Thứ bảy 28/12/2024 02:14

Ứng dụng công nghệ nâng cao năng suất, chất lượng cho ngành chế biến gỗ

Để đạt được mục tiêu xuất khẩu đã đề ra trong năm 2019, ngành chế biến gỗ lâm sản Việt đang đẩy mạnh ứng dụng công nghệ máy móc, nâng cao năng suất lao động nhằm tăng sức cạnh tranh cho sản phẩm trên thị trường thế giới.  

Ông Nguyễn Tôn Quyền, Phó Chủ tịch Hiệp hội gỗ và Lâm sản Việt Nam (VIFORES) cho biết, không riêng gì ngành chế biến gỗ mà các ngành hiện nay đều phải có năng suất lao động cao, chất lượng tốt. Muốn vậy phải áp dụng công nghệ mới, mà muốn có công nghệ mới phải có kinh phí, phải có người, công nhân vận hành kỹ thuật cao, phải có tay nghề cao. Bên cạnh đó, việc đào tạo công nhân công nghệ cao cũng phải được chú trọng hơn thì mới đáp ứng được yêu cầu vận hành máy móc hiện đại.

Ứng dụng công nghệ giúp ngành gỗ tăng sức cạnh tranh

Theo các chuyên gia, hiện nay nhiều doanh nghiệp (DN) đã quan tâm đầu tư, nghiên cứu và đưa vào ứng dụng sản xuất và cung ứng thiết bị máy móc, sản phẩm phụ trợ thay thế hàng nhập khẩu, nâng cao giá trị gia tăng. Tuy nhiên, hệ thống máy móc này vẫn còn thiếu đồng bộ. Do đó, để ngành chế biến gỗ có thể bứt phá trong năm 2019 thì các DN cần đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ.

Là DN đang đầu tư khá bài bản cho công nghệ mới, bà Đỗ Thị Kim Loan, Tổng Giám đốc Công ty TNHH TM & SX Sao Nam cho biết, với mục tiêu xuất khẩu đạt 20 triệu USD trong năm 2019, công ty đã đầu tư nhiều hệ thông máy móc, thiết bị hiện đại để tăng năng suất lao động, giảm giá thành, đáp ứng yêu cầu đơn hàng của các thị trường. “Trước đây chúng tôi đã làm theo chuỗi nhập máy móc của Đức, chúng tôi chú trọng trong lĩnh vực ván sàn là sử dụng công nghệ của Đức, Ý, Áo. Năm nay chúng tôi cũng sẽ đầu tư theo quy trình đó, và tăng thêm máy móc để đạt được mục tiêu xuất khẩu”, bà Loan chia sẻ.

Trên thực tế không chỉ công ty Sao Nam mà đây là hướng đi mới của nhiều DN chế biến gỗ trên khắp cả nước đang đẩy mạnh triển khai. Theo ông Nguyễn Chiến Thắng, Chủ tịch HĐQT Công ty Scansia Pacific, ngoài đẩy mạnh trồng rừng qua liên kết với các hộ nông dân thì từ năm 2018 tới nay DN này đã bắt đầu mở rộng đầu tư với số vốn lên tới vài triệu USD. Tương tự, để đáp ứng các đơn hàng mang tính công nghiệp cao từ nhà nhập khẩu, Công ty CP Kiến trúc xây dựng AA cũng vừa nhập về một chiếc máy chế biến gỗ có giá lên tới hơn 1 triệu USD.

Theo đánh giá của giới chuyên môn, mặc dù so với các nhà xuất khẩu hàng đầu đến từ Đức, Ý, Ba Lan thì ngành chế biến gỗ của Việt Nam vẫn chưa thể sánh bằng bởi sản phẩm của các nước này đều ở phân khúc cao và dây chuyền sản xuất được tự động hóa gần như 100%. Song với việc nhiều DN đang đồng loạt nhập về các máy móc thiết bị rất hiện đại cũng như đầu tư nhiều hơn cho quản lý, sản xuất thì tương lai không xa ngành chế biến gỗ của Việt Nam sẽ có nhiều sản phẩm cạnh tranh ở phân khúc cao cấp, sánh tầm với những nước có nền khoa học tiên tiến.

Có thể thấy rằng, trong bối cảnh của cuộc cách mạng công nghệ 4.0 hiện nay thì việc đầu tư máy móc, thiết bị công nghệ hiện đại là yêu cầu thiết yếu để các DN sản xuất và chế biến đồ gỗ mỹ nghệ nâng cao khả năng cạnh tranh, chiếm lĩnh thị trường.

Theo Hiệp hội gỗ và lâm sản Việt Nam, trong 3 tháng đầu năm nay xuất khẩu gỗ đạt bình quân 750 triệu USD/tháng, tăng cao hơn mức bình quân của các năm trước. Kết quả này cho thấy một triển vọng tươi sáng cho xuất khẩu gỗ Việt Nam năm 2019.
Thùy Dương

Tin cùng chuyên mục

10 sự kiện công nghệ thông tin và truyền thông tiêu biểu nhất năm 2024

Thiết lập hành lang pháp lý, tạo đột phá phát triển khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo

Chương trình bình chọn Xe của năm 2025 chính thức 'mở cổng'

Giám sát chương trình triệu hồi gần 4.150 xe Ford Explorer lỗi ốp trụ

Hơn 200 trường học trên cả nước áp dụng hệ thống lớp học thông minh Nexta

Honda Việt Nam triệu hồi 31 ‘xế phượt’ Africa Twin CRF1100

Ba 'ông lớn' trong làng ô tô Nhật Bản: Nissan, Honda, và Mitsubishi Motors để ngỏ khả năng 'về chung nhà'

Embraer tham dự Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024

Đại hội Honda Biker Rally 2025: Sự kiện quy tụ hơn 1.000 bikers trên khắp cả nước

Công bố 10 sự kiện khoa học và công nghệ nổi bật năm 2024

Tập đoàn ô tô đầu tư 168 triệu USD tại Việt Nam vượt mốc doanh số 3 triệu xe toàn cầu

Doanh nghiệp ‘bắt tay’ nâng cao hiệu quả hợp tác trong lĩnh vực công nghệ dữ liệu

Đấu tranh quyết liệt ngăn chặn tin giả, thông tin xấu độc trên mạng xã hội

Trường Đại học Công nghiệp Dệt may Hà Nội: Giải quyết các vấn đề thực tiễn qua nghiên cứu khoa học

30 chiếc Suzuki Jimny tham gia cuộc đua địa hình từ TP. Hồ Chí Minh đến Đồng Nai

Các xu hướng đe dọa mạng mới cần theo dõi trong năm 2025 và sau đó

HPT D-DAY 2024: Chia sẻ công nghệ tiên tiến và chuyển đổi số cho doanh nghiệp

Hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo Việt Nam đang bước sang giai đoạn mở rộng quy mô, chiều sâu

Triển lãm Quốc phòng: Bắt gặp mẫu siêu xe điện Jaguar I-Pace thuộc sở hữu của Đại sứ quán Anh

Lý do tỷ phú Phạm Nhật Vượng dừng VinFast VF 8 với dịch vụ taxi Xanh SM Luxury