Thứ sáu 27/12/2024 22:36

Việt Nam - Canada: Tận dụng CPTPP tạo thuận lợi cho dòng hàng hóa, dịch vụ

Việc tận dụng tốt Hiệp định CPTPP đã mang lại lợi ích cho cả 2 bên, đồng thời góp phần làm sâu sắc hơn quan hệ hợp tác giữa Việt Nam - Canada.

Đối tác thương mại lớn nhất của Canada trong ASEAN

50 năm kể từ ngày Việt Nam và Canada thiết lập quan hệ ngoại giao (21/8/1973 - 21/8/2023), quan hệ hợp tác hữu nghị giữa Canada và Việt Nam đã không ngừng được củng cố và phát triển kể từ khi được chính thức thiết lập ngày 21/8/1973 với những dấu ấn hết sức quan trọng trên tất cả các lĩnh vực, trong đó đáng chú ý là việc trao đổi đoàn cấp cao, tiếp xúc, gặp gỡ giữa lãnh đạo cấp cao hai nước bên lề các hội nghị và diễn đàn đa phương quốc tế diễn ra khá thường xuyên với nhiều nội dung thực chất.

Đại sứ Việt Nam tại Canada Phạm Vinh Quang khẳng định, kể từ khi xác lập quan hệ Đối tác toàn diện, giữa hai quốc gia đã có các nguyên tắc cơ bản định hướng cho quan hệ đôi bên. Các phương hướng cũng như biện pháp thúc đẩy quan hệ hợp tác được tập trung vào 7 lĩnh vực, đó là: Chính trị - ngoại giao, thương mại - đầu tư, hợp tác phát triển, quốc phòng - an ninh, văn hóa - giáo dục, khoa học - công nghệ và giao lưu nhân dân. Trong đó, đặc biệt chú trọng đến lĩnh vực thương mại - đầu tư và giáo dục và đào tạo.

Việt Nam đã vươn lên trở thành đối tác thương mại lớn nhất của Canada trong Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), kim ngạch thương mại hai chiều luôn đạt mức tăng trưởng hai chữ số mỗi năm, kể cả trong giai đoạn đại dịch Covid-19, đạt 7 tỷ USD trong trong năm 2022 (theo số liệu thống kê của Canada, con số này đã vượt mốc 10 tỷ USD do tính cả lượng hàng hoá trung chuyển qua Hoa Kỳ).

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Thủ tướng Canada Justin Trudeau tại cuộc gặp song phương bên lề Hội nghị Thượng đỉnh G7 mở rộng tại Hiroshima, Nhật Bản, ngày 20/5/2023

Số liệu thống kê cho thấy, tính đến hết năm 2022, Canada đứng thứ 14 trong tổng số 130 nước và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam với 242 dự án và tổng số vốn đăng ký là 4,82 tỷ USD. Canada cũng là điểm đến hấp dẫn đối với các nhà đầu tư Việt Nam. Trong số 20 quốc gia, vùng lãnh thổ nhận đầu tư của Việt Nam, Canada đang dẫn đầu với số vốn đăng ký đạt hơn 150,2 triệu USD, chiếm 47,5% tổng vốn đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài.

Đại sứ Việt Nam tại Canada Phạm Vinh Quang cho biết: Giao lưu nhân dân, thanh niên đã và đang trở thành nền tảng quan trọng cho sự phát triển bền vững quan hệ giữa hai nước. Nhiều địa phương, vùng miền Việt Nam đã nhận được sự hỗ trợ quý báu của Canada trong các dự án hỗ trợ vốn, kỹ thuật liên quan nông nghiệp nông thôn và thích ứng với biến đổi khí hậu.

Kể từ năm 1990 đến nay, Canada luôn nằm trong nhóm nước hàng đầu về viện trợ phát triển cho Việt Nam với tổng giá trị ODA khoảng 2 tỷ đô la Canada (khoảng 1,4 tỷ USD).

Về giáo dục – đào tạo, có khoảng 21.000 du học sinh Việt Nam theo học tại tất cả các cấp học ở Canada vào thời điểm trước đại dịch Covid-19, hiện số lượng du học sinh Việt Nam có giảm xuống nhưng Việt Nam vẫn đứng thứ 3 trong số các nước có nhiều du học sinh tại Canada.

Khai thác tối đa FTA

Nhận định về tiềm năng của mối quan hệ Đối tác toàn diện Việt Nam – Canada và những những biện pháp nhằm phát huy hơn nữa thế mạnh của mỗi bên, góp phần thúc đẩy mối quan hệ này ngày càng phát triển trong thời gian tới, Đại sứ Việt Nam tại Canada Phạm Vinh Quang cho rằng, quan hệ Việt Nam - Canada đã đạt được nhiều thành tựu, nhưng tiềm năng của hai bên vẫn còn rất nhiều.

Đại sứ Phạm Quang Vinh chỉ ra, "nền kinh tế đang phát triển của Việt Nam với 100 triệu người tiêu dùng, chi phí lao động thấp có thể trở thành cửa ngõ cho các doanh nghiệp Canada đầu tư và mở rộng kinh doanh sang khu vực Châu Á – Thái Bình Dương".

Mặt khác, Canada có thể cung cấp công nghệ, chuyên môn và sản phẩm tiên tiến để hỗ trợ sự phát triển của Việt Nam trong các lĩnh vực khác nhau, nhất là về phát triển cơ sở hạ tầng, kinh tế xanh, năng lượng sạch, trong khi các công ty Việt Nam có thể khám phá các cơ hội đầu tư vào các ngành công nghệ, tài nguyên thiên nhiên và bất động sản của Canada - Đại sứ Phạm Quang Vinh nói và cho rằng, để thúc đẩy mối quan hệ Việt Nam - Canada tiếp tục phát triển hơn nữa trong thời gian tới, hai nước cần phối hợp triển khai nhiều biện pháp, tập trung vào các lĩnh vực trọng tâm.

Về chính trị, ngoại giao, hai bên cần duy trì và mở rộng các cơ chế hợp tác, trao đổi thường niên hoặc định kỳ ở tất cả các cấp để xác định các lĩnh vực cùng quan tâm, các thách thức đặt ra và các ưu tiên hợp tác.

Song song với đó, trong lĩnh vực kinh tế - thương mại, hợp tác phát triển, hai bên cần tiếp tục khai thác tối đa các khuôn khổ hợp tác thương mại sẵn có, đặc biệt là Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), tạo thuận lợi cho dòng hàng hóa và dịch vụ, giảm các rào cản thương mại và thuế quan; tạo động lực để khuyến khích đầu tư lẫn nhau trong các lĩnh vực mà hai bên có thế mạnh, như chuyển giao công nghệ, tận dụng nguồn nhân lực và tài nguyên thiên nhiên dồi dào.

"Hai nước cần chú trọng tăng hợp tác trong các dự án nghiên cứu, nhất là trong các lĩnh vực mới, có tính xu thế hiện nay như năng lượng tái tạo, trí tuệ nhân tạo, quản lý rác thải, kiểm soát ô nhiễm và bảo tồn đa dạng sinh học…, trong đó cần khuyến khích sự tham gia chủ động, tích cực hơn nữa của các địa phương và khu vực kinh tế tư nhân" - Đại sứ Phạm Quang Vinh đề xuất.

Trong lĩnh vực văn hóa - giáo dục, khoa học - công nghệ và giao lưu nhân dân, hai bên cần đẩy mạnh hơn nữa thiết lập và mở rộng các sự kiện, lễ hội giao lưu văn hóa giữa hai nước nhằm thúc đẩy sự hiểu biết lẫn nhau, kết nối giữa con người với con người, thúc đẩy du lịch thông qua các hoạt động xúc tiến, quảng bá du lịch và kết nối các doanh nghiệp du lịch hai nước...

Nhân dịp hai nước kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao (1973 - 2023), mới đây, Đại sứ quán Canada tại Việt Nam đã kỳ công thực hiện video kỷ niệm dấu mốc lịch sử quan trọng này. Video bắt đầu với "người dẫn chuyện" là Đại sứ Canada tại Việt Nam Shawn Steil, trong không gian Văn Miếu - Quốc Tử Giám (Hà Nội), sau đó đã mở rộng đề cập đến các lĩnh vực hợp tác giữa hai nước, với những con người và câu chuyện sống động, cụ thể.

Việt Nam và Canada từ nhiều năm nay đã có mối quan hệ hữu nghị và hợp tác hiệu quả. Năm 2022, mặc dù chịu tác động tiêu cực của đại dịch nhưng kim ngạch thương mại giữa Việt Nam và Canada vẫn đạt hơn 10 tỉ CAD (hơn 7,3 tỉ USD) và Việt Nam đã trở thành đối tác thương mại lớn nhất của Canada trong các nước ASEAN.

Hai bên cũng tăng cường hợp tác phòng chống đại dịch COVID-19 và biến đổi khí hậu. Chính phủ Canada đã dành cho Việt Nam khoản viện trợ phát triển chính thức lên tới 1,3 tỉ USD từ năm 1990 đến nay. Hiện có khoảng 240 ngàn người Việt Nam đang sinh sống tại Canada.

Hà Hương
Bài viết cùng chủ đề: Quan hệ ngoại giao

Tin cùng chuyên mục

Tận dụng hiệu quả Hiệp định CPTPP để tăng tốc xuất khẩu sang Canada

Hiệp định CPTPP - ‘bước đệm’ đưa dệt may Việt Nam ‘vươn mình’ sang các thị trường mới

Hiệp định CPTPP: Tăng cường hợp tác kinh tế - thương mại với các đối tác châu Mỹ

Trợ lực giúp xuất khẩu thủy sản Việt Nam rộng cửa vào Australia

Hợp tác thương mại Việt Nam - Peru: Tận dụng tốt cơ hội từ Hiệp định CPTPP

Tận dụng tốt hơn CPTPP để "hóa giải" những thách thức khi xuất khẩu sang Canada

Vương quốc Anh gia nhập CPTPP, cơ hội nào cho Việt Nam?

Nâng cao vai trò của hiệp hội, ngành hàng trong thực thi Hiệp định CPTPP

Vương quốc Anh gia nhập CPTPP sẽ mang lại nhiều lợi ích kinh tế cho Việt Nam

Tận dụng lợi thế từ Hiệp định CPTPP, xuất khẩu thủy sản qua Australia tăng trưởng mạnh

“Trái ngọt” xuất khẩu hàng hóa từ Hiệp định CPTPP

Xuất khẩu tôm vào Australia: Gia tăng các sản phẩm chế biến sâu

Xuất khẩu cá tra sang CPTPP: Mexico và Canada lấy lại "sắc xanh tăng trưởng”

Bộ chỉ số FTA Index: Tạo động lực để địa phương bứt phá

Đáp ứng tiêu chuẩn phát triển bền vững: “Chìa khoá” tăng trưởng xuất khẩu da giày

Hiệp định CPTPP kích thích doanh nghiệp Việt xanh hóa để làm chủ cuộc chơi

Xuất khẩu hàng hoá sang các nước châu Á khởi sắc nhờ “đòn bẩy” CPTPP

Xuất khẩu vào thị trường Canada: Doanh nghiệp cần đặc biệt quan tâm đến tiêu chuẩn phát triển bền vững

Xuất khẩu thủy sản sang Canada: Chỉ 12% kim ngạch sử dụng ưu đãi từ CPTPP

Tận dụng CPTPP, thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt may sang thị trường Mexico