Vì sao cử tri Mỹ ngày càng 'không hài lòng' trước nền kinh tế của Tổng thống Joe Biden?
Nếu nhìn vào các số liệu trong thời gian qua, hẳn ai cũng nghĩ nền kinh tế của Mỹ đang “bùng nổ”. Theo Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), lạm phát tại quốc gia này đang giảm, tỷ lệ thất nghiệp khá thấp và tốc độ tăng trưởng kinh tế của Mỹ đang trên đà đạt 2,7% trong năm nay - gấp đôi tốc độ của bất kỳ quốc gia nào khác trong khối G7.
Tuy vậy, tỉ lệ ủng hộ của /chu-de/tong-thong-hoa-ky-joe-biden.topic vẫn kém. Cuộc thăm dò mới nhất của FT-Michigan Ross cho thấy trên thực tế, cử tri Mỹ ngày càng phản đối cách xử lý nền kinh tế của vị tổng thống này. Vậy tại sao nghịch lý này lại xảy ra?
Kinh tế là trọng tâm chiến dịch tranh cử lần này của Tổng thống Joe Biden. Nguồn ảnh: AFP |
Theo các chuyên gia từ tờ Financial Times, lý do đến từ quy mô lớn của nền kinh tế Mỹ. Thực tế, Mỹ là quốc gia có diện tích đất liền lớn thứ tư trên thế giới và đông dân thứ ba. Điều đó có nghĩa là dữ liệu sẽ ít phản ánh tình hình kinh tế hơn so với các quốc gia khác, đặc biệt là khi tính đến mức thu nhập khổng lồ của nhiều người Mỹ và sự bất bình đẳng tại nhiều thành phố.
Theo các cuộc khảo sát gần đây, lạm phát vẫn là mối quan tâm lớn nhất của cử tri Mỹ. Và tuy lạm phát đã giảm bớt một phần, nhưng giá cả khắp nơi trên nước Mỹ vẫn cao hơn khoảng 20% so với thời điểm ông Biden nhậm chức vào tháng 1 năm 2021. Chi phí thực phẩm và tiền thuê nhà vẫn đang ảnh hưởng nặng nề đến nhiều người Mỹ, bất kể mức độ thu nhập của họ hay tiểu bang mà họ đang sinh sống.
Đối với thị trường việc làm, mặc dù tỷ lệ thất nghiệp đang ở mức thấp nhưng nỗi lo mất việc làm trong năm tới từ những người có thu nhập thấp đã tăng lên đáng kể. Thực tế, nhiều doanh nghiệp nhỏ tại Mỹ đã và đang giảm tải kế hoạch tuyển dụng nhân sự của họ.
Việc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) tăng lãi suất cũng ảnh hưởng lớn đến người tiêu dùng và các doanh nghiệp. Đặc biệt khó khăn là các hộ gia đình “có bao nhiêu tiêu bấy nhiêu” do mức chi tiêu hiện nay đã lớn hơn nhiều so với thu nhập thường xuyên và tài sản của họ. Tỷ lệ người Mỹ sử dụng tối đa thẻ tín dụng của họ đang tăng lên, và số người rơi vào tình trạng quá hạn nợ cũng vậy.
“Vì vậy, nếu ông Biden “nhắc đi nhắc lại” về các số liệu thống kê kinh tế của nước Mỹ, ông có nguy cơ khiến nhiều người Mỹ cảm thấy ông lạc lõng và không biết lắng nghe.” - Tờ Financial Times nhận định.
Nhưng ông Biden vẫn tin rằng nền kinh tế là mấu chốt của chiến dịch tranh cử lần này. Bài phát biểu liên bang của vị Tổng thống vào tháng 3 vừa qua chứa đầy những lời lẽ ca ngợi nền kinh tế. Thậm chí, trong một cuộc phỏng vấn với CNN trong tháng này, ông Biden khẳng định các cuộc thăm dò đã sai, và những người Mỹ đang vật lộn với lạm phát thực ra còn có nhiều tiền hơn trong túi. Thay vì nhận lỗi vì những chính sách của mình, ông Biden lại cho rằng giá cả leo thang là do “lòng tham của các doanh nghiệp”.
Thông điệp của ông Biden có nguy cơ phủ nhận trải nghiệm thực tế của cử tri, và có thể làm dấy lên nghi ngờ về khả năng nắm bắt nền kinh tế của ông. Đó không phải là một tín hiệu tốt cho chiến dịch tranh cử của vị tổng thống này, đặc biệt khi nhiều người còn nhớ về gói kích thích hồi còn đại dịch của cựu Tổng thống /chu-de/donald-trump.topic.
Cựu Tổng thống Donald Trump phát biểu tại bang "chiến trường" Wisconsin. Nguồn ảnh: AP News |
Tờ Financial Times nhận định: “Ông Biden có thể làm rất ít điều để cải thiện đáng kể tình hình kinh tế trong sáu tháng còn lại cho đến cuộc bỏ phiếu”. Tuy vậy, tờ báo này cho rằng việc thêm đồng cảm với các hộ gia đình đang gặp khó khăn sẽ có ích về mặt chính trị hơn cho vị Tổng thống, đặc biệt trong bối cảnh đối thủ của ông, cựu Tổng thống Trump hiện đang có lợi thế hơn ở các bang "chiến trường". Được biết, các bang “dễ ngả chiều” như Nevada và Arizona đã trải qua những đợt tăng giá hàng hóa cao nhất trên toàn nước Mỹ kể từ tháng 1 năm 2021. Một số bang khác cũng đang có tỷ lệ nợ quá hạn cao.
Và mặc dù quyết định tăng thuế gần đây của Tổng thống đối với hàng nhập khẩu từ Trung Quốc có thể làm tăng sức hấp dẫn của ông đối với những người lao động, đặc biệt là ở các bang chiến trường như Michigan và Pennsylvania, nhưng ông Trump cho biết sẽ sẵn sàng tiến xa hơn nữa về thuế thương mại.
Ngược lại, ông Biden còn đứng trước viễn cảnh nền kinh tế mạnh mẽ của ông có thể không tồn tại được đến tháng 11. Thực tế, lãi suất đang ngày càng lên cao, trong khi FED lại chưa báo hiệu động thái cắt giảm nào. Hơn nữa, niềm tin của người tiêu dùng Mỹ đang giảm, trong khi số việc làm mới là không đáng kể, và tốc độ tăng trưởng của Mỹ đã đạt dưới mức mong đợi trong quý đầu tiên. Kết luận bài viết, tờ Financial Times nhận định: “Nếu ông Biden tiếp tục “trốn tránh” thực tế ở cấp địa phương, thì đến cuối cùng, ông ấy có thể sẽ trông ngày càng thờ ơ và vô cảm.”