Chợ An Đông - 'thủ phủ' thời trang tại TP. Hồ Chí Minh vắng khách dịp cuối năm

Chợ An Đông - “thủ phủ thời trang” của TP. Hồ Chí Minh đang mất dần sức hút, trở nên vắng khách ngay trong mùa mua sắm cuối năm.
TP. Hồ Chí Minh: Tiểu thương chợ An Đông nơm nớp nỗi lo hỏa hoạn TP. Hồ Chí Minh: Vì sao tiểu thương chợ An Đông đồng loạt đóng sạp? TP. Hồ Chí Minh: Cuối năm, hàng loạt mặt bằng “chật vật” tìm khách thuê

Chợ ngày càng vắng khách

Trung tâm thương mại dịch vụ An Đông (chợ An Đông), từng được coi là biểu tượng của sự sầm uất tại TP. Hồ Chí Minh, đang dần mất đi sức hút vốn có. Với lịch sử hoạt động lâu đời và vị trí chiến lược tại quận 5, chợ là điểm đến không chỉ của người dân địa phương mà còn thu hút một lượng lớn du khách trong và ngoài nước. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, lượng khách ghé chợ giảm rõ rệt, kéo theo doanh thu của các tiểu thương lao dốc.

Chợ thời trang lớn nhất TP. Hồ Chí Minh vắng khách dịp cuối năm
Chợ An Đông được mệnh danh là “thủ phủ thời trang” của TP. Hồ Chí Minh

Chợ An Đông có hơn 2.000 gian hàng, chuyên cung cấp sỉ, lẻ các mặt hàng như quần áo, giày dép, phụ kiện thời trang và hàng tiêu dùng. Trước đây, không khí mua sắm tại chợ luôn nhộn nhịp, khách đến chợ đông đúc từ sáng sớm đến tận chiều muộn.

Tuy nhiên, theo ghi nhận của phóng viên Báo Công Thương ngày 12/12/2024, các tiểu thương ngành hàng quần áo thời trang bày hàng ngập lối đi nhưng lượng khách tham quan và mua sắm thưa thớt, nhiều gian hàng trống không, các tiểu thương thường xuyên trong tình trạng ngồi chờ khách.

Chợ thời trang lớn nhất TP. Hồ Chí Minh vắng khách dịp cuối năm
Tuy hàng hóa phong phú nhưng khách đến chợ mua sắm khá thưa thớt

Chị Văn Thị Hằng, một tiểu thương đã kinh doanh quần áo tại chợ An Đông hơn 10 năm cho biết, khách hàng bắt đầu giảm từ vài năm trước, đặc biệt từ sau đại dịch Covid-19. “Trước đây, khách hàng của tôi chủ yếu là các mối buôn từ các tỉnh lân cận. Nhưng bây giờ họ không đến nữa vì có thể mua hàng trực tiếp từ các nhà cung cấp qua mạng. Những khách lẻ thì lại chọn mua trên các sàn thương mại điện tử vì tiện lợi và giá cả cạnh tranh hơn.”

Trong khi đó, bà Nguyễn Thị Thỏa có sạp quần áo tại chợ cũng than thở vì buôn bán khó khăn, ế ẩm. Theo bà Thỏa, vào thời "hoàng kim", sạp mặt tiền như này phải thuê thêm 4 - 5 nhân viên nhưng vẫn làm không hết việc, chẳng kịp ăn trưa. Thế nhưng thời gian gần đây, nhân viên sạp nào cũng ngồi bấm điện thoại, buôn chuyện hết ngày.

Chợ thời trang lớn nhất TP. Hồ Chí Minh vắng khách dịp cuối năm
Quầy hàng vắng khách, nhiều tiểu thương ngồi xem điện thoại

Theo ghi nhận, hiện chợ An Đông có nhiều quầy hàng đóng cửa nghỉ bán hoặc treo bảng cho thuê, sang sạp kèm số điện thoại để khách tiện liên hệ. Tiểu thương cho biết, hoạt động buôn bán tại chợ đang phải đối mặt với sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt từ nhiều phía: Siêu thị, cửa hàng truyền thống, các nền tảng thương mại điện tử và gần đây là sự tràn lan của hàng hóa nhập khẩu giá rẻ.

Chợ thời trang lớn nhất TP. Hồ Chí Minh vắng khách dịp cuối năm
Nhiều quầy hàng đóng cửa nghỉ bán hoặc treo bảng cho thuê, sang nhượng

Sự bùng nổ của các nền tảng thương mại điện tử như Shopee, Lazada, Tiki hay mạng xã hội như Facebook và TikTok đã thay đổi hoàn toàn cách thức mua sắm truyền thống. Người tiêu dùng hiện nay không cần phải đến tận nơi để xem hàng hay thương lượng giá cả. Chỉ cần một vài cú nhấp chuột, khách hàng có thể chọn lựa và đặt hàng ngay tại nhà. Điều này khiến chợ truyền thống như An Đông không còn giữ được lợi thế về sự đa dạng hàng hóa và giá cả hấp dẫn như trước.

Xu hướng chuyển đổi sang bán hàng online

Để thích nghi với sự thay đổi, nhiều tiểu thương tại chợ An Đông đã chọn cách kết hợp bán hàng tại chợ với việc chuyển sang các nền tảng trực tuyến như Facebook, Zalo, Shopee, Youtube...

"Tôi bắt đầu livestream bán hàng trên Facebook từ năm ngoái. Mỗi tuần chỉ cần livestream vài buổi là có thể bán được lượng hàng ngang bằng cả tuần ngồi chợ", chị Trần Thị Thùy, một tiểu thương chia sẻ.

Chợ thời trang lớn nhất TP. Hồ Chí Minh vắng khách dịp cuối năm
Một buổi livestream bán hàng của tiểu thương trên kênh Youtube Sài Gòn Ngày Nay. Ảnh chụp màn hình

Không chỉ giúp giảm chi phí thuê mặt bằng, việc bán hàng online còn mở ra cơ hội tiếp cận khách hàng trên phạm vi rộng hơn. Tuy nhiên, không phải ai cũng dễ dàng chuyển đổi. Nhiều tiểu thương lớn tuổi gặp khó khăn trong việc làm quen với công nghệ, hoặc không đủ vốn để đầu tư vào quảng cáo trực tuyến.

“Những người trẻ như tôi thì còn học được, nhưng nhiều cô chú lớn tuổi trong chợ không biết sử dụng điện thoại thông minh hay máy tính, nên rất khó để họ chuyển đổi”, chị Thùy cho biết thêm.

Trong bối cảnh lượng khách giảm sút, một số tiểu thương vẫn cố bám trụ tại chợ, hy vọng tình hình sẽ khả quan hơn trong tương lai. Tuy nhiên, nhiều người cho rằng, người bán hàng phải thay đổi phương thức bán hàng bằng nhiều phương tiện online là xu hướng tất yếu, nếu vẫn mãi kinh doanh truyền thống, việc vực dậy hoạt động kinh doanh tại đây là điều không dễ dàng.

Chợ An Đông không chỉ là một trung tâm mua sắm mà còn là một phần di sản văn hóa của TP. Hồ Chí Minh. Việc giữ gìn và phát triển chợ không chỉ giúp bảo vệ sinh kế của hàng ngàn tiểu thương mà còn duy trì bản sắc độc đáo của thành phố. Trong bối cảnh thị trường thay đổi nhanh chóng, sự thích nghi và đổi mới chính là chìa khóa để chợ An Đông vượt qua khó khăn, tìm lại vị thế vốn có và tiếp tục là điểm đến quen thuộc của người dân cũng như du khách.

Để chợ An Đông và các chợ truyền thống khác có thể tồn tại và phát triển trong thời đại công nghệ số, cần có những giải pháp đồng bộ. Việc đầu tiên là cải thiện cơ sở hạ tầng, đảm bảo môi trường mua sắm sạch sẽ, thoáng mát và thuận tiện hơn. Đồng thời, các tiểu thương cần được hỗ trợ để tiếp cận công nghệ, xây dựng các kênh bán hàng trực tuyến và tận dụng mạng xã hội để quảng bá sản phẩm.

Ngân Nga
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Báo Công Thương

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Hơn 14.000 người lao động nước ngoài được cấp giấy phép lao động tại Bắc Ninh

Hơn 14.000 người lao động nước ngoài được cấp giấy phép lao động tại Bắc Ninh

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh có 14.688 người lao động nước ngoài đã được cấp, cấp lại, gia hạn giấy phép lao động.
Ông Dương Minh Dũng - Bí thư Huyện ủy Long Thành được bầu giữ chức Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai

Ông Dương Minh Dũng - Bí thư Huyện ủy Long Thành được bầu giữ chức Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai

Ông Dương Minh Dũng, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Bí thư Huyện ủy Long Thành được HĐND tỉnh Đồng Nai bầu giữ chức vụ Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai.
Đồng Tháp thực hiện nghị quyết 18, tinh giản hàng nghìn cán bộ

Đồng Tháp thực hiện nghị quyết 18, tinh giản hàng nghìn cán bộ

Thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW, Đồng Tháp đã tinh giản hàng nghìn vị trí cán bộ, và đang tiếp tục triển khai tinh gọn bộ máy theo chủ trương của Bộ Chính trị.
Vĩnh Phúc: Giải ngân vốn đầu tư công năm 2024 đạt khoảng 96%

Vĩnh Phúc: Giải ngân vốn đầu tư công năm 2024 đạt khoảng 96%

Năm 2024, GRDP của tỉnh Vĩnh Phúc dự kiến tăng 7,52% so với năm 2023, cao hơn bình quân chung cả nước, giải ngân vốn đầu tư công đạt 96% kế hoạch đề ra.
Vĩnh Phúc trao Giấy chứng nhận đầu tư cho 5 dự án FDI và 1 dự án DDI

Vĩnh Phúc trao Giấy chứng nhận đầu tư cho 5 dự án FDI và 1 dự án DDI

UBND tỉnh Vĩnh Phúc vừa trao Giấy chứng nhận đầu tư cho 5 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) và 1 dự án đầu tư trực tiếp trong nước (DDI).
Tỉnh Lạng Sơn kiện toàn chức danh Ủy viên Ủy ban nhân dân

Tỉnh Lạng Sơn kiện toàn chức danh Ủy viên Ủy ban nhân dân

Ngày 9/12, tại Kỳ họp thứ 31, Hội đồng nhân dân (HĐND) tỉnh Lạng Sơn khóa XVII, tiến hành công tác kiện toàn chức danh Ủy viên UBND tỉnh Lạng Sơn.
Nam Định: 11 tháng, vốn đăng ký của doanh nghiệp gấp 2,8 lần

Nam Định: 11 tháng, vốn đăng ký của doanh nghiệp gấp 2,8 lần

11 tháng năm 2024, Nam Định có 1.206 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới với tổng số vốn 31.769 tỷ đồng, gấp 2,8 lần vốn đăng ký so với cùng kỳ năm 2023.
Chi tiết 3 bệnh viện đa khoa, vốn đầu tư 5.600 tỷ đồng sắp vận hành ở TP. Hồ Chí Minh

Chi tiết 3 bệnh viện đa khoa, vốn đầu tư 5.600 tỷ đồng sắp vận hành ở TP. Hồ Chí Minh

Ba bệnh viện đa khoa khu vực này được định hướng phát triển thành bệnh viện đa khoa hạng I, đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe của nhân dân TP. Hồ Chí Minh.
Bắc Ninh: Chỉ số sản xuất công nghiệp năm 2024 ước tăng 5,7%

Bắc Ninh: Chỉ số sản xuất công nghiệp năm 2024 ước tăng 5,7%

Sáng nay (9/12), HĐND tỉnh Bắc Ninh khóa XIX, nhiệm kỳ 2021 - 2026 đã khai mạc kỳ họp thứ 24 để xem xét, quyết định một số nội dung quan trọng.
Nhân sự địa phương: Tỉnh ủy Thái Bình, Hưng Yên, Tuyên Quang, Quảng Nam, Phú Thọ thực hiện công tác nhân sự

Nhân sự địa phương: Tỉnh ủy Thái Bình, Hưng Yên, Tuyên Quang, Quảng Nam, Phú Thọ thực hiện công tác nhân sự

Tuần qua, Tỉnh ủy các địa phương: Thái Bình, Hưng Yên, Tuyên Quang, Quảng Nam, Phú Thọ đã thực hiện công tác nhân sự.
Tỉnh Bắc Ninh huy động tối đa nguồn lực để hoàn thành kế hoạch năm

Tỉnh Bắc Ninh huy động tối đa nguồn lực để hoàn thành kế hoạch năm

Tỉnh Bắc Ninh huy động tối đa nguồn lực để đẩy nhanh tiến độ các dự án quan trọng, trong đó có đường Vành đai 4 - Vùng thủ đô Hà Nội, đoạn qua địa phận tỉnh.
Công bố quyết định chuẩn y đồng chí Nguyễn Khắc Thận giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình

Công bố quyết định chuẩn y đồng chí Nguyễn Khắc Thận giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình

Chiều ngày 7/12, Tỉnh ủy Thái Bình tổ chức Hội nghị công bố Quyết định của Bộ Chính trị chuẩn y đồng chí Nguyễn Khắc Thận giữ chức vụ Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình.
Bắc Ninh chủ động ứng phó sự cố hoá chất

Bắc Ninh chủ động ứng phó sự cố hoá chất

Xác định hoá chất là nguyên liệu quan trọng với sản xuất công nghiệp, song cũng tiềm ẩn những mối nguy hiểm, tỉnh Bắc Ninh đã chủ động ứng phó sự cố hoá chất.
Hải quan Quảng Ninh đồng hành cùng doanh nghiệp, thúc đẩy xuất nhập khẩu

Hải quan Quảng Ninh đồng hành cùng doanh nghiệp, thúc đẩy xuất nhập khẩu

Hải quan Quảng Ninh đồng hành cùng doanh nghiệp, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động xuất nhập khẩu, góp phần tăng trưởng kinh tế địa phương.
Yếu tố giúp Bắc Ninh đứng đầu cả nước thu hút vốn đầu tư 11 tháng qua?

Yếu tố giúp Bắc Ninh đứng đầu cả nước thu hút vốn đầu tư 11 tháng qua?

Tỉnh Bắc Ninh dẫn đầu cả nước trong thu hút vốn đầu tư FDI 11 tháng qua, với tổng vốn đầu tư đăng ký gần 5,04 tỷ USD, chiếm 16% tổng vốn đầu tư cả nước.
Hải Dương:

Hải Dương: 'Điểm sáng' ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp

Hải Dương được coi là 'điểm sáng' về nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao của miền Bắc khi tiếp cận sớm và phát triển nhanh phương thức sản xuất hiện đại này.
Tuyên Quang: Hỗ trợ làm mới và sửa chữa nhà ở cho hơn 7.060 hộ nghèo

Tuyên Quang: Hỗ trợ làm mới và sửa chữa nhà ở cho hơn 7.060 hộ nghèo

Đến nay, thực hiện Đề án xóa nhà ở tạm, dột nát, toàn tỉnh Tuyên Quang đã có 7.060 hộ nghèo được hỗ trợ làm mới và sửa chữa nhà ở, đạt 185%.
Hà Giang: Nâng cao năng lực ứng dụng thương mại điện tử trong quảng bá giới thiệu và bán sản phẩm

Hà Giang: Nâng cao năng lực ứng dụng thương mại điện tử trong quảng bá giới thiệu và bán sản phẩm

Sở Công Thương Hà Giang vừa tổ chức tập huấn nâng cao năng lực ứng dụng thương mại điện tử trong công tác quảng bá, giới thiệu và bán sản phẩm trên nền tảng số.
Quảng Ninh đầu tư mạnh mẽ cho khoa học - công nghệ và đổi mới sáng tạo

Quảng Ninh đầu tư mạnh mẽ cho khoa học - công nghệ và đổi mới sáng tạo

Tỉnh Quảng Ninh đang tích cực huy động mọi nguồn lực, từ ngân sách nhà nước đến xã hội hoá để phát triển khoa học - công nghệ.
Hà Giang: Đã khởi công xây dựng 902 nhà tạm, nhà dột nát

Hà Giang: Đã khởi công xây dựng 902 nhà tạm, nhà dột nát

Thống kê đến ngày 4/12, Chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát tại tỉnh Hà Giang đã khởi công xây dựng được 902 nhà/2.541 nhà trong danh sách rà soát.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động