Việt Nam có cơ sở vượt qua thách thức kinh tế trong năm 2023

Vượt qua bao lo lắng bộn bề, năm 2022 đã khép lại với nhiều điểm sáng về phát triển kinh tế - xã hội.
Nhận diện, đối phó 3 thách thức kinh tế 2023

Dù những thành tựu này được cho sẽ là tiền đề tốt để thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2023, nhưng những khó khăn tích tụ trong thời gian qua vẫn còn đó, cộng với thách thức mới phát sinh, chưa từng có tiền lệ, sẽ tiếp tục là rào cản lớn cho phát triển đất nước trong năm 2023.

Nhận diện những khó khăn, cũng như cơ hội để phát huy nội lực, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, hoàn thành tốt nhất kế hoạch, mục tiêu đã đề ra là những gì cần hướng đến.

Nhân dịp đầu xuân, TS Cấn Văn Lực, thành viên Hội đồng Tư vấn Chính sách Tài chính - tiền tệ Quốc gia đã “xông đất” chuyên mục Trò chuyện chuyện Chủ nhật, cùng PV Báo CAND trao đổi về những gam màu tươi sáng trong bức tranh kinh tế - xã hội còn nhiều thách thức của năm mới.

P.V: Thưa TS, Nghị quyết 01 của Chính phủ đã nhận định, năm 2023, nền kinh tế có những thời cơ, thuận lợi và khó khăn, thách thức đan xen nhưng khó khăn, thách thức nhiều hơn. Vậy theo ông, chúng ta nên lạc quan ở mức độ nào?

TS Cấn Văn Lực: Trong Nghị quyết 01, Chính phủ đã xác định chủ đề điều hành của năm 2023 là "Đoàn kết kỷ cương, bản lĩnh linh hoạt, đổi mới sáng tạo, kịp thời hiệu quả", với 6 quan điểm, trọng tâm chỉ đạo điều hành, 11 nhóm nhiệm vụ giải pháp chủ yếu, với 147 nhiệm vụ cụ thể. Trong đó, nhóm giải pháp đầu tiên là "Tiếp tục ưu tiên giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế". Như vậy, Nghị quyết 01 đã chỉ rõ quan điểm điều hành và đưa ra các nhóm trọng tâm nhiệm vụ, giải pháp cụ thể. Các quan điểm điều hành rất đáng chú ý như: Không chuyển trạng thái đột ngột, giật cục; Nâng cao năng lực phân tích, dự báo; Điều hành cân bằng giữa kiểm soát lạm phát và tăng trưởng kinh tế, giữa tỷ giá và lãi suất... Thực tế đã cho thấy, với sự điều hành linh hoạt và chủ động của Chính phủ, năm 2022, chúng ta đã đạt được nhiều điểm sáng về kinh tế - xã hội. Tôi tin rằng, với quyết tâm thực hiện tốt Nghị quyết 01 này cùng với khả năng thích ứng, linh hoạt, bản lĩnh và kinh nghiệm điều hành, Việt Nam có cơ sở vượt qua những thách thức lớn trong năm 2023.

4-0.jpg -0
TS Cấn Văn Lực.

PV: Năm 2022, kinh tế Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu, lập được một số kỷ lục trong bối cảnh khó khăn “chưa từng thấy”. Điều này cho thấy tiềm lực nội tại và khả năng thích ứng, chống chịu của Việt Nam là rất lớn?

TS. Cấn Văn Lực: Đúng vậy, năm 2022 vừa qua, tình hình thế giới có nhiều biến động nhanh, phức tạp, khó lường, nhiều nước đang rơi vào suy thoái kỹ thuật hoặc tăng trưởng chậm lại rõ rệt; lạm phát toàn cầu đứng ở mức cao; thị trường tài chính - tiền tệ, hàng hóa toàn cầu biến động mạnh nhưng Việt Nam kiên định với chiến lược “Sống chung an toàn, linh hoạt với COVID-19”, mở cửa và khôi phục hoàn toàn các hoạt động kinh tế - xã hội và ban hành nhiều chính sách, giải pháp phục hồi, ổn định và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Nhờ đó, kinh tế Việt Nam có bước phục hồi mạnh mẽ, khá toàn diện, đạt nhiều kết quả đáng ghi nhận trong năm 2022.

Thứ nhất, GDP tăng trưởng tốt, đạt 8,02% cả năm 2022, cao hơn mục tiêu 6,5%, và là mức tăng cao nhất trong giai đoạn từ năm 1998 trở về đây, cho thấy, sự phục hồi mạnh mẽ của kinh tế Việt Nam.

Thứ hai, lạm phát được kiểm soát dù áp lực gia tăng là rất lớn. CPI bình quân năm 2022 tăng 3,15% (cao hơn so với mức tăng 1,84% của năm 2021) song vẫn thấp hơn mức mục tiêu khoảng 4%.

Thứ ba, kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa đạt kỷ lục, ước đạt 732,6 tỷ USD, tăng 10,6% so với năm trước, vượt mục tiêu tăng 8% trong bối cảnh kinh tế thế giới và trong nước còn nhiều khó khăn, cán cân thương mại thặng dư hơn 11 tỷ USD.

Thứ tư, hoạt động của doanh nghiệp tiếp tục có nhiều khởi sắc nhờ các hoạt động kinh tế - xã hội được khôi phục gần như hoàn toàn, dù các khó khăn, thách thức đang ngày càng tăng. Trong bối cảnh rủi ro bên ngoài tăng, khó khăn trong tiếp cận nguồn vốn, lãi suất và tỷ giá tăng, gia tăng gánh nặng trả nợ, chi phí sản xuất gia tăng, đầu ra cho tiêu thụ hàng hóa (nhất là xuất khẩu) đang bị thu hẹp…, song số lượng doanh nghiệp đăng ký thành lập mới hoặc quay trở lại hoạt động đều tăng mạnh (khoảng 33%).

Thứ năm, các tổ chức quốc tế và định hạng tín nhiệm quốc tế đánh giá cao nỗ lực phục hồi, ổn định vĩ mô và tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ của Việt Nam. IMF, WB, ADB…, đều đánh giá tích cực nền kinh tế Việt Nam, với mức tăng trưởng 8% trong năm 2022 và dự báo khoảng 5,8%-6,3% trong năm 2023, đánh giá cao Việt Nam kiểm soát tốt các cân đối vĩ mô.

P.V: Những thành tựu này sẽ là tiềm lực, cũng là động lực để phát triển kinh tế - xã hội trong năm 2023?

TS Cấn Văn Lực: Đúng vậy. Trên đà thắng lợi này, chúng ta sẽ có thêm niềm tin cũng như nền tảng để tiếp tục tiến lên phía trước. Tuy nhiên, những khó khăn, thách thức từ bối cảnh quốc tế cũng như những hạn chế nội tại của nền kinh tế đang trở thành những rào cản lớn, thách thức cho Việt Nam trong việc duy trì tốc độ tăng trưởng cao; kiểm soát lạm phát và đảm bảo các cân đối lớn trong năm 2023. Điều này đòi hỏi cần có những chính sách, biện pháp kịp thời hơn nữa để hỗ trợ doanh nghiệp và người dân, cũng như phát triển kinh tế bền vững hơn.

P.V: Cụ thể, đó sẽ là những khó khăn gì, thưa ông?

TS Cấn Văn Lực: Trong bối cảnh quốc tế bất ổn kéo dài, thị trường hàng hóa, tài chính – tiền tệ và thương mại quốc tế dự báo tiếp tục có nhiều biến động khó lường, kinh tế Việt Nam năm 2023 sẽ phải đối mặt với nhiều thách thức hơn khiến chỉ tiêu tăng trưởng GDP 6,5% và CPI bình quân ở mức 4,5% trong năm 2023 sẽ là thách thức lớn, đòi hỏi nhiều nỗ lực mới đạt được. Có thể nhận diện những rủi ro, thách thức chính đối với kinh tế Việt Nam trong năm 2023 như sau:

Một là, môi trường quốc tế vẫn trong xu hướng xấu, rủi ro, thách thức từ bên ngoài vẫn hiện hữu và có những tác động tiêu cực rõ nét hơn. Đó là, khủng hoảng địa chính trị tại Ukraine dai dẳng, kéo dài và ngày càng phức tạp, khó đoán định; Đại dịch COVID-19 chưa chính thức kết thúc và kinh tế Trung Quốc dù sẽ tăng trưởng cao hơn trong năm nay nhưng vẫn gặp nhiều khó khăn sau khi nới lỏng chính sách kiểm soát COVID-19; Lạm phát toàn cầu đã qua đỉnh, nhưng vẫn ở mức cao do giá cả các mặt hàng thiết yếu, như: năng lượng, lương thực... dù giảm, nhưng còn ở mức cao; Thị trường tài chính và tiền tệ quốc tế còn nhiều biến động, thanh khoản còn eo hẹp, dư địa chính sách tài khóa và tiền tệ đã bị thu hẹp tại hầu hết các nền kinh tế; Ba đầu tàu của kinh tế thế giới (Mỹ, EU và Anh Quốc) dự báo tăng trưởng chậm lại trong năm 2023, thậm chí có thể rơi vào suy thoái nhẹ, trước khi hồi phục từ năm 2024, trong khi Trung Quốc chưa thể tăng trưởng cao; Các tranh chấp, căng thẳng thương mại, công nghệ giữa các nước có dấu hiệu tăng trở lại; An ninh lương thực, an ninh năng lượng và an ninh chuỗi cung ứng còn bị đe dọa; Các rủi ro khác (biến đổi khí hậu, thiên tai, các loại dịch bệnh khác...) vẫn phức tạp, khó lường. Những yếu tố rủi ro trên, nhất là nguy cơ suy thoái kinh tế toàn cầu (dù nhẹ, cục bộ và ngắn hạn), Trung Quốc còn nhiều khó khăn và thị trường tài chính, tiền tệ tiềm ẩn rủi ro đã và đang tác động tiêu cực rõ nét đến nền kinh tế Việt Nam, nhất là xuất khẩu, đầu tư, tiêu dùng và du lịch quốc tế khiến mục tiêu tăng trưởng 6,5% là rất thách thức.

Hai là, giải ngân đầu tư công, các chương trình mục tiêu quốc gia và Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội 2022-2023 vẫn chậm so với kế hoạch.

Ba là, áp lực lạm phát còn tăng, lãi suất ở mức cao và áp lực tỷ giá biến động vẫn là thách thức lớn trong năm 2023.

Bốn là, một số thị trường then chốt, như: thị trường tiền tệ, chứng khoán, trái phiếu doanh nghiệp, thị trường bất động sản và lao động... còn nhiều rủi ro, thanh khoản còn eo hẹp; vấn đề pháp lý (nhất là bất động sản) và vốn cho doanh nghiệp, người dân chưa thể giải quyết ngay, đang là những thách thức đặt ra. Chính phủ, các cơ quan quản lý đã nhận diện và quyết tâm chấn chỉnh, khắc phục và lành mạnh hóa; được kỳ vọng tốt lên trong thời gian tới.

Năm là, nợ xấu tiềm ẩn vẫn là thách thức trong bối cảnh khi kinh tế Việt Nam năm nay dự báo khó khăn hơn, thanh khoản nền kinh tế, thị trường vốn và bất động sản cần thời gian để khắc phục.

4-1.jpg -0
Nhiều thách thức đối với nền kinh tế trong năm 2023. Ảnh minh họa.

P.V: Vậy, chúng ta cần làm gì để vượt qua những khó khăn này, thưa ông?

TS Cấn Văn Lực: Để hạn chế tác động tiêu cực, tận dụng thời cơ, đạt được các mục tiêu, nhiệm vụ đã đề ra trong năm 2023, cần quyết liệt, khôn khéo và linh hoạt triển khai nhiều giải pháp đồng bộ.

Tiếp tục bám sát tình hình kinh tế, tài chính quốc tế; chủ động phân tích, dự báo diễn biến thị trường tài chính, tiền tệ quốc tế để có kịch bản chủ động ứng phó phù hợp; triển khai các giải pháp kịp thời, hiệu quả như đã đề ra tại Nghị quyết 01 của Chính phủ. Theo đó, cần phối hợp hài hòa các chính sách kinh tế vĩ mô, cân bằng giữa kiểm soát lạm phát và tăng trưởng; giữa lãi suất và tỷ giá; giữa cân đối ngân sách và hỗ trợ người dân, doanh nghiệp; giữa đầu tư công, FDI và đầu tư tư nhân trong bối cảnh đầu tư tư nhân tăng khá thấp so với 2 kênh dẫn vốn còn lại trong 2 năm qua.

Đẩy nhanh triển khai Chương trình phục hồi, các chương trình mục tiêu quốc gia (nhất là các cấu phần còn bị chậm) và giải ngân đầu tư công tạo động lực tăng trưởng; quyết liệt cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, giảm thiểu thực chất, mạnh mẽ các thủ tục hành chính nhằm tận dụng cơ hội dịch chuyển chuỗi cung ứng, kiến tạo thúc đẩy đầu tư trong và ngoài nước, tăng năng suất và giảm chi phí sản xuất, kinh doanh.

Nâng cao hơn nữa hiệu quả điều hành chính sách kinh tế với các trọng tâm: Tăng cường kiểm soát rủi ro vĩ mô, sớm giải quyết dứt điểm các vụ việc vi phạm trên (các thị trường: trái phiếu doanh nghiệp, chứng khoán, bất động sản nhằm lấy lại niềm tin cho thị trường, nhà đầu tư và luôn đảm bảo các mặt hàng: xăng dầu, thuốc men, trang thiết bị y tế…); Tiếp tục điều hành chính sách tiền tệ theo hướng chủ động, linh hoạt, đồng bộ các công cụ nhằm bình ổn tỷ giá, lãi suất, điều hành tín dụng ở mức phù hợp; Tập trung phát huy vai trò chủ lực của chính sách tài khóa và giải ngân vốn đầu tư công trong năm 2023, nhằm tiếp tục hỗ trợ người dân, doanh nghiệp, thúc đẩy tăng trưởng trong bối cảnh dư địa chính sách tiền tệ hẹp dần và thu thuế sẽ khó khăn hơn.

Thực hiện các biện pháp hỗ trợ doanh nghiệp chịu tác động tiêu cực từ suy giảm xuất khẩu và biến động mạnh lãi suất, tỷ giá, như: tiếp tục chủ động khai thác tốt hơn các FTAs, thúc đẩy xuất khẩu, đa dạng hóa thị trường, đối tác xuất – nhập khẩu; điều hành chính sách tiền tệ (tỷ giá, lãi suất) cơ bản ổn định, có khả năng dự báo; tiếp tục đẩy mạnh cải thiện thực chất thủ tục hành chính.

Đẩy nhanh hoàn thiện thể chế, cải thiện mạnh mẽ và thực chất hơn môi trường đầu tư, kinh doanh để tháo gỡ vướng mắc lớn hiện tại (như pháp lý đất đai, bất động sản, vốn…), cơ chế, chính sách cần ổn định, minh bạch, nhất quán, không giật cục, và xây dựng thể chế thúc đẩy phát triển kinh tế số, xã hội số, mô hình kinh doanh mới; đồng thời đẩy nhanh cơ cấu lại nền kinh tế nhằm huy động và phân bổ nguồn lực hiệu quả hơn. Chủ động xây dựng chiến lược, giải pháp cụ thể để tăng tính độc lập, tự chủ, tự cường và nâng cao sức chống chịu của nền kinh tế, của các ngành, lĩnh vực và doanh nghiệp Việt Nam…

P.V: Xin trân trọng cảm ơn TS!

Theo Công an Nhân dân
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: kinh tế Việt Nam

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Nam Long Group: Áp lực khoản nợ hơn 1.280 tỷ đồng đến hạn phải trả

Nam Long Group: Áp lực khoản nợ hơn 1.280 tỷ đồng đến hạn phải trả

Trong bối cảnh hoạt động kinh doanh gặp nhiều khó khăn, Công ty CP Đầu tư Nam Long (Nam Long Group, mã CK: NLG) có khoản nợ đến hạn phải trả hơn 1.280 tỷ đồng.
Vốn điều lệ ngân hàng thay đổi ra sao sau mùa đại hội cổ đông?

Vốn điều lệ ngân hàng thay đổi ra sao sau mùa đại hội cổ đông?

Tại Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2024, nhiều ngân hàng đã thông qua kế hoạch tăng vốn “khủng”, hứa hẹn bức tranh quy mô mới của ngành ngân hàng.
Lãi suất chạm đáy, người dân rút tiền khỏi ngân hàng

Lãi suất chạm đáy, người dân rút tiền khỏi ngân hàng

Theo số liệu của Ngân hàng Nhà nước, sau 25 tháng tăng trưởng liên tiếp, tháng 1/2024, khi lãi suất chạm đáy người dân rút 34.643 tỷ đồng khỏi ngân hàng.
Chuyên gia WB: “Việt Nam vẫn sẽ là điểm đến hấp dẫn đối với nhà đầu tư nước ngoài”

Chuyên gia WB: “Việt Nam vẫn sẽ là điểm đến hấp dẫn đối với nhà đầu tư nước ngoài”

Bà Dorsati Madani – Chuyên gia kinh tế cao cấp của Ngân hàng Thế giới nhận định, “Việt Nam vẫn sẽ là điểm đến hấp dẫn đối với nhà đầu tư nước ngoài”.
Ngân hàng dựng “hàng rào” bảo mật, bảo vệ tài khoản khách hàng

Ngân hàng dựng “hàng rào” bảo mật, bảo vệ tài khoản khách hàng

Khi các thủ đoạn lừa đảo trên mạng ngày càng tinh vi, ngành ngân hàng phải chuyển sang các phương pháp xác thực tiến bộ hơn để bảo vệ tài khoản của người dùng.

Tin cùng chuyên mục

Tính thuế trong lĩnh vực giáo dục đào tạo công lập như thế nào?

Tính thuế trong lĩnh vực giáo dục đào tạo công lập như thế nào?

Tổng cục Thuế hướng dẫn các đơn vị hoạt động giáo dục đào tạo công lập chính sách về thuế VAT, thuế thu nhập doanh nghiệp và việc sử dụng hóa đơn điện tử.
VPBank đặt mục tiêu lợi nhuận khoảng 1 tỷ USD, chia cổ tức tiền mặt 10%

VPBank đặt mục tiêu lợi nhuận khoảng 1 tỷ USD, chia cổ tức tiền mặt 10%

Đại hội đồng cổ đông VPBank vừa thông qua kế hoạch kinh doanh 2024, chia cổ tức bằng tiền mặt với tỷ lệ 10% và bầu bổ sung 2 thành viên Hội đồng quản trị.
Thu ngân sách nhà nước 4 tháng tăng 10,1%

Thu ngân sách nhà nước 4 tháng tăng 10,1%

Thu ngân sách nhà nước 4 tháng đầu năm 2024 ước tăng 10,1% so với cùng kỳ năm trước, chi ngân sách Nhà nước ước tăng 4,4%.
4 tháng, Việt Nam thu hút thêm gần 9,27 tỷ USD vốn ngoại

4 tháng, Việt Nam thu hút thêm gần 9,27 tỷ USD vốn ngoại

4 tháng đầu năm 2024, vốn FDI đăng ký cấp mới, đăng ký điều chỉnh và giá trị góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam đạt gần 9,27 tỷ USD.
Lộ diện bức tranh lợi nhuận ngân hàng quý 1/2024, Top 10 có sự thay đổi đáng kể

Lộ diện bức tranh lợi nhuận ngân hàng quý 1/2024, Top 10 có sự thay đổi đáng kể

28 ngân hàng đã công bố kết quả kinh doanh quý 1, hầu hết ngân hàng đều có tăng trưởng lợi nhuận khả quan, chỉ có 8 ngân hàng ghi nhận lợi nhuận sụt giảm.
Các ngân hàng tiếp tục “bung” gói vay ưu đãi hỗ trợ doanh nghiệp

Các ngân hàng tiếp tục “bung” gói vay ưu đãi hỗ trợ doanh nghiệp

Kích cầu tín dụng, các ngân hàng tiếp tục “bung” các chương trình cho vay với lãi suất ưu đãi cùng chính sách hấp dẫn hướng tới khách hàng cá nhân,doanh nghiệp.
Chủ động lên kế hoạch kinh doanh, VietinBank tự tin với các mục tiêu đề ra năm 2024 và nhiệm kỳ mới

Chủ động lên kế hoạch kinh doanh, VietinBank tự tin với các mục tiêu đề ra năm 2024 và nhiệm kỳ mới

Đại hội đồng cổ đông thường niên 2024 và nhiệm kỳ 2024 – 2029 của VietinBank, diễn ra ngày 27/4, đã thông qua các chỉ tiêu và định hướng kinh doanh quan trọng.
Chủ tịch Sacombank phân trần về tin đồn Vạn Thịnh Phát, quả quyết đang làm tất cả vì ngân hàng

Chủ tịch Sacombank phân trần về tin đồn Vạn Thịnh Phát, quả quyết đang làm tất cả vì ngân hàng

"Một dấu chấm, dấu phẩy tôi cũng không liên quan đến bà Trương Mỹ Lan hay Vạn Thịnh Phát. Nếu có tôi đã chẳng còn ngồi đây", Chủ tịch Sacombank nói với cổ đông.
Nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng ngân sách nhà nước

Nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng ngân sách nhà nước

Báo cáo kết quả kiểm toán quyết toán ngân sách nhà nước hàng năm đã chỉ ra những tồn tại và kiến nghị xử lý nhiều vi phạm trong lĩnh vực tài chính, ngân sách.
Nguồn vốn giá rẻ gia tăng mạnh tại các ngân hàng

Nguồn vốn giá rẻ gia tăng mạnh tại các ngân hàng

Lãi suất bình quân tiền gửi giảm, lượng tiền gửi không kỳ hạn tăng cao cùng với việc tiết giảm chi phí là những yếu tố giúp lãi suất cho vay giảm.
Ngân hàng quyết liệt xử lý nợ xấu, tài sản tồn đọng

Ngân hàng quyết liệt xử lý nợ xấu, tài sản tồn đọng

Không chỉ là thực hiện chủ trương của ngành mà bản thân các ngân hàng cho biết, sẽ có biện pháp quyết liệt hơn trong tái cấu, xử lý nợ xấu, tài sản tồn đọng.
Nhiều giải pháp tăng cường quản lý thuế đối với hoạt động thương mại điện tử

Nhiều giải pháp tăng cường quản lý thuế đối với hoạt động thương mại điện tử

Thời gian qua, Bộ Tài chính đã triển khai nhiều giải pháp nhằm tăng cường quản lý thuế đối với hoạt động thương mại điện tử trong nước và xuyên biên giới.
Top 30 thương hiệu ngân hàng được yêu thích nhất Việt Nam điểm danh những ngân hàng nào?

Top 30 thương hiệu ngân hàng được yêu thích nhất Việt Nam điểm danh những ngân hàng nào?

Danh sách Top 30 thương hiệu ngân hàng (ngoài quốc doanh) được yêu thích nhất Việt Nam năm 2023 tiếp tục xuất hiện những gương mặt quen thuộc.
Cổ phiếu VIC tăng vọt, VN-Index giữ mốc trên 1.200 điểm trước kỳ nghỉ lễ

Cổ phiếu VIC tăng vọt, VN-Index giữ mốc trên 1.200 điểm trước kỳ nghỉ lễ

Cổ phiếu VIC dẫn đầu đà tăng của thị trường khi đóng góp 2,3 điểm vào chỉ số sau buổi họp Đại hội đồng cổ đông thường niên 2024 với nhiều thông tin tích cực.
Linh hoạt tự động trả góp cùng thẻ tín dụng VPBank

Linh hoạt tự động trả góp cùng thẻ tín dụng VPBank

Với tính năng tự động trả góp giao dịch thẻ tín dụng, khách hàng của VPBank có thêm sự lựa chọn thanh toán, gia tăng tính linh hoạt, mua sắm thông minh.
Bức tranh kinh doanh quý 1 nhiều mảng sáng của các ngân hàng

Bức tranh kinh doanh quý 1 nhiều mảng sáng của các ngân hàng

Kết quả kinh doanh quý 1/2024 của các ngân hàng ghi nhận sự tăng trưởng tốt ở hầu hết các chỉ tiêu, đặc biệt là thu nhập, tổng tài sản, lợi nhuận.
Chủ tịch Bamboo Capital xuất chinh, chuẩn bị nắm một ghế HĐQT Eximbank

Chủ tịch Bamboo Capital xuất chinh, chuẩn bị nắm một ghế HĐQT Eximbank

Việc ông Nguyễn Hồ Nam gia nhập HĐQT Eximbank là động thái cho thấy Bamboo Capital đang tiếp tục củng cố sức ảnh hưởng và tăng cường sự kiểm soát với ngân hàng.
Lãi suất ngân hàng hôm nay ngày 26/4/2024: 15 ngân hàng tăng lãi suất huy động trong tháng 4

Lãi suất ngân hàng hôm nay ngày 26/4/2024: 15 ngân hàng tăng lãi suất huy động trong tháng 4

Tổng hợp lãi suất ngân hàng hôm nay ngày 26/4/2024, lãi suất tiết kiệm 26/4, tăng lãi suất huy động, giảm lãi suất huy động, ngân hàng BIDV, VCB, VIB, MB.
App MBBank: Xác thực khuôn mặt, an tâm chuyển tiền

App MBBank: Xác thực khuôn mặt, an tâm chuyển tiền

Với tính năng bảo mật hai lớp, xác thực sinh trắc học trên App MBBank, người dùng có thể “gấp đôi” an tâm khi chuyển tiền qua ứng dụng ngân hàng.
Chưa đủ cơ sở để chấp thuận việc đưa hệ thống công nghệ thông tin KRX vận hành vào ngày 2/5

Chưa đủ cơ sở để chấp thuận việc đưa hệ thống công nghệ thông tin KRX vận hành vào ngày 2/5

Ủy ban Chứng khoán Nhà nước chưa chấp thuận đưa hệ thống công nghệ thông tin KRX vào vận hành từ ngày 2/5.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động