Thứ tư 18/12/2024 23:46

Ứng dụng công nghệ sinh học: Đặt doanh nghiệp làm trung tâm

Một trong những nhân tố quyết định sự thành công của Đề án phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học trong lĩnh vực công nghiệp chế biến đến năm 2020, đó là việc Bộ Công Thương luôn đặt doanh nghiệp (DN) làm trung tâm tiếp nhận các nghiên cứu vào thực tiễn sản xuất.    

Lấy doanh nghiệp là trọng tâm

Từ cuối thế kỷ 20, công nghệ sinh học từ một ngành khoa học đã trở thành ngành kinh tế - kỹ thuật công nghệ cao của nhiều quốc gia trên thế giới. Với nước ta, công nghệ sinh học có vai trò quan trọng trong việc góp phần bảo đảm an ninh lương thực, chuyển đổi cơ cấu và phát triển bền vững kinh tế công nghiệp, nông thôn; cung cấp những sản phẩm cơ bản, thiết yếu chăm sóc sức khoẻ cộng đồng; bảo vệ môi trường sống, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội.

Rút ngắn thời gian đưa nghiên cứu vào thực tiễn

Để đạt được mục tiêu cũng như các nhiệm vụ do Thủ tướng Chính phủ giao cho Bộ Công Thương tại Quyết định số 14/2007/QĐ-TTg phê duyệt Đề án phát triển công nghệ sinh học trong lĩnh vực công nghiệp chế biến đến năm 2020, trong giai đoạn từ năm 2008 đến nay, Bộ Công Thương đã triển khai công tác quản lý nhà nước về hoạt động khoa học đối với phát triển công nghệ sinh học trong lĩnh vực công nghiệp chế biến đạt hiệu quả cao; thúc đẩy phát triển thị trường hàng hóa nội địa và xuất khẩu từ chính các công nghệ được nghiên cứu, hoàn thiện trong nước thuộc Đề án.

Nhằm chuyển giao công nghệ, sản phẩm vào thực tiễn sản xuất đạt hiệu quả, Bộ Công Thương xét chọn các nhiệm vụ KH&CN theo tiêu chí phải được xã hội hóa, lấy DN làm trọng tâm. Từ năm 2008 đến năm 2020, DN đã tham gia tích cực vào sự phát triển bền vững và có hiệu quả các nghiên cứu. Trong đó, từ năm 2016 đến nay, 100% các nhiệm vụ đều có sự tham gia phối hợp của DN trong việc chủ trì nghiên cứu, ứng dụng công nghệ vào sản xuất hoặc tham gia phối hợp, tiếp nhận triển khai công nghệ từ các đơn vị nghiên cứu KH&CN.

Đây là cách tiếp cận triển khai phù hợp với thực tế hiện nay, nhằm thúc đẩy hợp tác giữa nhà nghiên cứu với DN đưa công nghệ vào sản xuất, phát triển sản phẩm nội địa bằng chính công nghệ, nguyên liệu trong nước, rút ngắn thời gian đưa sản phẩm từ nghiên cứu ra thị trường...

Bên cạnh đó, các nhiệm vụ được nghiệm thu đã phản ánh thực tế định hướng triển khai nghiên cứu ứng dụng đạt hiệu quả tích cực; nâng cao vai trò, giá trị khoa học và khả năng ứng dụng; nâng cao hiệu quả kinh tế của các nhiệm vụ KH&CN khi áp dụng vào thực tiễn sản xuất ở quy mô vừa và nhỏ. Hầu hết sản phẩm của các nhiệm vụ bước đầu được hoàn thiện bao bì nhãn mác, sản xuất hàng loạt và tổ chức tiêu thụ trên thị trường nội địa. Một số nhiệm vụ đã mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội tốt và góp phần đáng kể về bảo vệ môi trường công nghiệp.

Nhiều thành công từ Đề án

Trong khuôn khổ Đề án, Bộ Công Thương đã đạt được nhiều thành công trong ứng dụng các công nghệ vi sinh, công nghệ enzyme, protein để sản xuất, chế biến thực phẩm như: Các chế phẩm vi sinh phục vụ công nghiệp chế biến thức ăn chăn nuôi, nguyên liệu hoá dược, sản phẩm phục vụ công nghiệp chế biến hàng tiêu dùng.

Đáng chú ý, nhiều sản phẩm mới có chất lượng tốt, giá thành cạnh tranh so với giá sản phẩm nhập ngoại cùng loại, bước đầu đã chiếm lĩnh được thị trường tiêu dùng Việt Nam như: Thực phẩm chức năng có tác dụng hỗ trợ phòng và điều trị bênh ung thư, các bệnh nhiễm HIV/AIDS, viêm gan (Spobio Immunobran Kid, Spobio Immunobran) do Công ty Cổ phần ANABIO R&D nghiên cứu, sản xuất từ cám gạo Việt Nam; sản phẩm isoflavon có tác dụng hỗ trợ điều trị rối loạn mỡ máu, tim mạch, điều hoà hormone từ đậu tương do Công ty Cổ phần Thực phẩm Quốc tế chủ trì sản xuất với giá thành khoảng 60 - 70 % so với sản phẩm ngoại nhập.

Hay, các sản phẩm surimi và một số sản phẩm từ surimi do Công ty Seaprodex Hải Phòng tiếp nhận công nghệ và sản xuất, đã đem lại lợi nhuận khoảng trên 5.000 triệu đồng/năm; sản phẩm thực phẩm lên men từ thịt bò, thịt lợn được Công ty Đức Việt tiếp nhận công nghệ và sản xuất với quy mô hàng nghìn tấn/năm đã góp phần giảm giá thành sản phẩm từ 30 - 50% so với giá thành sản phẩm cùng loại nhập khẩu từ nước ngoài; sản xuất thức ăn nuôi cá chình do Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản 3 thực hiện với quy mô sản xuất sản phẩm 1.000 tấn/năm đã được đưa vào nuôi cá chình tại Công ty TNHH Nuôi trồng thủy sản Vạn Xuân có giá thấp hơn từ 23%, lợi nhuận đạt 1,75 tỷ đồng/năm…

Có thể nói, thành công ban đầu của Đề án đã góp phần thúc đẩy và phát triển sản phẩm nội địa từ chính các nghiên cứu trong nước, góp phần khẳng định vai trò của KH&CN trong việc tái cơ cấu ngành Công Thương, giúp tăng trung bình trên 20% tổng số giá trị gia tăng của các DN tham gia vào hoạt động ứng dụng công nghệ sinh học trong lĩnh vực công nghệ chế biến của Đề án.

Đồng thời cũng cho thấy, sự tham gia của các DN trong giai đoạn qua đã góp phần không nhỏ trong việc khẳng định công nghệ, vai trò của DN và đa dạng hóa các sản phẩm đầu ra, tạo ra nhiều sản phẩm mới có giá trị gia tăng cho doanh nghiệp thuộc Đề án phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học trong lĩnh vực công nghiệp chế biến đến năm 2020.

Với sự thành công của Đề án phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học trong lĩnh vực công nghiệp chế biến đến năm 2020, bước đầu đã nâng cao giá trị các nguyên liệu chủ lực của Việt Nam bằng chính công nghệ được nghiên cứu trong nước.
TS. Đặng Tất Thành, Chuyên viên chính, Vụ Khoa học và Công nghệ, Bộ Công Thương
Bài viết cùng chủ đề: Công nghệ sinh học

Tin cùng chuyên mục

Ô tô nhập khẩu tăng mạnh, 11 tháng đạt gần 161.000 xe

Mẫu sedan hạng sang Audi A6 phiên bản mới tại thị trường Việt Nam có giá bán lẻ từ 2,299 tỷ đồng

Dự đoán thị trường ô tô: Khi nào giá xe điện bằng giá xe xăng?

Subaru Crosstrek giành giải “Ô tô của năm 2024” phân khúc Crossover B+/C-

Sigma OTT lọt top sản phẩm công nghiệp chủ lực của Hà Nội 2024

Nhà Thông Minh Rạng Đông: Giải pháp sống tiện nghi và bền vững cho tương lai xanh

Camry 2024 chính thức có giá bán, bản cao nhất hơn 1,5 tỷ đồng

Toyota tham gia thị trường xe điện bằng chiếc xe dựa trên nền tảng Suzuki

LETCO góp phần hiện thực hoá mục tiêu chiến lược khoa học, công nghệ ngành Công Thương

Công bố chương trình khoa học và công nghệ Net Zero: Kỳ vọng tạo ra các giải pháp đột phá

Ngành phân bón tích cực ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất

Khấu hao pin xe điện: Vấn đề lớn nhưng có hy vọng từ nghiên cứu mới

VinFast đạt kỷ lục bàn giao hơn 16.000 ô tô điện trong tháng 11/2024

Tiêu thụ ô tô tháng 11 đạt đỉnh với hơn 44.000 xe bán ra

Tọa đàm: Đổi mới, nâng cao hiệu quả khoa học công nghệ ngành Công Thương trong kỷ nguyên mới

Công viên Logistics Viettel sắp khai trương có gì đặc biệt?

Sản lượng ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước tháng 11/2024 cao kỷ lục

Hyundai Santa Fe và Hyundai Accent được vinh danh tại Car Award 2024 của VnExpress

Lý do hai mẫu xe điện Lexus mới nhất lùi giờ 'lên kệ'

Nâng cao độ tin cậy trong cung cấp điện cho các ứng dụng quan trọng