Ưu tiên và tự hào dùng hàng Việt

Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” (CVĐ) đang hướng đến mục tiêu thúc đẩy doanh nghiệp (DN) sản xuất ra sản phẩm có sức cạnh tranh tốt hơn để người Việt Nam ưu tiên và tự hào sử dụng hàng Việt Nam. Đó là chủ đề xuyên suốt Hội nghị sơ kết công tác năm 2015 và triển khai nhiệm vụ năm 2016 do Ban Chỉ đạo Trung ương CVĐ vừa tổ chức tại Hà Nội.
Ưu tiên và tự hào dùng hàng Việt
Điểm bán hàng Việt Nam cố định tại Tuyên Quang thu hút nhiều người tiêu dùng

Hiệu quả sâu rộng

Phát biểu tại hội nghị, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương CVĐ Nguyễn Thiện Nhân khẳng định: Qua 7 năm thực hiện, CVĐ đã giúp nâng cao nhận thức của người dân trong việc lựa chọn, tiêu dùng hàng Việt; giúp DN nhận thức rõ vai trò, trách nhiệm, không ngừng cải tiến kỹ thuật, ứng dụng khoa học công nghệ… nhằm tạo ra sản phẩm hàng hóa có chất lượng, mẫu mã đẹp, giá cả hợp lý, đảm bảo sức cạnh tranh, ngày càng đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng.

Các bộ, ngành, thành viên Ban Chỉ đạo Trung ương được yêu cầu cần tập trung rà soát tình hình mua sắm hàng hóa trong bộ, ngành mình quản lý; đẩy mạnh việc sử dụng hàng Việt có chất lượng; vận động cán bộ, công nhân viên chức mua, sử dụng hàng trong nước.

Không chỉ hiệu quả với người dân khu vực trung tâm, thành phố, CVĐ còn mang lại hiệu quả với người dân khu vực nông thôn, miền núi, vùng sâu, vùng xa – khu vực trước đây còn là “thủ phủ” của hàng giả, hàng nhái, hàng nhập lậu giá rẻ. Theo Bộ Công Thương, năm 2015, các địa phương đã tổ chức được gần 180 đợt bán hàng về nông thôn với gần 2.400 lượt DN tham gia, thu hút hơn 930.000 lượt người tới tham quan mua sắm, doanh thu hơn 20.000 tỷ đồng... Cũng trong năm 2015, 31 Điểm bán hàng Việt Nam cố định được xây dựng tại các địa phương, giúp người dân dễ dàng chọn mua các sản phẩm hàng Việt Nam chính hãng.

“Trong hoàn cảnh hội nhập sâu rộng, cạnh tranh mạnh mẽ, CVĐ đã có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với sự phát triển của nền kinh tế đất nước” – ông Nguyễn Thiện Nhân nhấn mạnh.

Tuyên truyền theo từng nhóm sản phẩm

Bên cạnh kết quả đã đạt được, Ban Chỉ đạo Trung ương CVĐ cũng thẳng thắn chỉ ra những điểm còn hạn chế của CVĐ như việc thông tin, giới thiệu những sản phẩm nông nghiệp đến với người tiêu dùng còn ít; tình trạng hàng nhập lậu giá rẻ, hàng giả, hàng kém chất lượng, hàng không bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm còn khá phổ biến, gây thiệt hại đến quyền lợi của người tiêu dùng và sản xuất trong nước. Bên cạnh đó, vẫn còn một bộ phận người tiêu dùng chưa nhận thức rõ mục tiêu của CVĐ đối với sự phát triển bền vững kinh tế đất nước, còn có tư tưởng ham hàng giá rẻ, còn mang tâm lý sính hàng ngoại mà chưa chú trọng dùng hàng Việt…

Khắc phục những hạn chế đó, đồng chí Nguyễn Thiện Nhân cho rằng, năm 2016, cần rà soát lại hiện trạng chuỗi sản xuất, phân phối, tiêu dùng trong nước trước khi chọn một số mặt hàng, nhóm hàng để tập trung tuyên truyền, đẩy mạnh phân phối tiêu dùng. “Có thể chọn mặt hàng sữa để tạo thành chuỗi chăn nuôi - sản xuất - sữa học đường; phát động phong trào người Việt ưu tiên dùng hàng dệt may, thuốc, công nghệ thông tin của Việt Nam. Từ 4 sản phẩm đó, những năm tiếp theo có thể mở rộng ra sản phẩm gia cầm, y tế, du lịch...” – ông Nguyễn Thiện Nhân gợi ý.

Bí thư Đảng ủy Khối Doanh nghiệp Trung ương Bùi Văn Cường:

Ưu tiên hàng Việt trong mua sắm công

Năm 2016 và những năm tiếp theo, cần quan tâm tuyên truyền về CVĐ cho 3 đối tượng chính: Sản xuất, lưu thông phân phối và người tiêu dùng. Cụ thể, tuyên truyền để nhà sản xuất đẩy mạnh ứng dụng công nghệ, sản xuất ra các sản phẩm có chất lượng và tính cạnh tranh cao; tuyên truyền cho các kênh phân phối ưu tiên nâng cao tỷ lệ hàng Việt; tuyên truyền cho người dân ưu tiên sử dụng hàng Việt.

Nếu hàng Việt có giá thành, chất lượng tương đương hàng nhập ngoại, cần đặc biệt quan tâm đến việc ưu tiên hàng Việt cho nhu cầu mua sắm công. Đây là cách nhiều quốc gia đã áp dụng và đã thành công để thúc đẩy sản xuất trong nước.

Phó Trưởng Ban Dân vận Trung ương Nguyễn Văn Hùng:

Cần khen thưởng người mua hàng

Để CVĐ tiếp tục được triển khai thành công, năm 2016 và thời gian tiếp theo, Ban chỉ đạo Trung ương CVĐ nên giao mỗi thành viên phụ trách một số địa phương để theo sát việc triển khai CVĐ. Bên cạnh đó, tiếp tục nâng cao sức cạnh tranh cho hàng hóa bằng cách làm việc với các DN, đặc biệt là DN sản xuất hàng thiết yếu để tiếp tục thúc đẩy sản xuất mặt hàng có giá cả phải chăng, chất lượng tốt. Ngoài ra, phối hợp tốt hơn với Ban Chỉ đạo 389, nâng cao hơn nữa việc chống hàng nhái, hàng giả. Đặc biệt, quan tâm và đổi mới công tác thi đua khen thưởng theo hướng chú trọng khen thưởng người mua hàng Việt (ví dụ cung cấp thẻ tích điểm, từ đó người nào mua nhiều hàng Việt sẽ được giảm giá). Đây là động lực mạnh giúp thúc đẩy người dân tích cực sử dụng hàng Việt.

Thứ trưởng Bộ Công Thương Hồ Thị Kim Thoa:

Tăng cường bảo vệ thương hiệu Việt

Năm 2016, Bộ Công Thương đã chỉ đạo 63 Thương vụ Việt Nam ở nước ngoài có chương trình để chắp nối đưa hàng hóa vào hệ thống phân phối ở thị trường nước ngoài, giúp cho người Việt ở nước ngoài có thêm nhiều cơ hội dùng hàng Việt Nam. Tại thị trường trong nước, Bộ Công Thương sẽ tiếp tục xây dựng các Điểm bán hàng Việt Nam cố định mới với nhận diện rõ ràng, nhằm cung cấp cho người dân hàng hóa trong nước có chất lượng và nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. Bên cạnh đó, các chương trình nhận diện hàng Việt, thương hiệu Việt đang phát huy kết quả tốt và chuẩn bị chuyển sang giai đoạn mới. Do vậy, hoạt động bảo vệ thương hiệu cần có sự phối hợp chặt chẽ hơn giữa các cơ quan chức năng, hiệp hội.
Phương Lan
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Kim ngạch xuất, nhập khẩu qua địa bàn Lạng Sơn đạt 18.377,9 triệu USD

Kim ngạch xuất, nhập khẩu qua địa bàn Lạng Sơn đạt 18.377,9 triệu USD

Cùng với hoạt động xuất nhập khẩu đạt kết quả cao, sản xuất công nghiệp tại Lạng Sơn duy trì đà tăng trưởng do công nghiệp chế biến, chế tạo tiếp tục tăng mạnh.
Xuất khẩu thủy sản vẫn có cơ hội tăng trưởng

Xuất khẩu thủy sản vẫn có cơ hội tăng trưởng

Dù hiện nay các thị trường đều co lại do người tiêu dùng giảm bớt chi tiêu song thủy sản là hàng thực phẩm thiết yếu nên vẫn còn có cơ hội tăng trưởng.
Doanh nghiệp rau quả bước vào “cuộc chiến" gay gắt

Doanh nghiệp rau quả bước vào “cuộc chiến" gay gắt

Tình trạng nắng nóng, ngập mặn tại nhiều địa phương khiến nguồn cung trái cây suy giảm. Hiện nhiều doanh nghiệp xuất khẩu rau quả không dám nhận đơn hàng mới.
Xuất khẩu ớt vào thị trường Đài Loan (Trung Quốc) cần tuân thủ quy định mới

Xuất khẩu ớt vào thị trường Đài Loan (Trung Quốc) cần tuân thủ quy định mới

Xuất khẩu ớt vào thị trường Đài Loan (Trung Quốc) bị yêu cầu giới hạn định lượng thuốc nhuộm Sudan.
Đơn hàng dệt may tăng 10-15%

Đơn hàng dệt may tăng 10-15%

Doanh nghiệp dệt may đang tăng tốc sản xuất nhằm đáp ứng tiến độ giao hàng và tận dụng cơ hội từ thị trường đang “ấm dần”.

Tin cùng chuyên mục

Tận dụng không gian thương mại, đẩy mạnh xúc tiến nông sản Việt sang thị trường Ấn Độ

Tận dụng không gian thương mại, đẩy mạnh xúc tiến nông sản Việt sang thị trường Ấn Độ

Việt Nam có nhiều nông sản tươi như thanh long, chôm chôm và các sản phẩm chế biến như cà phê hòa tan hay sản phẩm thủy sản rất được ưa chuộng tại thị trường Ấn
4 tháng đầu năm xuất khẩu cà phê đạt gần 670.000 tấn, thu về 2,23 tỷ USD

4 tháng đầu năm xuất khẩu cà phê đạt gần 670.000 tấn, thu về 2,23 tỷ USD

4 tháng đầu năm nay, xuất khẩu cà phê của cả nước đạt gần 670.000 tấn, tăng 4,6% so với cùng kỳ năm 2023; kim ngạch đạt hơn 2,23 tỷ USD, tăng 56,4%.
Tổng cục Hải quan chỉ đạo đẩy mạnh số hóa, làm rõ hành vi nhũng nhiễu khi có thông tin phản ánh

Tổng cục Hải quan chỉ đạo đẩy mạnh số hóa, làm rõ hành vi nhũng nhiễu khi có thông tin phản ánh

Tổng cục Hải quan yêu cầu các đơn vị trong toàn ngành đẩy mạnh triển khai các nhiệm vụ về công tác cải cách, kiểm soát thủ tục hành chính, đẩy mạnh việc số hóa…
Thương hiệu Pharmatech và hành trình chăm sóc sức khỏe người dùng

Thương hiệu Pharmatech và hành trình chăm sóc sức khỏe người dùng

Đế chế ngành thực phẩm chức năng hàng đầu Bắc Âu – Pharmatech đã chính thức có mặt tại Việt Nam, được phân phối bởi Công ty CP Dược phẩm Norway Pharmatech As.
Kim ngạch nhập khẩu cà phê của Singapore giảm 5,57% trong năm 2023

Kim ngạch nhập khẩu cà phê của Singapore giảm 5,57% trong năm 2023

Năm 2023, Singapore nhập khẩu cà phê từ 84 quốc gia và vùng lãnh thổ với tổng kim ngạch nhập khẩu khoảng 142,4 triệu SGD, giảm 5,57% so với cùng kỳ năm 2022.
Xuất khẩu gạo tăng cao, doanh nghiệp vẫn chưa hết lo

Xuất khẩu gạo tăng cao, doanh nghiệp vẫn chưa hết lo

4 tháng đầu năm, Việt Nam đã xuất khẩu 3,23 triệu tấn gạo, thu về 2,08 tỷ USD, tăng 11,7% về lượng và tăng mạnh 36,5% về giá trị so với cùng kỳ năm 2023.
Sắp diễn ra Hội nghị xúc tiến thương mại tiêu thụ vải thiều Thanh Hà

Sắp diễn ra Hội nghị xúc tiến thương mại tiêu thụ vải thiều Thanh Hà

Hội nghị xúc tiến tiêu thụ vải thiều Thanh Hà và nông sản Hải Dương với hệ thống Thương vụ Việt Nam và doanh nghiệp nước ngoài sẽ được tổ chức vào ngày 9/5 tới.
Hà Nội xử lý 921 tổ chức, cá nhân kinh doanh thương mại điện tử

Hà Nội xử lý 921 tổ chức, cá nhân kinh doanh thương mại điện tử

Cục Thuế thành phố Hà Nội đã rà soát, kiểm tra 1.749 tổ chức, cá nhân theo chuyên đề thương mại điện tử, xử lý 921 tổ chức, cá nhân; tăng thu 104 tỷ đồng.
4 tháng, xuất khẩu điện thoại và linh kiện thu về hơn 18,4 tỷ USD

4 tháng, xuất khẩu điện thoại và linh kiện thu về hơn 18,4 tỷ USD

4 tháng đầu năm, xuất khẩu điện thoại và linh kiện thu về hơn 18,4 tỷ USD, tăng 6,6% so với 4 tháng năm 2023.
Triển lãm quốc tế ngành sữa và sản phẩm sữa 2024: Cầu nối giao thương cho doanh nghiệp sữa

Triển lãm quốc tế ngành sữa và sản phẩm sữa 2024: Cầu nối giao thương cho doanh nghiệp sữa

Triển lãm Quốc tế ngành sữa và sản phẩm sữa lần thứ 4 tại Việt Nam sẽ diễn ra từ ngày 30/5 đến 2/6/2024, quy tụ gần 200 gian hàng là các thương hiệu, sản phẩm.
Việt Nam xuất khẩu 956.000 tấn cà phê, tổng kim ngạch đạt hơn 3 tỷ USD

Việt Nam xuất khẩu 956.000 tấn cà phê, tổng kim ngạch đạt hơn 3 tỷ USD

6 tháng đầu niên vụ cà phê 2023 - 2024 (từ tháng 10/2023 - tháng 3/2024), Việt Nam xuất khẩu 956.000 tấn cà phê, tổng kim ngạch đạt hơn 3 tỷ USD.
Hội chợ hàng Việt Nam tiêu biểu xuất khẩu 2024: Đòn bẩy để các ngành hàng xuất khẩu mở rộng thị trường

Hội chợ hàng Việt Nam tiêu biểu xuất khẩu 2024: Đòn bẩy để các ngành hàng xuất khẩu mở rộng thị trường

Dự kiến, từ ngày 8 - 11/5 sẽ diễn ra Hội chợ hàng Việt Nam tiêu biểu xuất khẩu TP. Hồ Chí Minh tại Trung tâm Hội chợ và Triển lãm Sài Gòn – TP. Hồ Chí Minh.
4 tháng, xuất khẩu hồ tiêu thu về 353 triệu USD

4 tháng, xuất khẩu hồ tiêu thu về 353 triệu USD

4 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu hồ tiêu đạt 83.783 tấn, trị giá 353 triệu USD, giảm 18,3% về lượng nhưng tăng 11,5% về giá trị so với cùng kỳ năm 2023.
Xuất khẩu da giày: Đơn hàng tăng chưa át được nỗi lo về những quy định mới

Xuất khẩu da giày: Đơn hàng tăng chưa át được nỗi lo về những quy định mới

Nhiều quy định mới liên quan đến thiết kế sinh thái, truy xuất chuỗi cung ứng của các thị trường lớn sẽ ảnh hưởng tới xuất khẩu da giày.
Xuất khẩu nông sản sang thị trường Trung Quốc tăng trưởng 2 con số

Xuất khẩu nông sản sang thị trường Trung Quốc tăng trưởng 2 con số

4 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu nông lâm thủy sản sang thị trường Trung Quốc chiếm 18,9%, tăng 15,1% so với cùng kỳ năm ngoái.
Bắc Ninh: Xuất khẩu lô hàng thuốc thú y trị giá 200.000 USD sang thị trường Hồi giáo

Bắc Ninh: Xuất khẩu lô hàng thuốc thú y trị giá 200.000 USD sang thị trường Hồi giáo

Lô hàng thú y xuất khẩu sang thị trường Hồi giáo (Halal) là thuốc kháng sinh, thuốc sát trùng mang thương hiệu Sakan với tổng giá trị xuất khẩu trên 200.000 USD
Giá cà phê xuất khẩu giảm sâu khi tồn kho tăng trở lại

Giá cà phê xuất khẩu giảm sâu khi tồn kho tăng trở lại

Giá cà phê xuất khẩu đồng loạt giảm với Robusta giảm mạnh hơn 3%, do xuất hiện mưa trái mùa tại khu vực Tây Nguyên làm dịu phần nào tình trạng khô hạn kéo dài.
4 tháng, xuất khẩu nông lâm thủy sản thu về gần 20 tỷ USD

4 tháng, xuất khẩu nông lâm thủy sản thu về gần 20 tỷ USD

4 tháng đầu năm 2024, tổng kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản ước đạt 19,06 tỷ USD, tăng 23,7% so với cùng kỳ năm ngoái.
Giá cà phê xuất khẩu đồng loạt lao dốc sau chuỗi tăng nóng

Giá cà phê xuất khẩu đồng loạt lao dốc sau chuỗi tăng nóng

Giá cà phê xuất khẩu đồng loạt giảm với giá cà phê Robusta giảm mạnh hơn 3% do xuất hiện mưa trái mùa tại khu vực Tây Nguyên làm giảm tình trạng khô hạn kéo dài
4 tháng, xuất khẩu rau quả thu về hơn 1,8 tỷ USD nhưng vẫn đối diện với rủi ro cố hữu

4 tháng, xuất khẩu rau quả thu về hơn 1,8 tỷ USD nhưng vẫn đối diện với rủi ro cố hữu

Dù đem về kim ngạch xuất khẩu hơn 1,8 tỷ USD trong 4 tháng đầu năm 2024 nhưng rau quả vẫn đối mặt với bài toán rủi ro về chất lượng.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động