Thứ năm 28/11/2024 11:24

Vì sao DongA Bank vẫn chưa thể chuyển giao bắt buộc?

Cơ chế chính sách, nguồn lực tài chính để xử lý tổ chức tín dụng yếu kém và xây dựng phương án chuyển giao bắt buộc với DongA Bank còn nhiều bất cập, vướng mắc.

Còn nhiều bất cập, vướng mắc

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam vừa có báo cáo về việc thực hiện Nghị quyết số 62/2022/QH15 về hoạt động chất vấn tại Kỳ họp thứ 3 Quốc hội Khóa XV đối với lĩnh vực ngân hàng.

Theo đó, nhà điều hành cho biết, trong công tác cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng, việc tìm kiếm, đàm phán ngân hàng thương mại đủ điều kiện nhận chuyển giao bắt buộc như: Năng lực tài chính, quản trị, kinh nghiệm cơ cấu tổ chức tín dụng yếu kém hiện bị kéo dài và gặp nhiều khó khăn.

Nguyên nhân, do phụ thuộc lớn vào việc tự nguyện tham gia của các ngân hàng thương mại và cần thời gian để thuyết phục cổ đông, nhất là cổ đông lớn, cổ đông chiến lược nước ngoài đồng thuận tham gia nhận chuyển giao bắt buộc.

Đặc biệt, theo Ngân hàng Nhà nước, cơ chế chính sách, nguồn lực tài chính để xử lý tổ chức tín dụng yếu kém nói chung và để xây dựng phương án chuyển giao bắt buộc đối với Ngân hàng TMCP Đông Á (DongA Bank) nói riêng còn nhiều bất cập, vướng mắc, thủ tục kéo dài.

Bên cạnh đó, năng lực một số cán bộ, công chức làm công tác thanh tra, giám sát còn hạn chế trong điều kiện áp lực xử lý khối lượng công việc lớn, phức tạp, yêu cầu khẩn trương về tiến độ (vừa thực hiện công tác thanh tra, giám sát vừa thực hiện công tác cơ cấu lại ngân hàng yếu kém).

Cơ chế chính sách, nguồn lực tài chính để xây dựng phương án chuyển giao bắt buộc đối với DongA Bank còn nhiều bất cập, vướng mắc, thủ tục kéo dài

Theo thống kê của Ngân hàng Nhà nước hiện có 4 ngân hàng “0 đồng” là: Ngân hàng Thương mại TNHH MTV Xây dựng Việt Nam (CB); Ngân hàng Thương mại TNHH MTV Đại Dương (OceanBank); Ngân hàng Thương mại TNHH MTV Dầu khí toàn cầu (GPBank); Ngân hàng TMCP Đông Á (DongA Bank). Trong đó, CB và OceanBank vừa chính thức được chuyển giao lần lượt cho Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) và Ngân hàng TMCP Quân đội (MB) vào ngày 17/10.

Thông tin tại Họp báo Thông tin kết quả hoạt động ngân hàng quý III/2024 diễn ra ngày 17/10, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Đào Minh Tú cho biết, sau CB và OceanBank, một ngân hàng “0 đồng” nữa là GPBank cũng sẽ được chuyển giao bắt buộc trong thời gian tới. Còn DongA Bank vẫn đang được triển khai theo lộ trình. Riêng Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB), ông Tú cho biết, đang xây dựng phương án tái cơ cấu lại SCB sau thời gian đưa vào diện kiểm soát đặc biệt.

Siết chặt tình trạng sở hữu chéo, thao túng tổ chức tín dụng

Bên cạnh việc xử lý tổ chức tín dụng yếu kém và xây dựng phương án chuyển giao bắt buộc với các ngân hàng 0 đồng, Ngân hàng Nhà nước cho biết, thời gian qua, đã tiếp tục hoàn thiện cơ sở pháp lý và quyết liệt triển khai các giải pháp ngăn ngừa, xử lý sở hữu cổ phần vượt giới hạn quy định, sở hữu chéo, cho vay, đầu tư không đúng quy định cùng với quá trình cơ cấu lại tổ chức tín dụng.

Dữ liệu thống kê cho thấy, tình trạng sở hữu cổ phần vượt giới hạn, sở hữu chéo giữa tổ chức tín dụng; tổ chức tín dụng và doanh nghiệp theo báo cáo của tổ chức tín dụng qua xử lý đã giảm đáng kể so với các giai đoạn trước đây.

Dù vậy, cổ đông; cổ đông và người có liên quan sở hữu cổ phần vượt giới hạn quy định chủ yếu còn tại các tập đoàn, doanh nghiệp nhà nước. Do đó, Ngân hàng Nhà nước kiến nghị cần tiếp tục chỉ đạo xử lý nhằm tập trung vốn cho hoạt động kinh doanh chính và sử dụng vốn có hiệu quả hơn.

Tuy nhiên, công tác siết chặt tình trạng sở hữu chéo, thao túng tổ chức tín dụng cũng còn nhiều khó khăn. Cụ thể, Ngân hàng Nhà nước nêu, việc sở hữu chéo liên quan đến nhiều đối tượng thuộc sự quản lý của các bộ/ngành, song đối tượng quản lý của Ngân hàng Nhà nước chỉ là các tổ chức tín dụng nên việc sở hữu giữa các công ty trong lĩnh vực khác Ngân hàng Nhà nước không có thông tin cũng như công cụ để kiểm soát.

Đồng thời, việc kiểm soát sở hữu chéo giữa các công ty ngoài ngành với ngân hàng rất khó khăn trong trường hợp cổ đông lớn và người có liên quan của cổ đông lớn cố tình che dấu, nhờ cá nhân/tổ chức khác đứng tên hộ số cổ phần sở hữu để lách quy định của pháp luật về sở hữu chéo sở hữu vượt mức quy định hoặc lách quy định về giới hạn cấp tín dụng nhóm khách hàng liên quan, tỷ lệ sở hữu cổ phần của cổ đông và người có liên quan.

Điều này dẫn tới tiềm ẩn nguy cơ hoạt động của tổ chức tín dụng thiếu công khai, minh bạch, đồng thời, việc này chỉ có thể được phát hiện và nhận diện thông qua công tác điều tra, xác minh của cơ quan điều tra theo quy định của pháp luật.

Bên cạnh đó, việc phát hiện mối liên quan giữa các doanh nghiệp còn hạn chế do thông tin để xác định tính liên quan về sở hữu của các doanh nghiệp đặc biệt là các doanh nghiệp không phải là công ty đại chúng rất khó khăn, Ngân hàng Nhà nước không chủ động được trong việc tra cứu thông tin cũng như xác định được độ chính xác, tin cậy của các nguồn thông tin; đặc biệt trong bối cảnh thị trường chứng khoán, công nghệ phát triển nhanh như hiện nay.

Trong công tác thanh tra đối với công ty tài chính tiêu dùng, Ngân hàng Nhà nước chỉ ra, với đặc thù hoạt động của công ty tài chính tiêu dùng chủ yếu cho vay nhóm khách hàng có thu nhập thấp hoặc không ổn định; khoản vay có giá trị nhỏ, mục đích vay để phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng hàng ngày, các công ty tài chính đã ứng dụng phương thức điện tử đối với hoạt động cấp tín dụng trước, trong và sau cho vay.

Tuy nhiên, hiện khung khổ pháp lý điều chỉnh các hành vi liên quan đến hoạt động trước trong và sau cho vay của công ty tài chính bằng phương tiện điện tử chưa được hoàn chỉnh đồng bộ.

Ngân Thương
Bài viết cùng chủ đề: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Tin cùng chuyên mục

Lãi suất tiền gửi tiếp tục tăng, Ngân hàng Nhà nước chỉ đạo ‘nóng’

Cổ đông ngân hàng đón tin vui dịp cuối năm

'Bệ phóng' tài chính xanh: Đưa Việt Nam đến tăng trưởng bền vững

NCB tăng gấp đôi vốn điều lệ, lên gần 11.800 tỷ đồng

Thúc đẩy tài chính xanh, hướng tới phát triển bền vững tại Việt Nam

Tổng thuật: Tọa đàm 'Thúc đẩy tài chính xanh, hướng tới phát triển bền vững tại Việt Nam'

Phối hợp đảm bảo an ninh an toàn lĩnh vực tiền tệ, ngân hàng, tài chính quốc gia

Thống đốc Ngân hàng giao nhiệm vụ cho Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam trong giai đoạn mới

Sắp diễn ra tọa đàm 'Thúc đẩy tài chính xanh - Hướng tới phát triển bền vững tại Việt Nam'

Cổ phiếu của Quốc Cường Gia Lai tăng trần sau tin bà Nguyễn Thị Như Loan được tại ngoại

Thúc đẩy tài chính xanh sẽ là "con đường" cho mục tiêu Net Zero

Sửa Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt: Phương án nào là phù hợp?

Việc sửa đổi Biểu thuế thu nhập cá nhân sẽ được nghiên cứu, xem xét kỹ lưỡng

LPBank ra mắt giải pháp ưu việt 'Tài khoản sinh lời lộc phát'

Đầu tư bền vững: Bảo vệ tương lai từ những quyết định hôm nay của bạn

Dự trữ ngoại hối đã hao hụt đáng kể trong năm 2024

Tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với bia: Cần phương án hài hòa để đạt được các mục tiêu

Prudential ứng dụng AI giúp tối ưu hóa quy trình chi trả

Bảo hiểm Agribank nâng mức chi trả Bảo An tín dụng lên 1 tỷ đồng: khách hàng luôn được bảo vệ tốt nhất

Thẻ tín dụng LPBank - 'Bí kíp' chi tiêu thông minh cuối năm