Vì sao nông nghiệp là “trái tim” đối với EU?

Lĩnh vực nông nghiệp tạo ra chưa đầy 2% GDP của châu Âu nhưng các khoản trợ cấp cho ngành này lại chiếm tới 1/3 ngân sách của Liên minh châu Âu (EU).
Italy muốn trở thành đối tác hàng đầu của Việt Nam về nông nghiệp Hợp tác nông nghiệp, thương mại điện tử Việt Nam - New Zealand sẽ khởi sắc Việt Nam - Hàn Quốc: Còn nhiều dư địa trong hợp tác nông nghiệp

Thời gian gần đây, nông dân nhiều nước châu Âu, trong đó có Italia, Pháp và Đức đã phản đối chính sách của EU với cáo buộc các chính sách này khiến ngành nông nghiệp gặp khó khăn. Tuy nhiên, bản thân EU là nguồn tài chính không thể thiếu đối với ngành nông nghiệp: thông qua Chính sách nông nghiệp chung (CAP), chiếm khoảng 1/3 toàn bộ ngân sách EU, nông dân của các quốc gia thành viên EU nhận được các khoản trợ cấp hỗ trợ thu nhập và đảm bảo khả năng cạnh tranh của nông sản trên thị trường châu Âu và nước ngoài. Trong khi, ngành nông nghiệp lại đóng góp chưa đến 2% vào GDP.

Nong nghiep
Nông nghiệp không chỉ là lĩnh vực kinh tế truyền thống, mà còn là trái tim của nhiều giá trị quan trọng, từ cung ứng lương thực, duy trì môi trường sinh thái, đến hỗ trợ cuộc sống nông thôn của EU. Ảnh: Shutterstock

Nông nghiệp dường như là ngành không quan trọng đối với nền kinh tế châu Âu, nhưng lại là lĩnh vực nhận được sự quan tâm lớn về nguồn lực. Theo ông Piero Graglia, giáo sư lịch sử quan hệ quốc tế tại Đại học Milan, sau khi Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, “sự quan tâm đến nông nghiệp chưa bao giờ suy giảm và luôn là lĩnh vực chiến lược của EU: một mặt, dư luận quan tâm chú ý đến việc bảo vệ môi trường, mặt khác, EU mong muốn duy trì phần thu nhập được tạo ra trong nông nghiệp, điều cho phép người lao động trong lĩnh vực này cải thiện cuộc sống từ những năm 1950 đến nay”.

Ở châu Âu, ngành nông nghiệp sử dụng khoảng 8,6 triệu lao động, tương đương hơn 4% trong tổng số 210 triệu lao động của 27 quốc gia thành viên. Ở Italia và Tây Ban Nha, tỷ lệ này khoảng 3%, trong khi ở Pháp và Đức, nông nghiệp chiếm tỷ lệ việc làm thấp hơn một chút, lần lượt khoảng 2 và 1%. Ở Romania, tỷ lệ này là hơn 20% và ở Bulgaria là 15%.

Giá trị của CAP

Trong những năm sau Chiến tranh thế giới thứ hai, chính quyền các nước châu Âu đã đưa ra chính sách hỗ trợ mạnh mẽ cho nông nghiệp. Trong những năm đầu tiên (CAP có hiệu lực từ năm 1962), CAP chiếm tới 3/4 ngân sách. Mặc dù sau này tỷ lệ này đã giảm nhưng một phần đáng kể nguồn lực của EU vẫn được phân bổ cho CAP.

Theo dữ liệu từ Ủy ban châu Âu, trong giai đoạn 2023-2027, CAP tài trợ 387 tỷ euro, trong đó, 291 tỷ euro được lấy từ Quỹ bảo lãnh nông nghiệp châu Âu và 96 tỷ euro từ Quỹ nông nghiệp phát triển nông thôn châu Âu.

Trong giai đoạn 2021-2027, ngân sách của toàn thể EU là 1.076 tỷ euro. Như vậy, CAP chiếm hơn 1/3 ngân sách EU. Tỷ lệ này cao hơn mọi khoản chi ngân sách khác, bao gồm cả các quỹ gắn kết kinh tế, xã hội và lãnh thổ, chỉ chiếm khoảng 30%.

Thu nhập và thương mại

Trong những năm gần đây, CAP dường như đã đạt được một số mục tiêu đề ra. Năm 2021, mỗi nhân công trong lĩnh vực nông nghiệp khai báo thu nhập trung bình gần 29.000 euro, một con số cao so với trước đây.

Trên thực tế, so với năm 2013, thu nhập trung bình của nông dân tăng 56% (nhiều hơn mức tăng trung bình của các ngành khác), trong khi lạm phát tăng hơn 9%. Điều này có nghĩa là không chỉ có sự gia tăng về mặt con số, mà còn cả về mặt thực chất.

Theo báo cáo của Ủy ban châu Âu công bố tháng 11/2023, thu nhập của nông dân tăng dần là do năng suất được cải thiện. Từ năm 2013-2021, giá trị sản xuất tăng nhiều hơn chi phí, trong khi số lượng nhân lực làm việc trong lĩnh vực này lại giảm.

Số liệu về ngoại thương cho thấy về tổng thể EU xuất khẩu nhiều hơn nhập khẩu. Năm 2022, các nước EU nhập khẩu 196 tỷ euro nông sản, trong khi xuất khẩu 229 tỷ euro, do đó xuất siêu 33 tỷ euro. Trong 3 năm, từ năm 2019-2021, chênh lệch giữa xuất khẩu và nhập khẩu thậm chí còn cao hơn.

EU xuất khẩu nông sản chủ yếu sang Vương quốc Anh (21% tổng xuất khẩu), Mỹ (12%), Trung Quốc (8%), Thụy Sĩ (5%) và Nhật Bản (4%), trong khi nhập khẩu nhiều từ Brazil và Vương quốc Anh (9% đối với cả hai), Mỹ (5%), Na Uy (5%) và Trung Quốc (5%).

Trong 20 năm qua, EU luôn là nhà xuất khẩu ròng nông sản, nhưng chỉ từ năm 2010, xuất khẩu mới tăng so với nhập khẩu. Trong giai đoạn 2002-2008, ngoại trừ năm 2006, thặng dư nông nghiệp là từ 1-5 tỷ euro. Sự gia tăng mạnh được ghi nhận trong khoảng thời gian 2011-2013 và 2018-2021.

Giá trị sản xuất nông nghiệp

Số liệu về thu nhập và thương mại ở trên là số liệu tổng thể của tất cả 27 quốc gia thành viên EU. Nếu xem xét chi tiết về giá trị sản xuất nông nghiệp, sẽ nhận thấy sự khác biệt lớn giữa các nước khác nhau.

Nhìn chung, các đơn vị khai thác nông nghiệp ở EU có thể phân thành 3 loại: một là “doanh nghiệp bán tự cung tự cấp”, chuyên trồng cây lương thực để nuôi sống nông dân và gia đình; hai là những doanh nghiệp vừa và nhỏ, thường do gia đình điều hành; ba là các doanh nghiệp hoặc hợp tác xã nông nghiệp lớn.

Vì sao nông nghiệp là “trái tim” đối với EU?
CAP đã đóng góp đáng kể trong việc định hình, thúc đẩy sự phát triển bền vững của nông nghiệp và nông thôn trước những thách thức như biến đổi khí hậu hay đổi mới công nghệ. Ảnh: Shutterstock

Gần 40% doanh nghiệp châu Âu có giá trị sản xuất nông nghiệp hằng năm dưới 2.000 euro, 55% doanh nghiệp có sản lượng đạt giá trị từ 2.000-10.000 euro, trong khi chỉ 3% doanh nghiệp sản xuất được hơn 250.000 euro/năm. Những doanh nghiệp thuộc 3% này được gọi là “các doanh nghiệp nông nghiệp lớn”, chiếm đến 56% giá trị sản xuất nông nghiệp của châu Âu.

Tại các quốc gia châu Âu, tỷ lệ các doanh nghiệp nông nghiệp lớn rất khác nhau. Ở Hà Lan, các doanh nghiệp loại này chiếm một nửa trên tổng số, trong khi ở Italia và Tây Ban Nha chỉ chiếm 3%. Trung bình, mỗi đơn vị khai thác nông nghiệp của EU tạo ra 40.000 euro/năm, nhưng giữa các quốc gia có sự khác biệt rất lớn: ở Hà Lan, mức trung bình là hơn 470.000 euro, trong khi ở Romania là khoảng 4.000 euro, ở Italia con số này là 50.000 euro.

Thách thức về bảo vệ môi trường

Trong thời gian gần đây, một trong những chủ đề gây tranh cãi lớn nhất liên quan đến chính sách bảo vệ môi trường của châu Âu. Mặc dù ảnh hưởng của nông nghiệp đến nền kinh tế EU giảm, nhưng ngành này vẫn có tác động rất lớn trong việc sử dụng đất và vấn đề phát thải khí nhà kính.

Trên thực tế, khoảng 38% lãnh thổ châu Âu được dành riêng cho nông nghiệp, với tỷ lệ khác nhau ở mỗi quốc gia thành viên. Ở Ireland, Đan Mạch, Romania, Luxembourg và Hungary, hơn 50% lãnh thổ được sử dụng cho các hoạt động nông nghiệp, trong khi tỷ lệ này ở Thụy Điển và Phần Lan là dưới 10%. Tại 4 quốc gia lớn của châu Âu, diện tích đất phân bổ cho các hoạt động nông nghiệp tương đối đồng đều: 41% ở Italia, 43% ở Pháp, 46% ở Đức và 47% ở Tây Ban Nha.

Theo số liệu của Cơ quan môi trường châu Âu, lượng khí thải từ ngành nông nghiệp đã giảm 4,8% từ năm 2005 đến nay, đặc biệt giảm mạnh trong năm 2022. Trong 17 năm qua, lượng khí thải trong nông nghiệp đã giảm ở 14 quốc gia thành viên, trong khi lại tăng ở 13 quốc gia còn lại. Bulgaria, Latvia và Estonia đã ghi nhận mức phát thải tăng hơn 20%, trong khi tại 4 nước lớn của châu Âu, lượng phát thải giảm.

Năm 2022, ngành nông nghiệp chiếm 11% tổng lượng phát thải khí nhà kính của EU, trong khi năm 2005 tỷ lệ này khoảng 9%. So với năm 1990, lượng phát thải trong nông nghiệp tính theo tỷ lệ % không thay đổi nhiều: giảm trong những năm 1990, sau đó tăng lên trong những năm đầu 2000. Tại Italia, phát thải trong lĩnh vực nông nghiệp cũng có xu hướng tương tự.

Thanh Bình
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Liên minh châu Âu

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Nga tổ chức trọng thể Lễ duyệt binh kỷ niệm 79 năm Ngày Chiến thắng phát xít (9/5/1945 - 9/5/2024)

Nga tổ chức trọng thể Lễ duyệt binh kỷ niệm 79 năm Ngày Chiến thắng phát xít (9/5/1945 - 9/5/2024)

Tại Quảng trường Đỏ ở thủ đô Moscow (Nga) đã diễn ra Lễ duyệt binh kỷ niệm 79 năm Ngày Chiến thắng phát xít (9/5/1945-9/5/2024).
Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 9/5/2024: Quân đội Ukraine đang ở trạng thái “đe dọa”; Nga tấn công khắp mặt trận

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 9/5/2024: Quân đội Ukraine đang ở trạng thái “đe dọa”; Nga tấn công khắp mặt trận

Một số thông tin tình hình Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 9/5/2024: Quân đội Ukraine đang ở trạng thái “đe dọa”; Nga tấn công khắp mặt trận.
Nga huy động 150.000 người và 2.500 thiết bị quân sự tham gia Lễ duyệt binh Ngày Chiến thắng

Nga huy động 150.000 người và 2.500 thiết bị quân sự tham gia Lễ duyệt binh Ngày Chiến thắng

Theo Sputnik, Nga huy động 150.000 người và 2.500 thiết bị quân sự tham gia Lễ duyệt binh kỷ niệm 79 năm Ngày Chiến thắng phát xít.
Vì sao hơn 300 tấn vàng của thế giới đột nhiên chảy vào "túi" người Trung Quốc?

Vì sao hơn 300 tấn vàng của thế giới đột nhiên chảy vào "túi" người Trung Quốc?

Trong quý I năm 2024, người tiêu dùng ở Trung Quốc đã mua 308,9 tấn vàng, tăng 5,9% so với cùng kỳ năm 2023.
Chiến sự Nga-Ukraine ngày 9/5/2024: Nga có nhiều kinh nghiệm trong việc sử dụng vũ khí hiện đại

Chiến sự Nga-Ukraine ngày 9/5/2024: Nga có nhiều kinh nghiệm trong việc sử dụng vũ khí hiện đại

Thông tin chiến sự Nga-Ukraine hôm nay 9/5/2024: Theo Lầu Năm Góc, Nga có nhiều kinh nghiệm sử dụng vũ khí hiện đại; Nga kiểm soát thêm làng ở Donetsk.

Tin cùng chuyên mục

Xuất khẩu hạt điều: Các nước Bắc Âu bổ sung thêm quy định mới gì?

Xuất khẩu hạt điều: Các nước Bắc Âu bổ sung thêm quy định mới gì?

Thị trường Bắc Âu vừa ra thêm một số quy định đối với sản phẩm hạt điều nhập khẩu. Do vậy, doanh nghiệp trong nước cần cập nhật và lưu ý các quy định mới.
Kéo giảm chi phí logistics, nâng cao năng lực cạnh tranh cho hàng Việt tại thị trường Brazil

Kéo giảm chi phí logistics, nâng cao năng lực cạnh tranh cho hàng Việt tại thị trường Brazil

Hiện nay, hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Brazil đang chịu sự cạnh tranh khốc liệt cả về chất lượng và giá cả đến từ các thị trường khác.
Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 8/5/2024: NATO sẽ ra tuyên bố không gửi quân tới Ukraine?

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 8/5/2024: NATO sẽ ra tuyên bố không gửi quân tới Ukraine?

Khối Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) có thể thông qua tuyên bố chính thức không can thiệp trực tiếp vào cuộc xung đột tại Ukraine.
Chiến sự Israel – Hamas ngày 8/5/2024: Thủ tướng Israel công bố mục đích quân sự tại Rafah

Chiến sự Israel – Hamas ngày 8/5/2024: Thủ tướng Israel công bố mục đích quân sự tại Rafah

Chiến sự Israel – Hamas ngày 8/5/2024: Thủ tướng Israel công bố mục đích quân sự tại Rafah là giải thoát các con tin bị giam giữ và tiêu diệt phong trào Hamas.
Bộ Công Thương thông báo Kế hoạch tuyên truyền các Hiệp định Thương mại tự do năm 2024

Bộ Công Thương thông báo Kế hoạch tuyên truyền các Hiệp định Thương mại tự do năm 2024

Bộ Công Thương có văn bản gửi các Bộ, ngành, địa phương và các Hiệp hội về Kế hoạch tuyên truyền về các Hiệp định Thương mại tự do năm 2024.
Chiến sự Nga-Ukraine ngày 8/5/2024: Tình hình mặt trận có lợi cho Nga; hé lộ rủi ro của F-16 ở Ukraine

Chiến sự Nga-Ukraine ngày 8/5/2024: Tình hình mặt trận có lợi cho Nga; hé lộ rủi ro của F-16 ở Ukraine

Thông tin chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 8/5/2024: Tình hình mặt trận có lợi cho Nga; hé lộ rủi ro của chiến đấu cơ F-16 ở Ukraine.
Sự gián đoạn ở Biển Đỏ có thể cắt giảm 20% công suất vận tải Á - Âu

Sự gián đoạn ở Biển Đỏ có thể cắt giảm 20% công suất vận tải Á - Âu

Hãng vận tải Maersk cho biết sự gián đoạn ở Biển Đỏ đang gia tăng sẽ làm giảm tới 20% công suất của ngành vận tải container giữa châu Á và châu Âu.
Doanh nghiệp lưu ý quy định dán nhãn năng lượng khi xuất khẩu hàng hóa sang Singapore

Doanh nghiệp lưu ý quy định dán nhãn năng lượng khi xuất khẩu hàng hóa sang Singapore

Từ ngày 1/4/2025, Singapore bắt đầu áp dụng quy định dán nhãn năng lượng bắt buộc cho sản phẩm máy nước nóng gia dụng và tủ lạnh bảo quản thương mại.
Việt Nam - Australia thúc đẩy hợp tác phát triển kinh tế xanh và năng lượng tái tạo

Việt Nam - Australia thúc đẩy hợp tác phát triển kinh tế xanh và năng lượng tái tạo

Việt Nam - Australia đạt nhiều thành tựu hợp tác kinh tế, thương mại và không ngừng hợp lực phát triển kinh tế xanh, năng lượng tái tạo trong thời gian tới.
Tổng thống Nga Vladimir Putin chính thức nhậm chức

Tổng thống Nga Vladimir Putin chính thức nhậm chức

Đúng 12 giờ ngày 7/5, ông Vladimir Putin chính thức nhậm chức Tổng thống Nga trong buổi lễ long trọng tổ chức tại Điện Kremlin.
Việt Nam - Australia: Tăng cường hợp tác trong công tác kiểm soát chống buôn lậu

Việt Nam - Australia: Tăng cường hợp tác trong công tác kiểm soát chống buôn lậu

Ngày 7/5/2024, diễn ra Hội đàm song phương và ký Kế hoạch hợp tác điều tra giữa Tổng cục Hải quan Việt Nam và Cơ quan Bảo vệ Biên giới Australia.
Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 7/5/2024: Nga diễn tập vũ khí hạt nhân chiến thuật “răn đe” phương Tây tại Ukraine?

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 7/5/2024: Nga diễn tập vũ khí hạt nhân chiến thuật “răn đe” phương Tây tại Ukraine?

Một số thông tin tình hình chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 7/5/2024: Nga diễn tập vũ khí hạt nhân chiến thuật “răn đe” phương Tây tại Ukraine?
Chiến sự Israel-Hamas ngày 7/5/2024: Israel quyết đánh Rafah; chi tiết thỏa thuận ngừng bắn được Hamas tiết lộ

Chiến sự Israel-Hamas ngày 7/5/2024: Israel quyết đánh Rafah; chi tiết thỏa thuận ngừng bắn được Hamas tiết lộ

Chiến sự Israel-Hamas ngày 7/5/2024: Israel quyết đánh Rafah; chi tiết thỏa thuận ngừng bắn được Hamas tiết lộ với việc thả 33 con tin trong vòng 42 ngày tới
Việt Nam - Brazil: Hướng tới mục tiêu nâng kim ngạch thương mại song phương lên 10 tỷ USD

Việt Nam - Brazil: Hướng tới mục tiêu nâng kim ngạch thương mại song phương lên 10 tỷ USD

Đại sứ Brazil tại Việt Nam Marco Farani nhấn mạnh, Việt Nam - Brazil đã nhất trí nỗ lực hướng mục tiêu tăng thương mại song phương lên 10 tỷ USD vào năm 2030.
Chiến sự Nga-Ukraine ngày 7/5/2024: Italia phản đối NATO can thiệp vào Ukraine, không cung cấp vũ khí tầm xa cho Kiev

Chiến sự Nga-Ukraine ngày 7/5/2024: Italia phản đối NATO can thiệp vào Ukraine, không cung cấp vũ khí tầm xa cho Kiev

Thông tin chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 7/5/2024: Italia phản đối NATO can thiệp vào xung đột Ukraine, không cung cấp vũ khí tầm xa cho Kiev.
Chiến sự Israel-Hamas ngày 6/5/2024: CIA khẩn cấp tới Qatar đàm phán ngừng bắn; Mỹ tạm dừng chuyển vũ khí cho Israel

Chiến sự Israel-Hamas ngày 6/5/2024: CIA khẩn cấp tới Qatar đàm phán ngừng bắn; Mỹ tạm dừng chuyển vũ khí cho Israel

Thông tin chiến sự Israel-Hamas hôm nay ngày 6/5/2024: Giám đốc CIA khẩn cấp tới Qatar đàm phán ngừng bắn; Mỹ tạm dừng chuyển vũ khí cho Israel.
Giá cước vận tải Á - Âu tăng cao do nhu cầu tăng cao

Giá cước vận tải Á - Âu tăng cao do nhu cầu tăng cao

Giá cước giao ngay đang tăng nhanh và đây có thể chỉ là khởi đầu do nhu cầu mạnh hơn dự kiến và công suất bị hấp thụ bởi sự chuyển hướng ở Biển Đỏ.
Giá ca cao toàn cầu tăng cao ảnh hưởng đến chuỗi cung ứng sản xuất socola

Giá ca cao toàn cầu tăng cao ảnh hưởng đến chuỗi cung ứng sản xuất socola

Sự tăng vọt gần đây của giá ca cao toàn cầu do thiếu hụt nguồn cung đang ảnh hưởng đến các công ty socola trong toàn bộ chuỗi cung ứng.
Chiến sự Israel-Hamas ngày 6/5/2024: Israel không kích Rafah; Dải Gaza đối mặt với nạn đói

Chiến sự Israel-Hamas ngày 6/5/2024: Israel không kích Rafah; Dải Gaza đối mặt với nạn đói

Chiến sự Israel-Hamas ngày 6/5/2024: Israel không kích Rafah; Dải Gaza đối mặt với nạn đói khi các chuyến hàng cứu trợ bị Quân đội Israel ngăn cản và làm khó.
Chiến sự Nga-Ukraine 6/5/2024: Ukraine sẽ tìm cách phản công vào năm 2025; Nga kiểm soát thêm làng chiến lược ở Donetsk

Chiến sự Nga-Ukraine 6/5/2024: Ukraine sẽ tìm cách phản công vào năm 2025; Nga kiểm soát thêm làng chiến lược ở Donetsk

Thông tin chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 6/5/2024: Ukraine sẽ tìm cách phản công vào năm 2025; Nga kiểm soát thêm làng chiến lược ở Donetsk.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động