Thứ tư 25/12/2024 09:04

Ủy ban Pháp luật cho ý kiến về đề án thành lập thành phố Huế trực thuộc Trung ương

Ủy ban Pháp luật tổ chức phiên họp, cho ý kiến việc thành lập thành phố Huế trực thuộc trung ương và sắp xếp, thành lập đơn vị hành chính tại Thừa Thiên Huế.

Sáng ngày 26/9, tại Nhà Quốc hội, Ủy ban Pháp luật tổ chức phiên họp toàn thể lần thứ 26 (đợt 2) để thẩm tra các tờ trình và đề án của Chính phủ, cho ý kiến về việc thành lập thành phố Huế trực thuộc Trung ương và sắp xếp, thành lập các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã trên cơ sở địa giới hành chính tỉnh Thừa Thiên Huế.

Phiên họp toàn thể lần thứ 26 (Đợt 2) của Uỷ ban Pháp luật (Ảnh: Ngọc Hiếu)

Tại phiên họp, các đại biểu bày tỏ sự đồng tình và thống nhất cao về việc thành lập thành phố Huế trực thuộc trung ương và sắp xếp, thành lập các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã trên cơ sở địa giới hành chính tỉnh Thừa Thiên Huế. Đề án thành lập thành phố Huế trực thuộc Trung ương đạt 05/05 điều kiện theo quy định tại Luật Tổ chức chính quyền địa phương và 06/06 tiêu chuẩn theo Nghị quyết 26, 27 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH).

Theo báo cáo của Thường trực Ủy ban Pháp luật về việc nghiên cứu về đề án thành lập thành phố Huế trực thuộc trung ương, Chính phủ đã xây dựng Đề án thành lập thành phố Huế trực thuộc Trung ương để trình Quốc hội quyết định kèm theo 3 Đề án thành phần về việc thành lập 2 quận (Phú Xuân và Thuận Hóa) trên cơ sở điều chỉnh, chia tách thành phố Huế hiện nay; thành lập 1 thị xã trên cơ sở nguyên trạng huyện Phong Điền; sắp xếp theo hướng nhập huyện Nam Đông vào huyện Phú Lộc và sắp xếp, thành lập 21/141 đơn vị hành chính (ĐVHC) cấp xã là các nội dung thuộc thẩm quyền quyết định của UBTVQH. Nếu được Quốc hội, UBTV Quốc hội quyết định, sẽ có 01 thành phố trực thuộc trung ương được thành lập mới; thành phố Huế khi được thành lập dự kiến có 02 quận, 03 thị xã và 04 huyện (không thay đổi số lượng ĐVHC cấp huyện) và 133 ĐVHC cấp xã, giảm 08 ĐVHC cấp xã so với số lượng các ĐVHC của tỉnh Thừa Thiên Huế hiện nay.

Qua rà soát, nghiên cứu hồ sơ Đề án, Thường trực Ủy ban Pháp luật nhận thấy việc thành lập thành phố Huế trực thuộc trung ương trên nền tảng bảo tồn, phát huy giá trị di sản cố đô và bản sắc văn hóa Huế đã bảo đảm đáp ứng các tiêu chuẩn của thành phố trực thuộc trung ương với yếu tố đặc thù về bảo tồn, phát huy giá trị đặc sắc cố đô và di sản văn hóa vật thể đã được UNESCO công nhận, đủ điều kiện để trình Quốc hội xem xét, quyết định.

Đối với việc sắp xếp, thành lập các quận, thị xã, huyện và các ĐVHC cấp xã trên địa bàn, các ĐVHC được hình thành sau sắp xếp đều phù hợp với các quy hoạch có liên quan; bảo đảm các tiêu chuẩn của loại ĐVHC tương ứng, đáp ứng yêu cầu của việc sắp xếp theo quy định tại các Nghị quyết, kết luận của UBTVQH. Thường trực Ủy ban Pháp luật tán thành với các phương án sắp xếp ĐVHC cấp huyện, cấp xã và các nội dung mà Chính phủ có đề nghị...

Sau khi nghe phần tham gia góp ý của các đại biểu, Bí thư Tỉnh ủy Thừa Thiên Huế Lê Trường Lưu -cho biết, các ý kiến trao đổi tại phiên họp này là cơ sở để hoàn thiện đề án, báo cáo UBTVQH vào phiên họp sáng 28/9/2024 và trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 8 (tháng 10/2024).

Việc thành lập thành phố Huế trực thuộc trung ương có ý nghĩa chính trị rất quan trọng, thể hiện rõ ý chí, nguyện vọng và đặc biệt sự ủng hộ, đồng thuận của các tầng lớp Nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế. Cùng với thành phố Đà Nẵng, thành phố Huế trực thuộc Trung ương sẽ tạo ra động lực và sức bật mới không chỉ cho sự phát triển của Vùng, cho đất nước mà còn thực hiện chiến lược phát triển đô thị quốc gia.

Phát biểu kết luận tại phiên họp, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Nguyễn Phương Thủy - nhấn mạnh, việc thành lập thành phố Huế trực thuộc Trung ương do nội dung đề án bao gồm cả nội dung thuộc thẩm quyền quyết định của Quốc hội và nội dung thuộc thẩm quyền quyết định của UBTVQH nên cần được xem xét, giải quyết một cách tổng thể, đồng bộ, thống nhất, bảo đảm đúng quy trình, thủ tục theo quy định.

Thường trực Ủy ban Pháp luật đề nghị Ủy ban kiến nghị UBTVQH xem xét, kết luận về nội dung các Đề án này như sau: tán thành về mặt nguyên tắc đối với các nội dung liên quan đến việc sắp xếp, thành lập các ĐVHC cấp huyện, cấp xã thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế; Đề nghị Chính phủ tiếp thu ý kiến của UBTVQH và ý kiến của các cơ quan thẩm tra để hoàn thiện hồ sơ Đề án thành lập thành phố Huế trực thuộc trung ương, bảo đảm đúng quy định của pháp luật để trình Quốc hội xem xét, quyết định tại Kỳ họp thứ 8 sắp tới (tháng 10/2024).

Ngay sau khi Quốc hội xem xét, thông qua Nghị quyết thành lập thành phố Huế trực thuộc trung ương, UBTVQH sẽ ban hành Nghị quyết thành lập quận, thị xã và sắp xếp các ĐVHC cấp huyện, cấp xã của thành phố Huế trực thuộc trung ương như phương án đã được trình trong Đề án và đã được UBTVQH tán thành về mặt nguyên tắc tại phiên họp tới mà không cần tổ chức họp để xem xét lại.

Nguyễn Tuấn
Bài viết cùng chủ đề: Ủy ban Thường vụ Quốc hội

Tin cùng chuyên mục

Kéo dài thời điểm thực hiện chi phí quản lý bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp

Các ban đảng đã hoàn thiện đề án tinh gọn bộ máy theo định hướng của Trung ương

Nhân sự 23/12: Tỉnh ủy Phú Thọ, Sơn La, Đồng Nai triển khai quy trình về công tác cán bộ

Toàn cảnh Hội nghị tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025 ngành Công Thương

Tổng Bí thư Tô Lâm: Việt Nam mong muốn tăng cường hơn nữa quan hệ, hợp tác với Australia

Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn: Ngành Công Thương cần khẳng định vai trò tiên phong trong tăng trưởng 2 con số

Toàn cảnh Diễn đàn Bộ Công Thương chống lãng phí, khơi thông nguồn lực

PGS.TS Trần Đình Thiên: Bộ Công Thương tiên phong cải cách hành chính, tạo 'cú hích' cho nền kinh tế

Thứ trưởng Bộ NN&PTNT: Ngành Công Thương đóng góp rất lớn tạo bứt phá trong sản xuất, xuất khẩu nông sản

Chuyên gia Nguyễn Minh Phong: Chống lãng phí, tiết kiệm góp phần tăng sức mạnh quốc gia

Bộ Công Thương tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025

PGS.TS Trần Đình Thiên: Chống lãng phí phải đi đôi với cải cách thể chế, thông suốt các nguồn lực

Bộ Công Thương: Quyết tâm tái cấu trúc, đổi mới sáng tạo trong chống lãng phí để phát triển bền vững

Bộ Công Thương hoà cùng ‘dòng chảy’ chống lãng phí, tạo đột phá phát triển trong kỷ nguyên mới

Đường dây 500kV mạch 3: 'Chiến dịch' thần tốc, tiết kiệm và hiệu quả

Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Long làm việc với đại diện Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP)

10 sự kiện nổi bật ngành Công Thương năm 2024

Đại tá Nguyễn Hữu Sơn chỉ ra 4 giải pháp để phòng, chống lãng phí nguồn lực

PGS.TS. Lê Hải Bình: Chống lãng phí - Điều kiện tiên quyết để đột phá phát triển

Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân: Làm tốt công tác chống lãng phí sẽ tạo nguồn lực phát triển kinh tế