Vốn điều lệ ngân hàng thay đổi ra sao sau mùa đại hội cổ đông?

Tại Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2024, nhiều ngân hàng đã thông qua kế hoạch tăng vốn “khủng”, hứa hẹn bức tranh quy mô mới của ngành ngân hàng.
Vốn điều lệ của hệ thống ngân hàng tăng 0,7%, tổng tài sản giảm 2,63% Ngân hàng NCB tăng gấp đôi vốn điều lệ để tái cơ cấu toàn diện trong năm 2024 Tăng vốn điều lệ để đảm bảo an toàn vốn và nâng cao năng lực cạnh tranh

Ngân hàng “ồ ạt” tăng vốn

Là ngân hàng giữ kỷ lục về vốn điều lệ cao nhất trong hệ thống với 79.339 tỷ đồng (thời điểm cuối năm 2023), tại Đại hội đồng cổ đông thương niên 2024, VPBank tiếp tục được các cổ đông thông qua việc tăng vốn điều lệ bằng phát hành cổ phiếu theo chương trình lựa chọn cho người lao động (ESOP). Số cổ phiếu dự kiến phát hành tối đa là 30 triệu cổ phiếu, với mức giá 10.000 đồng/cổ phiếu.

Cùng với đó, ngân hàng này cũng có phương án phát hành trái phiếu quốc tế để phục vụ cho việc huy động vốn bổ sung trên thị trường quốc tế. VPBank dự kiến phát hành tối đa 400 triệu USD trái phiếu, đây là trái phiếu không chuyển đổi, không có đảm bảo, không kèm chứng quyền với thời hạn dự kiến 5 năm. Thời gian dự kiến phát hành từ năm 2024 đến quý 1/2025.

Tuy nhiên nếu như ở năm ngoái, các đợt tăng và bán vốn cho đối tác giúp VPBank “không có đối thủ” về vốn điều lệ thì năm nay, qua kế hoạch đã được duyệt tại các kỳ họp Đại hội đồng cổ đông, dự kiến ngưỡng vốn 70.000 tỷ đồng trở lên sẽ không còn cô đơn chỉ mình VPBank.

Cụ thể, tại Đại hội đồng cổ đông của Techcombank đã thông qua kế hoạch tăng vốn điều lệ từ hơn 35.225 tỷ đồng lên trên 70.450 tỷ đồng thông qua phát hành cổ phiếu từ nguồn vốn chủ sở hữu. Theo đó, nguồn vốn chủ sở hữu dự kiến sử dụng để tăng vốn điều lệ gồm: Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối, quỹ dự trữ bổ sung vốn và thặng dư vốn cổ phần. Tỷ lệ phát hành dự kiến là 100%. Như vậy, cổ đông sở hữu 100 cổ phiếu sẽ hưởng quyền nhận thêm 100 cổ phiếu mới.

Trong nhóm thông qua kế hoạch tăng vốn điều lệ lên trên 70.000 tỷ đồng, còn có 3 “ông lớn” có vốn quốc doanh là VietinBank, BIDV và Vietcombank.

Tại Đại hội đồng cổ đông, BIDV đã trình cổ đông kế hoạch tăng vốn điều lệ lên hơn 70.000 tỷ đồng theo hai cách. Thứ nhất, chi trả cổ tức năm 2022 và từ phát hành riêng lẻ cho nhà đầu tư. Thứ hai, tổng số cổ phiếu phát hành thêm là 1,36 tỷ cổ phiếu, giúp vốn điều lệ tăng thêm gần 13.620 tỷ đồng lên 70.624 tỷ đồng.

Được biết, BIDV sẽ dùng 11.970 tỷ đồng lợi nhuận còn lại năm 2022 để chia cổ tức bằng cổ phiếu (tương đương tỷ lệ 21%). Nhà băng này cũng sẽ phát hành thêm gần 165 triệu cổ phiếu bằng hình thức chào bán riêng lẻ để tăng thêm 1.649 tỷ đồng vốn điều lệ. Kế hoạch thực hiện trong năm 2024 - 2025 và sau khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận.

Tại Đại hội đồng cổ đông, BIDV cũng đề xuất giữ một phần lợi nhuận còn lại của năm 2023 để chia cổ tức bằng cổ phiếu. Lợi nhuận còn lại sau khi trích các quỹ năm 2023 là 15.491 tỷ đồng, nhà băng này muốn giữ lại 12.347 tỷ đồng để chia cổ tức bằng cổ phiếu. Tuy nhiên, đề xuất này của BIDV cần được Ngân hàng Nhà nước phê duyệt. Dự kiến, vốn điều lệ của ngân hàng này có thể tăng lên hơn 86.000 tỷ đồng trong vài năm tới.

Ngành Ngân hàng phải nêu cao trách nhiệm hỗ trợ người dân, doanh nghiệp
Nhiều ngân hàng đã thông qua kế hoạch tăng vốn “khủng”

Tại Đại hội đồng cổ đông năm 2024, VietinBank đã thông qua phương án giữ lại gần 14.000 tỷ đồng lợi nhuận còn lại năm 2023 để chia cổ tức bằng cổ phiếu. Năm ngoái, nhà băng này cũng thông qua việc dùng toàn bộ lợi nhuận còn lại năm 2022 (11.521 tỷ đồng) để chia cổ tức bằng cổ phiếu. Thế nhưng, kế hoạch này đến nay vẫn chưa được triển khai.

Hiện VietinBank có vốn điều lệ ở mức 53.700 tỷ đồng. Như vậy, nếu được giữ lại lợi nhuận năm 2022 - 2023 để chia cổ tức bằng cổ phiếu, ngân hàng sẽ nâng vốn điều lệ lên 79.148 tỷ đồng.

Tương tự, lợi nhuận còn lại sau khi trích các quỹ năm 2023 là 24.987 tỷ đồng, Vietcombank dự kiến dùng toàn bộ để chia cổ tức bằng cổ phiếu để tăng vốn điều lệ. Trước đó, Vietcombank cũng đã công bố kế hoạch tương tự về việc chia cổ tức bằng cổ phiếu cho 21.680 tỷ đồng lợi nhuận còn lại của năm 2022. Đồng thời, Đại hội đồng cổ đông bất thường năm 2023 đã thông qua kế hoạch tăng vốn khoảng 27.700 tỷ đồng lợi nhuận còn lại của năm 2021 và lợi nhuận còn lại lũy kế đến trước năm 2018.

Hiện vốn điều lệ của Vietcombank ở mức 55.891 tỷ đồng. Nếu thực hiện thành công các kế hoạch, vốn điều lệ của nhà băng này sẽ tăng lên 130.258 tỷ đồng, trở thành ngân hàng có vốn điều lệ cao nhất Việt Nam. Đến nay, Vietcombank là ngân hàng có vốn chủ sở hữu cao nhất (hơn 173.000 tỷ đồng), vốn hoá thị trường chứng khoán lớn nhất (510.000 tỷ đồng).

Ngoài nhóm có kế hoạch tăng vốn trên nền vốn quy mô lớn top đầu như nêu trên, nhiều nhà băng cũng đã được Đại hội đồng cổ đông duyệt thông qua kế hoạch tăng vốn đáng chú ý.

Cụ thể, MBBank trình cổ đông thông qua 2 phương án tăng vốn: Thứ nhất, MBBank dự kiến tăng thêm 7.959 tỷ đồng vốn điều lệ thông qua phát hành gần 796 triệu cổ phiếu để trả cổ tức cho cổ đông hiện hữu, tương đương tỷ lệ 15% tổng số cổ phiếu phổ thông lưu hành tại thời điểm vốn điều lệ. Nguồn vốn thực hiện từ lợi nhuận sau thuế để lại lũy kế của MBBank năm 2023. Thứ hai, MBBank cũng tiếp tục thực hiện chuyển tiếp phương án tăng vốn điều lệ đã được Đại hội đồng cổ đông năm 2023 thông qua, đồng thời tăng vốn điều lệ qua chào bán 62 triệu cổ phiếu riêng lẻ, với mệnh giá 10.000 đồng/cp, tương đương mức vốn 620 tỷ đồng.

Với 2 phương án, từ vốn điều lệ gần 52.141 tỷ đồng, MBBank có thể đạt lên gần 61.643 tỷ đồng. Số vốn tăng thêm sẽ được MBBank dùng để đầu tư tài sản năng lực và hoạt động kinh doanh.

ACB cũng thông qua kế hoạch tăng vốn điều lệ bằng chia cổ tức, từ nguồn lợi nhuận giữ lại của năm 2023 và còn lại từ các năm trước chưa chia, với 19.886 tỷ đồng. Theo đó, Hội đồng quản trị ACB dự kiến chia cổ tức tỷ lệ 25%, trong đó 15% bằng cổ phiếu và 10% bằng tiền mặt, tương ứng với mức sử dụng lợi nhuận giữ lại là 9.710 tỷ đồng. Tỷ lệ cổ tức này cũng được ngân hàng dự kiến tiếp tục áp dụng cho năm 2024 với mức vốn sử dụng tương ứng là 11.166 tỷ đồng.

Với mức chia cổ tức này, ACB sẽ tăng vốn điều lệ lên 44.666 tỷ đồng, tăng thêm 5.800 tỷ đồng, tương ứng với hơn 582 triệu cổ phần phát hành thêm. Thời gian dự kiến hoàn thành kế hoạch phát hành tăng vốn điều lệ là quý III.

Với SHB, kế hoạch nâng vốn điều lệ của ngân hàng năm nay sẽ là tăng 12% từ 36.629 tỷ đồng lên 40.658 tỷ đồng, nằm trong Top 4 ngân hàng thương mại cổ phần tư nhân lớn nhất hệ thống qua hoàn tất việc phát hành cổ phiếu theo chương trình lựa chọn cho người lao động và trả cổ tức năm 2022 bằng cổ phiếu với tỷ lệ 18% ở năm 2023…

Vốn điều lệ ngân hàng thay đổi ra sao sau mùa đại hội cổ đông?
Tổng vốn điều lệ của toàn hệ thống các tổ chức tín dụng liên tục tăng cao trong những năm gần đây

Đảm bảo an toàn vốn và nâng cao năng lực cạnh tranh

Theo dữ liệu thống kê từ Ngân hàng Nhà nước, tổng vốn điều lệ của toàn hệ thống các tổ chức tín dụng liên tục tăng cao trong những năm gần đây. Cụ thể, năm 2020 tổng vốn điều lệ của toàn hệ thống các tổ chức tín dụng tăng thêm hơn 48.300 tỷ đồng. Đến năm 2021 tăng tiếp 90.600 tỷ đồng. Đáng chú ý, trong hai năm 2022 và 2023, tăng lần lượt hơn 125.700 tỷ đồng và 125.900 tỷ đồng (gấp hơn 2,5 lần so với năm 2020).

Đến cuối 2023, tổng vốn điều lệ của toàn hệ thống các tổ chức tín dụng đã lên đến hơn 1 triệu tỷ đồng. Trong đó, nhóm ngân hàng thương mại cổ phần chiếm cao nhất với hơn 542.500 tỷ đồng (tương ứng 54%). Tiếp theo, nhóm ngân hàng thương mại nhà nước với gần 217.900 tỷ đồng (gần 22%) và nhóm ngân hàng liên doanh, nước ngoài với 163.100 tỷ đồng (hơn 16%). Phần còn lại là các công ty tài chính, ngân hàng chính sách xã hội, quỹ tín dụng và ngân hàng hợp tác xã.

Các chuyên gia cho rằng, kế hoạch tăng vốn năm 2024 của các ngân hàng sẽ gặp không ít thách thức trong bối cảnh nền kinh tế vẫn gặp khó khăn, thị trường chứng khoán “bấp bênh”. Tuy nhiên, rủi ro nợ xấu đang gia tăng ảnh hưởng đến các hệ số an toàn vốn (CAR), tỷ lệ sử dụng vốn ngắn hạn cho vay trung và dài hạn chưa đáp ứng quy định tại một số ngân hàng nên việc tăng vốn điều lệ là mục tiêu quan trọng.

Ngoài ra, giới phân tích cũng nhận định, việc tăng vốn điều lệ sẽ giúp các nhà băng cải thiện hệ số CAR, đáp ứng các chuẩn mực theo Basel II và kế tiếp là Basel III. Đây là chuẩn mực quốc tế giúp các nhà băng nâng cao quản trị rủi ro và cạnh tranh hơn so với các đối thủ cùng ngành. Đồng thời, các ngân hàng cũng có thêm nguồn vốn trung và dài hạn bền vững, tạo nền tảng vững chắc để mở rộng quy mô kinh doanh, đặc biệt là mục tiêu tăng trưởng tín dụng trong năm nay.

Tuy nhiên, giới phân tích cũng nhìn nhận, trên thực tế, hình thức tăng vốn theo kế hoạch của phần lớn ngân hàng là từ nguồn lợi nhuận giữ lại, do đó mức độ cải thiện bộ đệm dự phòng và năng lực tài chính là không đáng kể. Trong khi đó, cả vốn điều lệ và lợi nhuận giữ lại đều là cấu phần tạo nên vốn chủ sở hữu và vốn tự có cấp 1, vì vậy, về mặt tổng thể vốn chủ sở hữu, vốn tự có của các ngân hàng sẽ không biến động, do đó các tỷ lệ an toàn cũng sẽ ít có sự ảnh hưởng.

Điểm ảnh hưởng tích cực là khi thực hiện chia cổ tức như vậy sẽ giúp thị giá cổ phiếu giảm theo một tỷ lệ tương ứng. Thị giá thấp hơn có thể thu hút nhà đầu tư nhỏ lẻ, nguồn lực tài chính hạn chế có cơ hội mua vào cổ phiếu ngân hàng. Khi đó, với cơ cấu cổ đông đa dạng hơn và nhiều hơn, sẽ tạo điều kiện cho các ngân hàng thuận tiện hơn khi phát hành thêm cổ phiếu mới trong tương lai, cũng như xác định giá bán phù hợp cho các cổ đông chiến lược.

Nếu như việc tăng vốn điều lệ chỉ đơn thuần từ nguồn lợi nhuận giữ lại chuyển sang không mang lại nhiều tác động, việc phát hành thêm cổ phiếu mới sẽ có tác động rõ ràng hơn đến các hệ số an toàn vốn và quy mô tăng trưởng của các ngân hàng.

Đặc biệt trong bối cảnh nền kinh tế trong nước đang gặp ít nhiều khó khăn, nguồn lực tài chính của các nhà đầu tư trong nước còn hạn chế, việc sở hữu chéo bị kiểm soát chặt chẽ, các ngân hàng cần tăng cường tìm kiếm nguồn vốn đầu tư từ các định chế tài chính quốc tế, cổ đông chiến lược nước ngoài.

Nhìn lại VPBank, sau khi hoàn tất bán 15% vốn cổ phần ngân hàng cho nhà đầu tư nước ngoài là Tập đoàn SMBC (Nhật Bản) trong năm ngoái, vốn điều lệ của ngân hàng này đã tăng lên rất mạnh và vươn lên dẫn đầu về quy mô vốn điều lệ. Được biết các ngân hàng như: Vietcombank, BIDV, SHB, LPBank… đều đang có kế hoạch phát hành cổ phiếu riêng lẻ cho nhà đầu tư nước ngoài trong thời gian tới.

Ngân Thương
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: vốn điều lệ

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Vì sao thẻ tín dụng nội địa chưa chiếm được lòng tin của người dùng?

Vì sao thẻ tín dụng nội địa chưa chiếm được lòng tin của người dùng?

Theo Phó Thống đốc Phạm Tiến Dũng, để phát triển thẻ tín dụng nội địa các ngân hàng cần triển khai giải pháp an toàn, bảo mật trong thanh toán.
Tổ chức cung ứng dịch vụ ví điện tử phải có vốn tối thiểu 50 tỷ đồng

Tổ chức cung ứng dịch vụ ví điện tử phải có vốn tối thiểu 50 tỷ đồng

Tổ chức hoạt động cung ứng dịch vụ ví điện tử, hỗ trợ thu hộ, chi hộ và dịch vụ cổng thanh toán điện tử phải có vốn điều lệ thực góp tối thiểu 50 tỷ đồng.
Quỹ mở đạt lợi nhuận 26,2% từ đầu năm có những mã cổ phiếu nào?

Quỹ mở đạt lợi nhuận 26,2% từ đầu năm có những mã cổ phiếu nào?

Quỹ mở được xem là giải pháp đầu tư chứng khoán hiện đại, phù hợp dành cho nhà đầu tư cá nhân không chuyên mong muốn tăng trưởng tài sản hiệu quả trong dài hạn.
Thị trường ngắt mạch tăng sau 5 phiên, VN-Index lùi về dưới tham chiếu

Thị trường ngắt mạch tăng sau 5 phiên, VN-Index lùi về dưới tham chiếu

Một đợt xả khá dữ dội có lúc ép VN-Index giảm tới hơn 10 điểm, nhưng cầu bắt đáy xuất hiện trong 15 phút cuối đợt khớp lệnh liên tục đã đẩy ngược giá phục hồi.
Cơ cấu dân số trẻ, thẻ tín dụng nội địa nhiều dư địa phát triển

Cơ cấu dân số trẻ, thẻ tín dụng nội địa nhiều dư địa phát triển

Cơ cấu dân số trẻ, thu nhập người dân tăng, xu hướng thương mại điện tử ngày càng thịnh hành,… giúp thị trường thẻ tín dụng nội địa có nhiều dư địa phát triển.

Tin cùng chuyên mục

Đầu thầu thành công 7.900 lượng vàng với giá 89,42 triệu đồng/lượng

Đầu thầu thành công 7.900 lượng vàng với giá 89,42 triệu đồng/lượng

7.900 lượng vàng miếng đã “có chủ” sau phiên đấu thầu vàng diễn ra sáng nay 21/5, với giá trúng thầu cao nhất là 89,42 triệu đồng/lượng.
Bac A Bank ưu tiên lãi suất cho khách hàng doanh nghiệp hướng tới phát triển bền vững

Bac A Bank ưu tiên lãi suất cho khách hàng doanh nghiệp hướng tới phát triển bền vững

Bac A Bank dành tặng khách hàng doanh nghiệp mức lãi suất tri ân vô cùng hấp dẫn trong Chương trình ưu đãi tín dụng "30 năm - Nâng tầm doanh nghiệp Việt"
An Gia Group: Lãi tăng đột biến nhưng tài sản giảm mạnh và dòng tiền âm nặng

An Gia Group: Lãi tăng đột biến nhưng tài sản giảm mạnh và dòng tiền âm nặng

Tính đến ngày 31/3/2024, tổng tài sản của An Gia Group đang ở mức 8.481,6 tỷ đồng, giảm tới 811,7 tỷ đồng (tương đương giảm 8,7%) so với hồi đầu năm.
Lợi nhuận quý I của NLG dự đoán đã chạm đáy, kỳ vọng lớn ở hồi sau

Lợi nhuận quý I của NLG dự đoán đã chạm đáy, kỳ vọng lớn ở hồi sau

Các chuyên gia BSC dự báo, doanh thu và lợi nhuận năm 2024 của NLG tăng trưởng rõ rệt so với năm trước nhờ điểm rơi bàn giao các sản phẩm Flora tại Akari City.
Chính phủ quy định các trường hợp tài khoản thanh toán bị phong tỏa

Chính phủ quy định các trường hợp tài khoản thanh toán bị phong tỏa

Tại Nghị định số 52/2024/NĐ-CP, Chính phủ quy định mở và sử dụng tài khoản và 4 trường hợp tài khoản thanh toán bị phong toả.
Hiện thực hoá Nghị quyết 50-NQ/TW của Bộ Chính trị bằng mô hình khu công nghiệp sinh thái

Hiện thực hoá Nghị quyết 50-NQ/TW của Bộ Chính trị bằng mô hình khu công nghiệp sinh thái

Nghị quyết 50-NQ/TW đặt mục tiêu, giai đoạn 2021-2025 Việt Nam thu hút khoảng 150-200 tỷ USD vốn FDI, giai đoạn 2026-2030 thu hút 200-300 tỷ USD.
Giải ngân gói tín dụng 120.000 tỷ đồng cho vay nhà ở xã hội chưa đạt 1%

Giải ngân gói tín dụng 120.000 tỷ đồng cho vay nhà ở xã hội chưa đạt 1%

Giải ngân gói tín dụng 120.000 tỷ đồng vẫn khá chậm khi tới thời điểm này các ngân hàng mới cho vay hơn 640 tỷ đồng.
Thanh khoản thị trường dâng cao, VN-Index tăng hơn 4 điểm

Thanh khoản thị trường dâng cao, VN-Index tăng hơn 4 điểm

Thị trường chứng khoán hôm nay tiếp tục xu hướng tích cực, tuy nhiên vào cuối phiên đà tăng thu hẹp dần và chỉ số không thể chinh phục mốc 1.280 điểm.
BCG Energy trở thành công ty đại chúng, tiến tới đăng ký giao dịch trên sàn UPCoM

BCG Energy trở thành công ty đại chúng, tiến tới đăng ký giao dịch trên sàn UPCoM

Ủy ban Chứng khoán Nhà nước chính thức phê duyệt hồ sơ đăng ký đại chúng của BCG Energy.
Ngày 21/5, tiếp tục đấu thầu vàng miếng, giá tham chiếu giảm còn 88,6 triệu đồng/lượng

Ngày 21/5, tiếp tục đấu thầu vàng miếng, giá tham chiếu giảm còn 88,6 triệu đồng/lượng

Sáng mai (21/5), Ngân hàng Nhà nước tiếp tục tổ chức đấu thầu 16.800 lượng vàng miếng, với mức giá tham chiếu để tính đặt cọc giảm còn 88,6 triệu đồng/lượng.
Công ty Cổ phần Chứng khoán Kỹ Thương tăng cường bảo mật tài khoản và an toàn giao dịch

Công ty Cổ phần Chứng khoán Kỹ Thương tăng cường bảo mật tài khoản và an toàn giao dịch

Công ty CP Chứng khoán Kỹ Thương tiếp tục tiên phong trong việc tạo thêm nhiều lớp bảo mật nâng cao nhằm đảm bảo an toàn giao dịch, bảo vệ tài sản.
Standard Chartered giành nhiều giải thưởng tại The Asset Triple A Treasurise Awards 2024

Standard Chartered giành nhiều giải thưởng tại The Asset Triple A Treasurise Awards 2024

Ngân hàng Standard Chartered đã được vinh danh nhiều hạng mục tại Giải thưởng The Asset Triple A Treasurise Awards 2024.
Ngân hàng chia cổ tức khủng, cổ phiếu “vua” kỳ vọng bứt tốc

Ngân hàng chia cổ tức khủng, cổ phiếu “vua” kỳ vọng bứt tốc

Tuần này, có 3 ngân hàng thương mại lớn là Techcombank, VPBank và MB sẽ chốt ngày đăng ký nhận cổ tức, giới chuyên gia kỳ vọng nhóm cổ phiếu "vua" sẽ bứt tốc.
Lãi suất ngân hàng hôm nay ngày 20/5/2024: Thêm ngân hàng tăng lãi suất lên trên 6%/năm

Lãi suất ngân hàng hôm nay ngày 20/5/2024: Thêm ngân hàng tăng lãi suất lên trên 6%/năm

Tổng hợp lãi suất ngân hàng hôm nay ngày 20/5/2024, lãi suất tiết kiệm 20/5, giảm lãi suất huy động, tăng lãi suất, ngân hàng BIDV, VCB, VIB, MB, VietinBank.
VCCI đề nghị cân nhắc cho phép một tổ chức được làm đại lý cho nhiều bên

VCCI đề nghị cân nhắc cho phép một tổ chức được làm đại lý cho nhiều bên

VCCI đề nghị cơ quan soạn thảo Thông tư quy định về hoạt động đại lý thanh toán cân nhắc cho phép một tổ chức được làm đại lý cho nhiều bên.
Một ngân hàng ôm tham vọng lãi tăng 114%, cổ phiếu tiềm năng tăng tới 34%

Một ngân hàng ôm tham vọng lãi tăng 114%, cổ phiếu tiềm năng tăng tới 34%

Năm 2024, ngân hàng này đặt kế hoạch lợi nhuận trước thuế tăng 114% lên 23.165 tỷ đồng, giúp cổ phiếu được lòng giới phân tích với kết quả định giá khá cao.
Chứng khoán tuần từ ngày 20-24/5: Dự báo áp lực bán chốt lời song cơ hội tăng điểm vẫn còn

Chứng khoán tuần từ ngày 20-24/5: Dự báo áp lực bán chốt lời song cơ hội tăng điểm vẫn còn

Với sự hưng phấn và thanh khoản ổn định tuần qua, VN-Index tiến tới vùng đỉnh ngắn hạn 1.280-1.290 điểm vẫn hoàn toàn có thể dù áp lực bán sẽ tăng theo.
Đại diện Hội đồng Vàng Thế giới nói gì về việc đấu thầu vàng ở Việt Nam?

Đại diện Hội đồng Vàng Thế giới nói gì về việc đấu thầu vàng ở Việt Nam?

Trao đổi với phóng viên Báo Công Thương, ông Shaokai Fan, đại diện Hội đồng Vàng Thế giới đã đánh giá về việc đấu thầu vàng ở Việt Nam.
Gia hạn thông tư 02 - cổ phiếu ngân hàng "nổi sóng"

Gia hạn thông tư 02 - cổ phiếu ngân hàng "nổi sóng"

Tuần qua, cổ phiếu ngân hàng bật tăng mạnh sau khi Ngân hàng Nhà nước công bố Dự thảo Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 02/2023/TT-NHNN.
Tiến độ tăng vốn “khủng” cho nhóm Big4 ngân hàng

Tiến độ tăng vốn “khủng” cho nhóm Big4 ngân hàng

Báo cáo trình Quốc hội của Chính phủ mới đây đã cập nhật tình hình tăng vốn điều lệ của nhóm Big4 ngân hàng: Agribank, BIDV, Vietcombank, VietinBank.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động