Thứ tư 27/11/2024 08:42

Vì sao TP. Hồ Chí Minh chưa mở lại chợ đêm Bến Thành?

Dù các hoạt động kinh tế - xã hội của TP. Hồ Chí Minh đã trở lại bình thường song chợ đêm Bến Thành vẫn chưa được mở lại.

Tại buổi họp báo cung cấp thông tin về công tác chống dịch, tình hình kinh tế - xã hội tháng 7, 7 tháng đầu năm và nhiệm vụ, giải pháp tháng 8 năm 2022 chiều 4/8, ông Nguyễn Nguyên Phương - Phó Giám đốc Sở Công Thương TP. Hồ Chí Minh đã trả lời báo giới nhiều vấn đề liên quan đến hoạt động của ngành này.

Cụ thể, liên quan đến việc mở lại chợ đêm Bến Thành (khu vực đường Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh, quận 1, TP. Hồ Chí Minh), phải đóng cửa từ ngày 26/3/2021 nhưng tới nay vẫn chưa mở lại, ông Phương cho biết: Mở lại chợ không chỉ liên quan đến dịch bệnh mà liên quan đến giao thông, trật tự xung quanh, do chợ này ở bên ngoài chợ Bến Thành và khu vực này là đại công trưởng, các dự án đang triển khai nên thuận lợi tổ chức lại hoạt động của chợ đêm.

Ông Nguyễn Nguyên Phương - Phó Giám đốc Sở Công Thương TP. Hồ Chí Minh trả lời báo giới

“Nếu tổ chức sẽ ảnh hưởng đến giao thông, gây mất an toàn với người bán và người mua. Vì thế với vai trò là cơ quan tham mưu và quản lý hoạt động của các chợ, Sở chưa có đề xuất UBND TP. Hồ Chí Minh mở lại chợ. Sắp tới, khi các điều kiện an ninh trật tự, an toàn giao thông được đảm bảo Sở sẽ có đề xuất mở lại chợ này”- ông Phương nói.

Liên quan đến giả cả hàng hóa, xăng giảm 4 lần mà hàng hóa thực phẩm chưa giảm, theo ông Phương, để giúp giá cả ổn định hơn các đơn vị chức năng thành phố đã khuyến khích các hệ thống phân phối không tăng theo tình hình xăng dầu cũng như phối hợp ngân hàng để hỗ trợ vốn cho doanh nghiệp sản xuất.

Thông tin tại cuộc họp cũng cho biết, các nhiệm vụ, giải pháp của Chương trình phục hồi kinh tế - xã hội giai đoạn 2022 - 2025 và chủ đề năm 2022 đã giúp kinh tế Thành phố phục hồi nhanh, đồng bộ và tương đối toàn diện. Các chỉ số phát triển 7 tháng đầu năm đạt nhiều kết quả tích cực, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng 16% so với cùng kỳ (cùng kỳ giảm 1,8%). Tổng kim ngạch xuất khẩu tăng 4,9% so với cùng kỳ (cùng kỳ tăng 9,6%). Doanh thu du lịch tăng 57,8% so với cùng kỳ, khách du lịch đến thành phố đạt hơn 13,3 triệu lượt, tăng 71,7% so với cùng kỳ. Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) của Thành phố tăng 7,7% so với cùng kỳ; bốn ngành công nghiệp trọng điểm tăng 12,2% so với cùng kỳ; tổng thu ngân sách nhà nước đạt hơn 282 nghìn tỷ đồng, đạt 73,2% dự toán năm và tăng 20% so với cùng kỳ.

Ngọc Thùy
Bài viết cùng chủ đề: Quốc khánh 2/9

Tin cùng chuyên mục

Quảng Nam: Sóng lớn lại xé toạc bờ biển Hội An

Quảng Nam: Phát hiện một cá thể voi đi lạc giữa đồng bằng

Quảng Ninh: Đông Triều nỗ lực hướng tới môi trường xanh trong sản xuất, khai thác than

An Giang: Giới thiệu tiềm năng đầu tư và quảng bá sản phẩm đặc trưng

Tuyên Quang: Chia sẻ kinh nghiệm về quản lý, phát triển chợ, siêu thị

Vĩnh Phúc: Nhiều cơ hội phát triển dịch vụ logistics xanh

Khai mạc Hội chợ Nông nghiệp quốc tế Đồng bằng Bắc Bộ 2024 tại Thái Bình

Hạ tầng số hiện đại - 'chìa khóa' để Quảng Ninh tăng tốc chuyển đổi số

Quảng Ninh: Tăng tốc hoàn thành kế hoạch, giữ vững tăng trưởng 2 con số

Lạng Sơn: Phê duyệt mức hỗ trợ tiền điện cho hộ nghèo

Quảng Nam: Mưa lớn gây sạt lở nhiều nơi ở huyện miền núi Bắc Trà My

Sau sắp xếp đơn vị hành chính, thành phố Thanh Hóa sẽ có bao nhiêu phường, xã?

Thừa Thiên Huế: Công điện hoả tốc ứng phó mưa lũ, học sinh được nghỉ học

Nước lũ dâng cao, tỉnh Quảng Ngãi di dời khẩn cấp người dân

Quảng Nam: Mưa lớn gây sạt lở làm sập tường ở điểm trường Răng Chuỗi huyện Nam Trà My

Vịnh Hạ Long (Quảng Ninh): Hướng tới ‘cái nôi’ giá trị văn hóa lịch sử

Quảng Ninh: Doanh nghiệp ứng dụng khoa học công nghệ, nâng cao năng lực cạnh tranh

Sẽ sớm ổn định cuộc sống cho người dân khu tái định cư dự án Trung tâm điện lực Quảng Trạch

Bình Định: Chuyển dịch cơ cấu hàng hóa xuất khẩu theo chiều sâu

Quảng Ninh tăng cường quản lý, khai thác tài nguyên than