Chủ nhật 24/11/2024 06:40

Vì sao Brazil gia nhập OPEC+?

Brazil sẽ gia nhập OPEC+ với mong muốn cùng các thành viên ủng hộ và thúc đẩy chuyển đổi năng lượng, hướng tới chấm dứt sử dụng nhiên liệu hóa thạch.

Ý nghĩa tư cách thành viên của Brazil

Việc Brazil gia nhập Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) cùng các đồng minh còn được gọi là nhóm OPEC+, dự kiến từ tháng 1/2024, đặt ra những câu hỏi quan trọng về tác động sắp đến của Brazil đối với thị trường dầu mỏ toàn cầu. Brazil hiện là quốc gia sản xuất dầu mỏ lớn nhất ở khu vực Nam Mỹ và nằm trong số 10 nước sản xuất dầu thô hàng đầu thế giới.

Theo số liệu từ Tập đoàn Argus, sản lượng dầu thô trong tháng 9 là 3,7 triệu thùng/ngày, tăng gần 17% so với năm trước và là “mức cao kỷ lục”. Sự kiện Brazil trở thành nước thành viên của /chu-de/opec.topic sẽ tạo ra khả năng tái định hình chiến lược khai thác dầu và gây ảnh hưởng đáng kể đến giá dầu toàn cầu.

Báo cáo của Cơ quan Dầu khí quốc gia Brazil (ANP) cũng cho biết, sản lượng dầu mỏ của nước này tăng 18,6% so với mức năm 2022. Các hãng dầu mỏ tư nhân dự kiến tăng 75% sản lượng vào năm 2030, trong khi Tập đoàn dầu khí Petrobras, do Nhà nước điều hành, dự báo tăng thêm 81% sản lượng. Petrobras cho hay, họ đang thực hiện kế hoạch chi 78 tỷ USD trong giai đoạn 2022-2026 để đẩy mạnh khai thác.

OPEC+ nhóm họp. Ảnh minh họa

Ông Giovanni Staunovo tại Ngân hàng Đầu tư UBS của Thụy Sĩ nhận định, tư cách thành viên này có ý nghĩa rất quan trọng đối với thị trường. Trong khi đó, ông Ole Hansen chuyên gia của ngân hàng đầu tư của Đan Mạch Saxo Bank đặt nghi vấn về quyết định mời một quốc gia đang mở rộng khai thác như Brazil gia nhập. Tình trạng khác biệt về quan điểm này phản ánh tính phức tạp và bất ổn của thị trường dầu mỏ toàn cầu.

Tuy nhiên, nhiều chuyên gia khác nhận định, nền kinh tế mới nổi Brazil gia nhập OPEC+ được kỳ vọng sẽ mở ra những triển vọng mới cho nhóm, góp tiếng nói quan trọng trong việc điều tiết thị trường dầu mỏ thế giới trong tương lai.

Động thái của Brazil được đưa ra sau khi các thành viên OPEC+ là Saudi Arabia, Iran và Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE) được mời tham gia Nhóm các nền kinh tế mới nổi hàng đầu thế giới (BRICS).

OPEC+ chiếm khoảng 40% sản lượng dầu thế giới và mục tiêu chính của liên minh này là điều tiết nguồn cung dầu ra thị trường thế giới. Các nước dẫn đầu là Saudi Arabia và Nga - sản xuất lần lượt khoảng 9 triệu và 9,5 triệu thùng dầu mỗi ngày.

Brazil hé lộ mục tiêu gia nhập OPEC+

Tổng thống Brazil Luiz Inacio Lula da Silva mới đây chia sẻ về kế hoạch gia nhập OPEC+, được thông báo trước đó nhân Hội nghị lần thứ 28 các Bên tham gia Công ước Khung của Liên Hợp Quốc về Biến đổi Khí hậu (COP28) diễn ra tại UAE.

Ông da Silva chia sẻ, Brazil sẽ không bao giờ tham gia liên minh OPEC+ với tư cách là thành viên đầy đủ, thay vào đó chỉ với tư cách quan sát viên.

Tổng thống Brazil Luiz Inacio Lula da Silva. Ảnh: Reuters

Theo Tổng thống Brazil, mục tiêu chính của nước này khi gia nhập OPEC+ là mong muốn vận động các quốc gia sản xuất dầu mỏ lớn hỗ trợ các nước đang phát triển ở châu Phi và châu Mỹ Latinh đầu tư vào năng lượng tái tạo như năng lượng mặt trời và gió.

Tổng thống da Silva cho biết: “Tôi tin rằng khi tham gia liên minh OPEC+, Brazil sẽ thuyết phục các nước sản xuất dầu hàng đầu thế giới chuẩn bị cho quá trình chuyển đổi năng lượng mà không cần nhiên liệu hóa thạch”.

Tuy nhiên, nhà lãnh đạo Brazil khẳng định, tập đoàn dầu khí quốc gia Petrobras sẽ không từ bỏ việc khai thác dầu mỏ vì nhiên liệu hóa thạch sẽ vẫn là nguồn năng lượng quan trọng của thế giới trong thời gian tới.

Bình luận trên mạng xã hội về ý tưởng của Tổng thống da Silva, Bộ trưởng Năng lượng và Mỏ Brazil Alexandre Silveira Oliveira cho biết, tham gia OPEC+, Brazil sẽ cùng các nước xuất khẩu dầu mỏ đẩy nhanh tiến trình chuyển đổi năng lượng, thúc đẩy sử dụng doanh thu từ dầu mỏ để tài trợ phát triển năng lượng sạch và năng lượng tái tạo. Ông Silveira cho hay, Brazil sẽ tham gia thực thi điều lệ hợp tác của OPEC+ từ tháng 1/2024.

Thanh Bình (tổng hợp)

Tin cùng chuyên mục

Hai doanh nghiệp lớn bắt tay hợp tác phát triển hệ thống trạm sạc xe điện toàn quốc

Cơ chế điều hành giá xăng dầu sẽ được quy định ra sao?

Tổng Giám đốc EVNNPC làm việc với UBND tỉnh và PC Sơn La

Quy định thương nhân phân phối không mua bán xăng dầu lẫn nhau: Không làm mất tính cạnh tranh trên thị trường

Công ty Thủy điện Quảng Trị: Tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ trong chuyển đổi số

Bộ Công Thương làm việc cùng Hội đồng ngũ cốc Hoa Kỳ về hợp tác phát triển nhiên liệu sinh học

Quốc hội sẽ biểu quyết thông qua Luật Điện lực (sửa đổi) vào ngày 30/11

Nga trở thành nhà cung cấp khí đốt chính cho EU lần đầu kể từ năm 2022

Sắp diễn ra Hội nghị triển khai các Nghị định của Chính phủ về thúc đẩy năng lượng tái tạo

Những góc khuất cần nhìn nhận sau đề xuất thương nhân phân phối được mua bán xăng dầu lẫn nhau

Làm lợi 1,43 tỷ đồng mỗi năm nhờ tiết kiệm năng lượng

Khí đốt Nga vẫn chảy đến châu Âu qua Ukraine

Vì sao xăng sinh học RON 92 E5 vẫn gặp thách thức tại thị trường Việt Nam?

Bài 5: Kinh nghiệm quốc tế và kỳ vọng

Vì sao châu Âu vẫn quan tâm đến khí đốt Nga?

Một quốc gia châu Âu tiếp tục nhận khí đốt từ Nga sau khi ‘đóng van’ với Áo

Đưa điện về khu tái định cư Kho Vàng, Nậm Tông vượt tiến độ 45 ngày

Bài 2: Sửa đổi Luật để tạo đột phá về thể chế

Ứng dụng UAV và công nghệ AI: Bước đột phá trong quản lý vận hành lưới điện truyền tải

Bài 1: Bài học lịch sử, nhiệm vụ lịch sử