộc đua về đích” là chủ đề của báo cáo nhận định về tình hình kinh tế châu Á được Bộ phận Nghiên cứu Toàn cầu HSBC phát hành hôm nay, 30/9. Báo cáo nhấn mạnh xuất khẩu tăng mang lại cú hích mạnh mẽ cho tăng trưởng nhiều nơi trong khu vực, đồng thời lạm phát và tỷ giá dịu đi sẽ nâng đỡ châu Á trong suốt năm Giáp Thìn. Trong bối cảnh đó, Việt Nam được kỳ vọng sẽ chứng kiến tăng trưởng hơn nữa bởi sự phục hồi tiếp tục vững vàng, lĩnh vực sản xuất vươn mình mạnh mẽ và lạm phát diễn biến theo chiều hướng thuận lợi hơn. Tựu trung lại, HSBC vẫn giữ dự báo tăng trưởng GDP cho cả năm 2024 và 2025 ở mức 6,5%.

HSBC vẫn giữ dự báo tăng trưởng GDP cho cả năm 2024 và 2025 ở mức 6,5%.Ảnh: TL

Các chuyên gia của HSBC đánh giá, sự phục hồi kinh tếcủa Việt Nam tiếp tục vững vàng hơn qua thời gian trong năm Giáp Thìn. Cụ thể là tăng trưởng GDP được cải thiện và mang lại bất ngờ trong quý 2/2024, tăng 6,9% so với cùng kỳ năm trước. Sự phục hồi trong lĩnh vực bên ngoài tiếp tục lan rộng ra ngoài mảng điện tử tiêu dùng, mặc dù tác động trung chuyển nhằm trợ lực cho mặt trận trong nước vẫn phải chờ thời gian trả lời.

Một mặt, lĩnh vực sản xuất vươn mình mạnh mẽ và vượt ra khỏi tình trạng đáng buồn của năm ngoái. Chỉ số PMI đã ghi nhận năm tháng liên tiếp nằm trong vùng mở rộng còn chỉ số sản xuất công nghiệp (IP) cũng ghi nhận phục hồi hoạt động trong ngành dệt may và da giày. Kết quả này giúp xuất khẩu tăng trưởng mạnh mẽ ở mức hai con số, thêm vào đó là các ngoại lực thúc đẩy quan trọng cũng đang trên đà tiến tới, chẳng hạn như mở rộng tiếp cận thị trường cho nông sản Việt Nam

Tuy nhiên, báo cáo cũng ghi nhận lĩnh vực trong nước đang phục hồi chậm hơn kỳ vọng ban đầu, trong đó, tăng trưởng bán lẻ vẫn thấp hơn xu hướng trước đại dịch. Điều đáng khích lệ là Chính phủ đã có nhiều biện pháp hỗ trợ một loạt ngành kinh tế trong nước từ đó tạo kỳ vọng sẽ vực dậy lòng tin qua thời gian. Chính sách giảm thuế bảo vệ môi trường đối với nhiên liệu và thuế giá trị gia tăng đối với một số hàng hóa, dịch vụ tiếp tục được áp dụng đến hết năm 2024 trong khi Luật Đất đai sửa đổi có hiệu lực từ tháng 8 sẽ tác động tích cực lên triển vọng ngành bất động sản. Mặc dù mới được thông qua chưa lâu, Luật Đất đai sửa đổi dường như đã phần nào đóng góp vào cú hích lên đầu tư nước ngoài cho lĩnh vực này, trong đó, số liệu FDI gần đây cho thấy sự gia tăng trên diện rộng.

“Chúng tôi tin rằng những khả năng tích cực tiềm tàng có thể bù đắp cho tổn thất kinh tế tạm thời do siêu bão Yagi gây ra. Tựu trung lại, chúng tôi vẫn giữ dự báo tăng trưởng GDP cho cả năm 2024 và 2025 ở mức 6,5%”- HSBC nhận định.

Nhìn tổng thể nền kinh tế tính đến hết quý 3/2024 có một số “điểm mờ”, như FDI chớm có dấu hiệu chậm lại, nhưng đi sâu vào chi tiết thì vẫn đáng khích lệ. Đó là, FDI đăng ký mới trong tám tháng đầu năm 2024 tăng 35% so với cùng kỳ năm trước. Đầu tư nội khối ASEAN đang dẫn đầu, chiếm 40% dòng vốn tính đến thời điểm hiện tại; Các nhà đầu tư hiện hữu tiếp tục đưa ra cam kết. Tập đoàn Amkor đầu tư thêm 1,07 tỷ USD vào dự án bán dẫn, hỗ trợ nâng cao năng lực sản xuất cho Việt Nam. Bên cạnh đó, đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực bất động sản cũng tăng trong những tháng gần đây. Nhiều khả năng là nhờ Luật Đất đai sửa đổi có hiệu lực từ tháng 8, nới lỏng một số quy định và kích thích nhu cầu.

Điểm sáng của nền kinh tế trong nước hiện tại, theo HSBC, là các lĩnh vực liên quan đến du lịch, và sự cải thiện này được kỳ vọng sẽ tiếp diễn trong quý 4/2024. Theo đó, Việt Nam đã đón trên 11 triệu khách quốc tế tính đến thời điểm hiện tại. Đây là nguyên nhân giúp níu giữ một số cấu phần của bán lẻ: doanh thu du lịch tăng 26% trong tám tháng đầu năm, so với mức tăng trưởng 8,5% của tổng tăng trưởng bán lẻ.

Tuy nhiên, HSBC cho rằng, mặc dù đã mạnh mẽ, triển vọng du lịch của Việt Nam vẫn còn nhiều cơ hội để cải thiện hơn nữa. Chẳng hạn, mặc dù chiếm một phần ba lượng du khách trước đại dịch, khách du lịch Trung Quốc đại lục vẫn cần thị thực để đi sang Việt Nam.

Một trong những yếu tố để định chế tài chính này đưa ra mức dự báo tăng trưởng của Việt Nam trong năm nay và năm sau ở con số 6,5% chính là kinh tế số của Việt Nam có tiềm năng lớn thứ hai trong khu vực ASEAN vào năm 2030. Theo báo cáo e-Conomy SEA của Google, Temasek và Bain & Company, Việt Nam là nền kinh tế số tăng trưởng nhanh nhất ở ASEAN trong năm ngoái. Kết quả này được thúc đẩy bởi tập người tiêu dùng hiểu biết về mạng internet đang gia tăng. Đồng thời, HSBC nhận xét, Chính phủ và các doanh nghiệp đang thúc đẩy chuyển đổi số. Chẳng hạn, vẫn còn dư địa để tăng lượng sử dụng các nền tảng trực tuyến và chữ ký số khi xử lý thủ tục giấy tờ.

Tuy nhiên, vẫn tồn tại những thách thức nhất định. Sự phát triển của nguồn nhân lực và cơ sở hạ tầng chưa theo kịp tăng trưởng kinh tế. Điều đáng khích lệ là chính phủ cũng như khu vực kinh tế tư nhân đang có giải pháp cho những vấn đề này.

Duy Minh
Bài viết cùng chủ đề: kinh tế Việt Nam

Tin cùng chuyên mục

Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam: 25 năm hành trình vun đắp niềm tin

VietinBank có thu nhập hoạt động (TOI) cao nhất ngành Ngân hàng

BIDV và KIOTVIET hợp tác triển khai dịch vụ ngân hàng tích hợp

Quý 3/2024, tập đoàn Manulife toàn cầu tiếp tục tăng trưởng ấn tượng

Tập đoàn FPT bắt tay Sun Life Việt Nam hợp tác chuyển đổi số nhằm nâng tầm trải nghiệm Khách hàng

Hội thảo góp ý dự thảo Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi) đối với đồ uống có cồn

Khác biệt làm nên sức hút của các dịch vụ ngân hàng số TPBank

Lãi suất tiền gửi dưới 6 tháng tối đa chỉ 5,25%/năm

Trung bình mỗi ngày người dân mang 2.882 tỷ đồng gửi tiết kiệm ngân hàng

Tín dụng tiêu dùng kỳ vọng tăng tốc dịp cuối năm

Cổ phiếu MZG của Công ty Cổ phần Miza chính thức lên sàn UPCoM HNX

Thị trường bảo hiểm nhân thọ Việt Nam triển vọng tích cực giai đoạn cuối năm 2024

Manulife nâng cấp sản phẩm Sống Khỏe Mỗi Ngày, đáp ứng nhu cầu của khách hàng về bảo hiểm sức khỏe

Tín dụng chính sách: Yếu tố giúp Việt Nam thành hình mẫu của thế giới về giảm nghèo

Doanh nghiệp châu Âu lạc quan về triển vọng đầu tư dài hạn tại Việt Nam

Techcombank tiên phong triển khai dịch vụ xác thực điện tử qua VNeID

Thị trường chứng khoán tuần tới: Nhà đầu tư đang chờ đợi tín hiệu hạ nhiệt của tỷ giá

Trái phiếu doanh nghiệp chậm trả giảm mạnh trong 10 tháng

Nguồn vốn tín dụng chính sách mở rộng cơ hội việc làm cho người dân

Tín dụng tăng 10% song sức hấp thụ vốn vẫn còn yếu