Eximbank lấy làm tiếc, còn khoản lãi 8,8 tỷ đồng thì sao? Eximbank bán 22 xe ô tô chở tiền Ngân hàng Nhà nước yêu cầu không để xảy ra tiêu cực, lợi ích nhóm tại Eximbank |
Tầm thế ông chủ Bamboo Capital
Sáng nay (26/4), Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank, HOSE: EIB) tổ chức Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên 2024, trong đó xin ý kiến cổ đông về một nội dung đáng chú ý, là bầu bổ sung ông Nguyễn Hồ Nam, Chủ tịch Hội đồng quản trị (HĐQT) Tập đoàn Bamboo Capital vào HĐQT nhiệm kỳ 2020 - 2025.
Đổi lại, một thành viên HĐQT Eximbank đương nhiệm là bà Lê Thị Mai Loan, người được bầu vào HĐQT tại ĐHĐCĐ bất thường Eximbank ngày 14/2/2023, đã xin từ chức vì lý do cá nhân.
Ông Nguyễn Hồ Nam cũng là chuyên gia trong ngành tài chính. Vị doanh nhân sinh năm 1978 tại Vĩnh Long đã tốt nghiệp trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh với tấm bằng cử nhân Tài chính - Ngân hàng năm 1999 |
Bà Lê Thị Mai Loan sinh năm 1982 được biết tới là nhân sự thân tín của ông Nguyễn Hồ Nam, từng là thành viên Ban kiểm soát Bamboo Capital và đại diện cho phần vốn góp của tập đoàn tại Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển Công nghiệp Vận tải Tracodi (TCD) - công ty con.
Thời điểm bà Loan xuất hiện và gia nhập HĐQT Eximbank vào tháng 2/2023, là lúc "cuộc chiến quyền lực" tại ngân hàng này đi đến hồi kết. Sau cả thập kỷ "chiến tranh lạnh" căng thẳng, một số nhóm cổ đông đã ngậm ngùi rút lui, trong đó có nhóm cổ đông Tập đoàn Thành Công và cổ đông chiến lược SMBC của Nhật Bản.
Việc ông Nguyễn Hồ Nam đích thân xuất chinh lần này, là động thái cho thấy Bamboo Capital đang tiếp tục củng cố sức ảnh hưởng và tăng cường sự kiểm soát đối với Eximbank, giữa bối cảnh tập đoàn đang mở rộng hoạt động sang lĩnh vực tài chính - ngân hàng - bảo hiểm với "ngọn cờ tiên phong" là BCG Financial.
Bản thân ông Nguyễn Hồ Nam cũng là chuyên gia trong ngành tài chính. Vị doanh nhân sinh năm 1978 tại Vĩnh Long đã tốt nghiệp trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh với tấm bằng cử nhân Tài chính - Ngân hàng năm 1999.
Năm 2003, ông theo học thạc sỹ Tài Chính - Ngân hàng tại trường Đại học Monash (Úc) và được nhận học bổng từ Chính phủ Úc. Với tấm bằng thạc sỹ, năm 2006, ông về nước đầu quân cho Công ty TNHH MTV Chứng khoán Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín (Sacombank Securities - SBS), với vai trò Tổng giám đốc rồi sau lên làm Chủ tịch HĐQT. Như tên gọi, Sacombank Securities là đơn vị trực thuộc Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín - Sacombank, khi đó do Chủ tịch HĐQT Đặng Văn Thành dẫn dắt.
Đến tháng 6/2012, ông Nguyễn Hồ Nam xin từ nhiệm Chủ tịch HĐQT Sacombank Securities và sự rời đi của ông Nam được đồn đoán gắn liền với những biến động của ngân hàng mẹ khi Sacombank bị thâu tóm bởi nhóm của ông Trầm Bê vào tháng 5/2012, là dấu chấm hết cho "triều đại" Đặng Văn Thành.
Mang theo tiềm lực và kinh nghiệm tích lũy ở Sacombank Securities, ông Nguyễn Hồ Nam tự tin vững bước bắt đầu xây dựng đế chế Bamboo Capital lừng lẫy ngày nay.
Lên kế hoạch lãi to
Trở lại với ĐHĐCĐ, năm 2024, ban lãnh đạo Eximbank đưa ra kế hoạch kinh doanh đầy tham vọng, lợi nhuận sau thuế kỳ vọng đạt 5.180 tỷ đồng, tăng mạnh 90% so với kết quả thực hiện 2023. Ngân hàng dự kiến đến cuối năm 2024, tổng tài sản đạt 223.500 tỷ đồng, tăng 11% so với đầu năm. Mục tiêu huy động vốn và dư nợ tín dụng đạt lần lượt 175.000 tỷ đồng và 161.000 tỷ đồng, tăng trưởng 10,5% và 14,6%. Hướng tới kiểm soát tỷ lệ nợ xấu ở mức an toàn 1,8%.
Về kế hoạch trả cổ tức 2023, Eximbank trình cổ đông phương án chia cổ tức 10% trong đó 7% là cổ phiếu (cổ đông sở hữu 100 cổ phiếu được nhận 7 cổ phiếu mới) và 3% là tiền mặt (sở hữu 100 cổ phiếu được nhận 30.000 đồng). Nguồn vốn 1.740 tỷ đồng này được lấy từ khoản lợi nhuận để lại lũy kế tính tại ngày 31/12/2023 theo Báo cáo tài chính kiểm toán.
Năm nay, song song với kế hoạch lãi to, Eximbank dự kiến phát hành thêm 121,86 triệu cổ phiếu cho cổ đông với tỷ lệ 7% (cổ đông sở hữu 100 cổ phiếu được nhận 7 cổ phiếu mới). Tính ra nếu hoàn tất hai thương vụ phát hành trên đây, vốn điều lệ Eximbank sẽ tăng từ 17.470 tỷ đồng lên 18.688 tỷ đồng.
Bên cạnh đó, Eximbank xin ý kiến cổ đông về việc thay đổi địa điểm trụ sở chính, từ Tòa nhà Vincom Center (số 7 Lê Thánh Tôn, phường Bến Nghé, quận 1, TP. Hồ Chí Minh) sang số 7 Lê Thị Hồng Gấm, quận 1. Tuy nhiên, dự án trụ sở mới của ngân hàng vẫn đang được triển khai xin ý kiến lãnh đạo thành phố về công tác thực hiện điều chỉnh cục bộ quy hoạch phân khu cho phù hợp với những thay đổi của Nhà nước về chính sách quy hoạch, xây dựng.
Trong trường hợp được cổ đông thông qua, Eximbank sẽ thuê một tòa nhà văn phòng khác để sử dụng trong thời gian chờ triển khai xây dựng trụ sở chính. Nhiều khả năng sẽ là Tòa nhà Văn phòng (Fideco Center) tại số 28 Phùng Khắc Khoan, phường Đa Kao, quận 1, địa điểm được đánh giá là đáp ứng các nhu cầu của Eximbank sau khi khảo sát.