VEPR dự báo 3 kịch bản tăng trưởng kinh tế năm 2023

Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách vừa dự báo 3 kịch bản tăng trưởng 2023. Trong đó, kịch bản cao nhất GDP đạt 6,5%, CPI khoảng 4,2%.
Nỗ lực duy trì động lực tăng trưởng kinh tế năm 2023 Tăng trưởng kinh tế có dấu hiệu phục hồi, nhưng doanh nghiệp chưa hết khó Tập trung ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế

Ở kịch bản cao, tốc độ tăng trưởng GDP khi đạt 6,5%

Quý I/2023, GDP của Việt Nam lại tăng trưởng rất thấp với 3,32%, do đó các chuyên gia kinh tế dự báo, với kịch bản lạc quan nhất khi tăng trưởng các quý còn lại là rất tốt, và trong điều kiện các nền kinh tế phát triển trên thế giới dần phục hồi trở lại, thì có thể tăng trưởng thực tế của Việt Nam năm 2023 sẽ cao hơn 0,1%-0,5% các dự báo đầu năm theo như độ lệch dự báo hàng năm của các tổ chức, tức là khả quan nhất là cán mục tiêu 6,5% của Chính phủ đề ra. Còn trong điều kiện vẫn còn rất khó khăn cả trong lẫn ngoài, thì sẽ thấp hơn so với mục tiêu chính phủ từ 0,5-1%.

VEPR dự báo 3 kịch bản tăng trưởng kinh tế năm 2023

Báo cáo Thường niên Kinh tế Việt Nam vừa được Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR) – Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội công bố vào sáng 22/6 đã đưa ra 3 kịch bản tăng trưởng kinh tế trong năm 2023. Theo đó, ở kịch bản cơ sở, tốc độ tăng trưởng GDP đạt 6%, CPI bình quân của năm khoảng 4%.

“Đây là kịch bản nhiều khả năng xảy ra nhất trong điều kiện các yếu tố bên ngoài như xung đột Nga – Ukraine, sự suy giảm kinh tế Trung Quốc, Mỹ cũng như các đối tác thương mại lớn của Việt Nam không gây ra nhiều ảnh hưởng tiêu cực tới kinh tế Việt Nam. Chính sách tài chính – tiền tệ được điều hành linh hoạt phù hợp, lạm phát được kiểm soát, kinh tế vĩ mô ổn định” – báo cáo của VEPR thông tin.

Ở kịch bản cao, tốc độ tăng trưởng GDP khi đạt 6,5%, CPI bình quân của năm khoảng 4,2%. Theo các chuyên gia kinh tế, kịch bản này ít khả năng hơn nhưng cũng có thể xảy khi kinh tế thế giới diễn biến tích cực, sự mở cửa của kinh tế Trung Quốc là cú huých quan trọng đối với kinh tế toàn cầu. Các đối tác thương mại và đầu tư lớn của Việt Nam hồi phục kinh tế và các chính sách điều hành nhanh chóng phát huy hiệu quả

Ở kịch bản thấp, tốc độ tăng trưởng GDP năm 2023 chỉ đạt 5,5%, CPI bình quân của năm khoảng 3,5%, tuy ít có khả năng xảy ra, nhưng nếu diễn biến xung đột địa chính trị trên thế giới trở nên phức tạp hơn.

"Điều này không những sẽ gây cản trở tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong những trong những tháng còn lại của năm 2023 mà còn là hậu quả xấu cho tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong trung hạn" - chuyên gia từ VEPR thông tin.

Áp dụng triết lý Kaizen mang đến lợi ích hữu hình cũng như vô hình cho doanh nghiệp (ảnh minh họa).
Ở kịch bản thấp, tốc độ tăng trưởng GDP năm 2023 chỉ đạt 5,5%

Tập trung hỗ trợ khu vực doanh nghiệp

Đánh giá về các kịch bản tăng trưởng được Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách đưa ra, TS Nguyễn Đình Cung - nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) cho rằng: Trong bối cảnh xuất nhập khẩu, sản xuất công nghiệp – đều là những động lực tăng trưởng của Việt Nam nhưng lại đang có tốc tăng trưởng âm, cộng với tốc độ tăng trưởng GDP quý I/2023 thấp, thì dự báo tăng trưởng trong năm 2023 được VEPR đưa ra là khá lạc quan.

Báo cáo của Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách cũng cho thấy, hơn 97% doanh nghiệp của Việt Nam có quy mô nhỏ, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trong nước còn hạn chế, chỉ số năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP) phản ánh năng suất và hiệu quả sản xuất của khu vực doanh nghiệp tư nhân trong nước thấp hơn rất nhiều so với khối doanh nghiệp đầu tư nước ngoài, đồng thời tốc độ tăng TFP cũng không cao.

Đặc biệt, theo TS Nguyễn Đình Cung, xét về doanh nghiệp, chưa bao giờ khu vực doanh nghiệp thiếu động lực tăng trưởng như hiện nay. Do đó, điều này cũng tác động đến kết quả tăng trưởng trong năm 2023.

Chuyên gia kinh tế, TS Cấn Văn Lực cũng thừa nhận, khu vực doanh nghiệp trong nước hiện cũng đang đối mặt với rất nhiều khó khăn do yếu kém trong liên kết, khó khăn trong tiếp cận vốn, công nghệ, lao động, tự chủ nguyên liệu đầu vào…

Trên cơ sở đó, các chuyên gia kinh tế cho rằng, những chính sách hỗ trợ doanh nghiệp cần được thiết kế đúng và trúng hơn. Cùng với đó, cần có những chính sách liên kết khu vực doanh nghiệp đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp tư nhân và doanh nghiệp nhà nước với nhau. Cùng với đó, bản thân các doanh nghiệp cũng cần chủ động nâng cao năng lực cạnh tranh, nâng cao tính độc lập tự chủ trong bối cảnh kinh tế có nhiều biến động.

Nhằm tạo động lực cho tăng trưởng kinh tế, TS Nguyễn Thị Phương Thúy – Tổ chức Hợp tác Phát triển Đức (GIZ) cho rằng: Mục tiêu của Việt Nam đến 2045 trở thành quốc gia có mức thu nhập cao. Tuy nhiên, muốn làm được như vậy cần nhìn nhận rõ vai trò của khu vực doanh nghiệp trong nước. Cần có chính sách hỗ trợ năng lực cho doanh nghiệp trong nước thúc đẩy phát triển ngành công nghiệp chế biến, chế tạo và xuất nhập khẩu.

Bởi hiện xuất khẩu của Việt Nam hiện đang phụ thuộc quá nhiều vào doanh nghiệp FDI, như mã HS 84, 85 thì đến 98-99% xuất khẩu thuộc về FDI, thì tỷ trọng doanh nghiệp Việt Nam đóng góp vào xuất khẩu rất thấp. Từ những phân tích trên, bà Nguyễn Thị Phương Thúy cho rằng, năng lực doanh nghiệp có tốt thì mới thúc đẩy được xuất khẩu. Theo đó, nâng cao năng lực, thúc đẩy liên kết là cách để doanh nghiệp tham gia sâu hơn vào chuỗi giá trị toàn cầu.

Linh Đan
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: tăng trưởng kinh tế (GDP)

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Tổng thống Bulgaria đến Hà Nội, bắt đầu thăm chính thức Việt Nam

Tổng thống Bulgaria đến Hà Nội, bắt đầu thăm chính thức Việt Nam

Chiều 24/11, Tổng thống Bulgaria và Phu nhân đến Hà Nội, bắt đầu thăm chính thức Việt Nam (từ ngày 24-28/11) theo lời mời của Chủ tịch nước Lương Cường.
Chủ tịch Quốc hội phát biểu tại Phiên họp toàn thể Nghị viện quốc tế vì Bao dung và Hòa bình

Chủ tịch Quốc hội phát biểu tại Phiên họp toàn thể Nghị viện quốc tế vì Bao dung và Hòa bình

Sáng 24/11, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự và phát biểu tại Phiên họp toàn thể Nghị viện quốc tế vì Bao dung và Hòa bình lần thứ 11 (IPTP 11).
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn chào xã giao lãnh đạo Campuchia nhân dịp dự IPTP 11

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn chào xã giao lãnh đạo Campuchia nhân dịp dự IPTP 11

Sáng 24/11, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và các Trưởng đoàn chào xã giao lãnh đạo Campuchia nhân dịp dự IPTP 11
Củng cố nền tảng vững chắc cho sự phát triển mạnh mẽ quan hệ Việt Nam-Malaysia

Củng cố nền tảng vững chắc cho sự phát triển mạnh mẽ quan hệ Việt Nam-Malaysia

Trưởng ban Đối ngoại Trung ương Lê Hoài Trung nhấn mạnh chuyến thăm chính thức Malaysia của Tổng Bí thư Tô Lâm đã củng cố nền tảng vững chắc lâu dài cho phát triển quan hệ Việt Nam-Malaysia.
Quốc hội thông qua Luật Di sản văn hóa (sửa đổi)

Quốc hội thông qua Luật Di sản văn hóa (sửa đổi)

Chiều 23/11, với đa số đại biểu Quốc hội có mặt tham gia biểu quyết tán thành, Quốc hội thống nhất thông qua Luật Di sản văn hóa (sửa đổi).

Tin cùng chuyên mục

Nhiều ý kiến đóng góp tích cực, bổ sung cho dự án Luật Hóa chất (sửa đổi)

Nhiều ý kiến đóng góp tích cực, bổ sung cho dự án Luật Hóa chất (sửa đổi)

Chiều 23/11, tiếp tục Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự án Luật Hóa chất (sửa đổi).
Đầu tư có trọng tâm, trọng điểm, xây dựng ngành hóa chất hiện đại

Đầu tư có trọng tâm, trọng điểm, xây dựng ngành hóa chất hiện đại

Đại biểu Quốc hội đề nghị Nhà nước đầu tư có chọn lọc, có trọng tâm, trọng điểm và xây dựng ngành hóa chất của chúng ta mang tính hiện đại hơn.
Phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Đại học Quốc gia Malaya

Phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Đại học Quốc gia Malaya

Nội dung bài phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Trường Đại học Quốc gia Malaya nhân chuyến thăm chính thức Malaysia từ 21-23/11/2024.
Đại biểu Quốc hội: Cần thống nhất một đầu mối quản lý nhập khẩu, kinh doanh hóa chất

Đại biểu Quốc hội: Cần thống nhất một đầu mối quản lý nhập khẩu, kinh doanh hóa chất

Chiều 23/11, Quốc hội thảo luận tại hội trường về Luật Hóa chất (sửa đổi), theo đại biểu cần thống nhất một đầu mối quản lý nhập khẩu, kinh doanh hóa chất.
Bộ trưởng Bộ Công Thương giải trình, làm rõ về Luật Hóa chất (sửa đổi)

Bộ trưởng Bộ Công Thương giải trình, làm rõ về Luật Hóa chất (sửa đổi)

Chiều 23/11, tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên đã giải trình, làm rõ về dự án Luật Hóa chất (sửa đổi).
Tổng Bí thư và Phu nhân lên đường về nước, kết thúc tốt đẹp chuyến thăm Malaysia

Tổng Bí thư và Phu nhân lên đường về nước, kết thúc tốt đẹp chuyến thăm Malaysia

Chuyến thăm chính thức Malaysia của Tổng Bí thư và Phu nhân là dấu mốc quan trọng trong quan hệ Việt Nam-Malaysia, góp phần củng cố nền tảng tin cậy hai nước.
Kỹ sư dầu khí Việt kiều báo cáo Tổng Bí thư Tô Lâm kinh nghiệm phát triển năng lượng tái tạo Malaysia

Kỹ sư dầu khí Việt kiều báo cáo Tổng Bí thư Tô Lâm kinh nghiệm phát triển năng lượng tái tạo Malaysia

Tổng Bí thư Tô Lâm đánh giá cao và trân trọng những trăn trở, tâm huyết, trách nhiệm của bà con kiều bào nhằm góp phần xây dựng đất nước Việt Nam.
Tổng Bí thư và Phu nhân thăm Đại sứ quán và gặp cộng đồng người Việt ở Malaysia

Tổng Bí thư và Phu nhân thăm Đại sứ quán và gặp cộng đồng người Việt ở Malaysia

Tổng Bí thư mong muốn bà con tuân thủ các quy định pháp luật sở tại và hợp đồng lao động, nêu cao hình ảnh người Việt Nam.
Thảo luận về quản lý đầu tư, Thủ tướng nêu loạt vướng mắc và giải pháp từ doanh nghiệp ngành Công Thương

Thảo luận về quản lý đầu tư, Thủ tướng nêu loạt vướng mắc và giải pháp từ doanh nghiệp ngành Công Thương

Góp ý tại tổ về Dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp và Luật Công nghiệp công nghệ số, Thủ tướng đề nghị phải đổi mới tư duy, cách làm.
Tổng Bí thư hoan nghênh doanh nghiệp Malaysia đầu tư, làm ăn lâu dài ở Việt Nam

Tổng Bí thư hoan nghênh doanh nghiệp Malaysia đầu tư, làm ăn lâu dài ở Việt Nam

Tổng Bí thư Tô Lâm khẳng định Việt Nam luôn coi trọng, hoan nghênh các doanh nghiệp của Malaysia đầu tư, làm ăn lâu dài tại Việt Nam.
Cần cơ chế thử nghiệm có kiểm soát để sớm đưa thành quả nghiên cứu vào thực tiễn

Cần cơ chế thử nghiệm có kiểm soát để sớm đưa thành quả nghiên cứu vào thực tiễn

Tại phiên họp tổ Quốc hội sáng 23/11, ĐBQH cho hay, cần những quy định về cơ chế thử nghiệm có kiểm soát để sớm đưa thành quả nghiên cứu khoa học vào thực tiễn.
Phó Thủ tướng Nguyễn Hòa Bình kiểm tra tiến độ Dự án cao tốc Khánh Hòa-Buôn Ma Thuột

Phó Thủ tướng Nguyễn Hòa Bình kiểm tra tiến độ Dự án cao tốc Khánh Hòa-Buôn Ma Thuột

Sáng ngày 23/11, Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Hòa Bình đi thị sát, kiểm tra tình hình, tiến độ thực hiện Dự án cao tốc Khánh Hòa-Buôn Ma Thuột.
Khẳng định Việt Nam độc lập, tự chủ, tự lực, tự cường, đóng góp trách nhiệm trước các vấn đề toàn cầu

Khẳng định Việt Nam độc lập, tự chủ, tự lực, tự cường, đóng góp trách nhiệm trước các vấn đề toàn cầu

Chuyến công tác tại Brazil và CH Dominica của Thủ tướng khẳng định tầm nhìn chiến lược và sẵn sàng tham gia, đóng góp trách nhiệm trước vấn đề toàn cầu.
Cần đưa quy định phát triển công nghiệp bán dẫn vào Luật Công nghiệp công nghệ số

Cần đưa quy định phát triển công nghiệp bán dẫn vào Luật Công nghiệp công nghệ số

Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường thống nhất cần phải có quy định phát triển công nghiệp bán dẫn trong Luật Công nghiệp công nghệ số.
Sẽ quản lý vốn nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp theo dòng vốn đầu tư

Sẽ quản lý vốn nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp theo dòng vốn đầu tư

Sáng 23/11, Phó Thủ tướng Lê Thành Long đã trình bày trước Quốc hội Dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp (sửa đổi).
Sửa đổi Luật Hóa chất phù hợp với bối cảnh trong nước, quốc tế hiện nay

Sửa đổi Luật Hóa chất phù hợp với bối cảnh trong nước, quốc tế hiện nay

Chiều 23/11, tiếp tục Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, Quốc hội sẽ thảo luận ở hội trường về dự án Luật Hóa chất (sửa đổi).
Phu nhân Tổng Bí thư Tô Lâm thăm Viện Tim quốc gia Malaysia

Phu nhân Tổng Bí thư Tô Lâm thăm Viện Tim quốc gia Malaysia

Tiếp tục chuyến thăm chính thức Malaysia của Tổng Bí thư Tô Lâm và Phu nhân, chiều 22/11, Phu nhân Ngô Phương Ly đã đến thăm Viện Tim quốc gia Malaysia.
Tổng Bí thư Tô Lâm thăm và làm việc với Tập đoàn dầu khí quốc gia Malaysia

Tổng Bí thư Tô Lâm thăm và làm việc với Tập đoàn dầu khí quốc gia Malaysia

Tiếp tục chuyến thăm chính thức Malaysia, chiều 22/11, Tổng Bí thư Tô Lâm đã thăm và làm việc với Tập đoàn dầu khí quốc gia Malaysia (Petronas).
Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ Phát triển nông thôn Malaysia

Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ Phát triển nông thôn Malaysia

Chiều 22/11, Tổng Bí thư Tô Lâm đã tiếp Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Phát triển Nông thôn, Chủ tịch Đảng Tổ chức Thống nhất Dân tộc Mã lai (UMNO) Zahid Hamidi.
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà sắp thăm, làm việc tại Đan Mạch và Phần Lan

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà sắp thăm, làm việc tại Đan Mạch và Phần Lan

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà sẽ thăm, làm việc tại Vương quốc Đan Mạch và Cộng hòa Phần Lan từ ngày 24-29/11 nhằm tăng cường, thúc đẩy hợp tác trong các lĩnh vực.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động