Thứ tư 04/12/2024 01:52

Vì sao cần duy trì hoạt động của Hội đồng đánh giá trữ lượng khoáng sản?

Việc tiếp tục duy trì hoạt động của Hội đồng đánh giá trữ lượng khoáng sản không làm phát sinh bộ máy, biên chế.

Dự thảo Luật Địa chất và Khoáng sản dự kiến trình Quốc hội xem xét thông qua tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV. Một trong số các nội dung nhận được sự quan tâm ở dự thảo Luật lần này là quy định về Hội đồng đánh giá trữ lượng khoáng sản.

Khai thác khoáng sản

Có ý kiến đề nghị giữ quy định hiện hành về Hội đồng đánh giá trữ lượng khoáng sản quốc gia để bảo đảm việc công nhận kết quả thăm dò khoáng sản khách quan, minh bạch; làm rõ trách nhiệm của Hội đồng đối với sai số trữ lượng quá lớn.

Tiếp thu ý kiến đại biểu Quốc hội, Thường trực Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường đã chỉnh lý dự thảo Luật theo hướng tiếp tục quy định về Hội đồng đánh giá trữ lượng khoáng sản quốc gia như Luật Khoáng sản năm 2010, vì các lý do sau: Hội đồng đánh giá trữ lượng khoáng sản quốc gia được thành lập từ năm 1970. Tài nguyên khoáng sản là tài sản công, do Nhà nước thống nhất quản lý; trước khi giao tài sản cho tổ chức, cá nhân khai thác thì Nhà nước phải xác định được loại, quy mô, giá trị mỏ khoáng sản thông qua công tác công nhận trữ lượng.

Bên cạnh đó, trữ lượng được công nhận liên quan đến nhiều thông tin chuyên ngành sâu về kinh tế, công nghệ, môi trường. Để bảo đảm tính khách quan, toàn diện, yêu cầu phản biện thì cần có sự tham gia của các Bộ: Công Thương, Kế hoạch và Đầu tư, Xây dựng, Khoa học và Công nghệ; các nhà khoa học, chuyên gia.

Vì vậy, cần phải có một cơ quan nhà nước độc lập, chịu trách nhiệm công nhận báo cáo kết quả thăm dò. Việc tiếp tục duy trì hoạt động của Hội đồng không làm phát sinh bộ máy, biên chế.

Bên cạnh đó, chất lượng phê duyệt trữ lượng khoáng sản phụ thuộc vào nhiều hoạt động, kết quả thăm dò trữ lượng khoáng sản có độ tin cậy nhất định, mức độ sai số có thể từ 20% đến 50% tùy theo cấp trữ lượng thăm dò. Thành viên của Hội đồng chịu trách nhiệm về ý kiến, quan điểm trước Hội đồng và Hội đồng chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình.

Tiếp thu ý kiến Ủy ban Thường vụ Quốc hội, dự thảo Luật đã chỉnh lý Điều 53 giao Chính phủ quy định tổ chức và hoạt động của Hội đồng; nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của Hội đồng và các thành viên Hội đồng.

Quỳnh Nga
Bài viết cùng chủ đề: Quốc hội

Tin cùng chuyên mục

Việt Nam có khoảng 200.000 ca sốt xuất huyết mỗi năm

Quảng Ninh: Thông tin chi tiết kỳ họp thứ 23 HĐND tỉnh khóa XIV

Bộ Nội vụ nghiên cứu chế độ cho cán bộ, công chức, viên chức sau khi tinh gọn bộ máy

Truyền cảm hứng về bình đẳng giới cho nữ thanh niên dân tộc thiểu số

Bộ Công Thương triển khai tháng hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS năm 2024

Từ năm 2025, người lái xe gặp tai nạn giao thông bị giữ phương tiện trong trường hợp nào?

Bắc Giang: Công an thông tin nguyên nhân vụ nổ làm 2 người thương vong

Hội nghị toàn quốc biểu dương công nhân lao động tiêu biểu là đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam lần I/2025

Nhân sự 2/12: Tỉnh ủy Thái Bình bầu Bí thư; Tỉnh ủy Hưng Yên, Tuyên Quang bổ nhiệm nhân sự chủ chốt

Dự báo thời tiết biển hôm nay 3/12/2024: Vùng biển từ Khánh Hòa đến Kiên Giang có lốc xoáy, gió giật mạnh

Dự báo thời tiết hôm nay 3/12/2024: Bắc Bộ trời rét, Nam Bộ có mưa rào rải rác

Giọt hồng yêu thương 2024: Đức Tín Group chung tay vì sự sống

Thêm 3 công trình thủy lợi vào Danh mục công trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia

Đội Robotacon của Việt Nam đại thắng tại World Robot Olympiad 2024

Người không đủ điều kiện hưởng lương hưu sẽ được trợ cấp hưu trí: Bảo đảm an sinh xã hội

Kon Tum xảy ra 39 trận động đất trong tháng 11

Chạy đua cày cuốc cuối năm, làm gì để thanh lọc làm mát cơ thể

Nhân sự Trung ương: Bổ nhiệm lãnh đạo Bộ Tài chính, Bộ Giao thông vận tải, Bộ Xây dựng, Bộ Ngoại giao

Khai mạc Hội nghị Thành phố thông minh Việt Nam - châu Á năm 2024

Thanh lọc cơ thể để tươi mát tận hưởng không khí cuối năm bất chấp công việc bộn bề