Thứ ba 13/05/2025 05:26
Phiên họp thứ 36, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội:

Ủy ban Chứng khoán Nhà nước: Theo mô hình nào cũng phải đảm đảm tính độc lập

Tiếp tục chương trình Phiên họp thứ 36, chiều 12/8, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến vào dự án Luật Chứng khoán (sửa đổi), trong đó, những quy định liên quan đến địa vị pháp lý, nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước nhận được nhiều ý kiến đóng góp

Trước khi bước vào phần thảo luận, đại diện cho Cơ quan thẩm tra dự án Luật Chứng khoán (sửa đổi) - Chủ nhiệm Uỷ ban Kinh tế của Quốc hội, ông Vũ Hồng Thanh – cho biết, qua tổng hợp ý kiến của các đại biểu Quốc hội về dự án Luật này tại kỳ họp thứ 7, hiện có hai luồng ý kiến khác nhau liên quan đến địa vị pháp lý, nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước.

Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển: Ủy ban Thường vụ Quốc hội giữ quan điểm quy định Ủy ban Chứng khoán trực thuộc Bộ Tài chính, đồng thời bổ sung thêm một số quyền nhưng vẫn bảo đảm phù hợp với hệ thống pháp luật (Ảnh: Quochoi.vn))

Thứ nhất, nhiều đại biểu Quốc hội thống nhất với mô hình Ủy ban Chứng khoán Nhà nước độc lập và trực thuộc Chính phủ. Trong khi đó, nhóm ý kiến thứ hai cho rằng, mô hình Ủy ban Chứng khoán trực thuộc Bộ Tài chính như hiện nay đã và đang hoạt động tốt, phù hợp với chủ trương của Đảng, nghị quyết của Quốc hội.

Tuy nhiên, cũng có ý kiến không đặt nặng vấn đề phải theo mô hình nào mà cho rằng, dù là mô hình nào thì cũng cần phải đảm bảo tính độc lập cho Ủy ban Chứng khoán Nhà nước trong hoạt động để có đủ thẩm quyền quản lý và giám sát toàn diện đối với thị trường chứng khoán.

Trong Báo cáo của mình, Uỷ ban Kinh tế cũng đưa ra một số phương án. Cụ thể, phương án thứ nhất, cũng chính là phương án đã được Chính phủ trình theo hướng quy định Ủy ban Chứng khoán nhà nước trực thuộc Bộ Tài chính, song có bổ sung thêm một số quyền hạn, nhiệm vụ; phương án hai là Ủy ban Chứng khoán nhà nước vẫn trực thuộc Bộ Tài chính, nhưng được tăng thêm tính độc lập, thẩm quyền của Ủy ban Chứng khoán nhà nước đối với các sở giao dịch chứng khoán và tổng công ty lưu ký.

Và phương án ba, là mô hình Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước độc lập, trực thuộc Chính phủ. Với phương án này, Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước có quyền chủ động xây dựng chiến lược, đề xuất chính sách với Chính phủ về chứng khoán và thị trường chứng khoán. Ngoài ra, Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước cũng là cơ quan đại diện chủ sở hữu Nhà nước của sở giao dịch và tổng công ty lưu ký, có đầy đủ quyền hạn quản lý và giám sát toàn diện thị trường, bảo đảm tính độc lập theo nguyên tắc của Tổ chức Quốc tế các Ủy ban Chứng khoán (IOSCO), thực hiện được khuyến nghị của Chương trình đánh giá khu vực tài chính (FSAP) do Ngân hàng Thế giới (WB) và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) khởi xướng, phù hợp với các thông lệ quốc tế.

Hơn nữa, khi Ủy ban Chứng khoán Nhà nước độc lập sẽ giúp cho việc quản lý thống nhất, chủ động về tổ chức nhân sự, ngân sách… nâng cao tính hiệu quả và hiệu lực và góp phần nâng hạng thị trường chứng khoán Việt Nam. Tuy nhiên, nếu lựa chọn theo phương án này sẽ làm phát sinh thêm đầu mối trực thuộc Chính phủ, do đó, cần tiếp tục xem xét, tiếp thu các ý kiến để có lựa chọn phù hợp nhất.

Thảo luận tại phiên họp, đa số ý kiến phát biểu của Ủy ban Thường vụ Quốc hội tán thành với báo cáo của Ủy ban Kinh tế và cho rằng dự thảo luật đã nghiêm túc nghiên cứu tiếp thu, chỉnh lý nhiều ý kiến của đại biểu Quốc hội.

Cụ thể, ông Nguyễn Văn Giàu - Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội - đề nghị lưu ý đến tính thống nhất trong hệ thống pháp luật và cần phải rà soát thật kỹ để tránh xung đột pháp lý, gây ra những rắc rối cho thị trường chứng khoán.

Trong khi đó, Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển nêu rõ, với những vấn đề còn ý kiến khác nhau, Ủy ban Thường vụ Quốc hội vẫn giữ quan điểm như tại kết luận của Phiên họp thứ 33 về địa vị pháp lý nhiệm vụ quyền hạn của Ủy ban Chứng khoán. Theo đó, quy định Ủy ban Chứng khoán trực thuộc Bộ Tài chính, đồng thời bổ sung thêm một số quyền nhưng vẫn bảo đảm phù hợp với hệ thống pháp luật và các quy định của Đảng và giữ mối quan hệ giữa Bộ Tài chính và Ủy ban Chứng khoán Nhà nước như hiện nay.

“Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến rõ ràng về các vấn đề còn ý kiến khác nhau của dự án Luật Chứng khoán (sửa đổi), đề nghị Ủy ban Kinh tế tiếp tục hoàn thiện dự thảo Luật và Báo cáo tiếp thu giải trình để trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến tại phiên họp thứ 37” - Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển kết luận.
Hoàng Châu
Bài viết cùng chủ đề: Ủy ban Thường vụ Quốc hội

Tin cùng chuyên mục

Bộ Ngoại giao thông tin về đề xuất nối lại đàm phán Nga - Ukraine

Thủ tướng yêu cầu sớm ổn định hoạt động sau khi sáp nhập Thái Bình, Hưng Yên

Sớm thể chế ưu đãi thuế theo tinh thần Nghị quyết 68

Thủ tướng: Phấn đấu hoàn thành cao tốc qua Nam Định, Thái Bình trong năm 2026

Phó Thủ tướng Nguyễn Chí Dũng: Kỳ vọng Bắc Ninh viết nên kỳ tích sông Cầu

Thủ tướng Thái Lan sắp thăm chính thức Việt Nam

Đại biểu Quốc hội đề nghị không tính thuế thu nhập doanh nghiệp theo doanh thu

Đề xuất rút ngắn nhiệm kỳ Quốc hội và HĐND trước 3 tháng để kiện toàn bộ máy

Sửa Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp: Siết lỗ giả, chống chuyển giá

Nhân sự tuần qua: Bổ nhiệm lãnh đạo Chi cục Quản lý thị trường tỉnh Hậu Giang

Quốc hội xem xét sửa 47 điều trong Luật Bầu cử: Tăng trách nhiệm cho chính quyền hai cấp

Khi Tổng Bí thư và Đảng ta lần đầu gọi doanh nhân là chiến sĩ

Tổng Bí thư: Hợp tác dầu khí là kết tinh trí tuệ Liên bang Nga và ý chí, khát vọng Việt Nam

Toàn văn bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm: Động lực mới cho phát triển kinh tế

Thủ tướng nhắc nhiều địa phương chưa quyết liệt xóa nhà tạm

Thủ tướng: Cả nước đã xóa gần 209.000 căn nhà tạm

Thủ tướng yêu cầu '6 rõ' trong kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông

Thủ tướng chủ trì phiên họp thứ 4 về xóa nhà tạm, nhà dột nát

Thủ tướng yêu cầu lựa chọn nhà đầu tư xứng tầm cho sân bay Gia Bình

Chính phủ tạo 'bệ phóng' cho tập đoàn tư nhân vươn tầm toàn cầu