Thứ sáu 29/11/2024 04:52

UBND thành phố Thái Bình lắng nghe, tiếp thu ý kiến phản ánh của người dân

Sau khi người dân phản ánh về dự án đường Lê Quý Đôn kéo dài chậm tiến độ, UBND thành phố Thái Bình đã nhanh chóng tiếp thu ý kiến và có chỉ đạo xử lý...

Được biết, dự án đường Lê Quý Đôn kéo dài (phía Nam) thành phố Thái Bình, tỉnh Thái Bình được đầu tư xây dựng với mục tiêu nhằm đáp ứng nhu cầu giao thông trong khu vực, từng bước hoàn thiện hệ thống kết cấu hạ tầng đô thị, bảo đảm an toàn, vệ sinh môi trường và mỹ quan đô thị.

Dự án có chiều dài khoảng 1,8 km với đoạn 1 từ nút giao đường Vành đai phía Nam đến hết tuyến nhanh giáp sông Trục, đoạn 2 từ đầu tuyến nhánh quy hoạch sông Trục đến nút giao Quốc lộ 39 với thời gian thực hiện trong giai đoạn 2022 - 2025.

Dự án đường Lê Quý Đôn kéo dài đã hoàn thiện công tác quy hoạch

Ngày 15/12/2021, HĐND thành phố Thái Bình, tỉnh Thái Bình đã có Nghị quyết số 41/NQ-HĐND phê duyệt Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025 thành phố Thái Bình, trong đó nguồn vốn giai đoạn này lên tới hơn 8 nghìn tỷ.

Tại nghị quyết này, HĐND thành phố Thái Bình đã đưa dự án đường Lê Quý Đôn kéo dài vào danh mục đầu tư với tổng mức khái toán lên tới hơn 362 tỷ đồng.

Đến ngày 16/12/2022, HĐND thành phố Thái Bình tiếp tục ban hành Nghị quyết về chủ trương đầu tư dự án đường Lê Quý Đôn kéo dài (phía Nam) thành phố Thái Bình, trong đó nêu rõ nguồn vốn ngân sách thành phố từ nguồn kết dư tiền sử dụng đất năm 2021 bố trí lên tới 300 tỷ đồng, phần còn lại là ngân sách thành phố, ngân sách tỉnh. Thời gian thực hiện dự án trong giai đoạn 2022 - 2025.

Ngay sau đó, ngày 19/12/2022, ông Đinh Gia Dũng, Chủ tịch UBND thành phố Thái Bình tiếp tục ký Quyết định số 5906/QĐ-UBND về việc giao vốn kế hoạch đầu tư công năm 2023, nguồn vốn ngân sách thành phố, trong đó dự án đường Lê Quý Đôn kéo dài tiếp tục được nằm trong danh mục phân bổ năm 2023 với tổng số tiền hơn 55 tỷ đồng.

Đến ngày 13/6/2023, UBND thành phố Thái Bình tiếp tục có tờ trình về việc điều chỉnh chủ trương đầu tư, trong đó nâng tổng mức đầu tư lên 478 tỷ đồng (tăng hơn 117 tỷ đồng so với quyết định ban đầu).

Trước những kiến nghị của cử tri, UBND thành phố Thái Bình đã có những chỉ đạo

Được phê duyệt quy hoạch với mục tiêu ban đầu là vậy, song tới nay, rất nhiều ý kiến người dân phản ánh dự án đường Lê Quý Đôn kéo dài vẫn “án binh bất động”. Ngay sau khi tiếp nhận phản ánh của công dân, UBND thành phố Thái Bình đã có chỉ đạo một số cơ quan, tổ chức tiến hành san lấp mặt bằng dự án, mở tạm đường để phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế, xã hội.

This browser does not support the video element.

Theo đó, căn cứ kiến nghị của công dân và một số đơn vị như Phòng Quản lý đô thị thành phố, Ban Quản lý dự án xây dựng cơ sở hạ tầng thành phố…UBND thành phố Thái Bình đồng ý tổ chức thực hiện dọn dẹp, san lấp, mở đường tạm dự án đường Lê Quý Đôn kéo dài. Vật liệu được sử dụng là cát, cấp phối đá dăm, bề rộng đường khoảng một nửa đường theo thiết kế, cao độ đường tạm phù hợp với cao độ các tuyến đường hiện có tại khu vực. UBND thành phố Thái Bình cũng giao các đơn vị tổ chức thực hiện, hướng dẫn triển khai.

Khi được thông tuyến, dự án đường Lê Quý Đôn kéo dài sẽ góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội, góp phần xây dựng bộ mặt năng động, điểm đến của các nhà đầu tư

Năm 2023, thành phố Thái Bình là đơn vị dẫn đầu của tỉnh Thái Bình trong xếp hạng Bộ chỉ số đánh giá năng lực cạnh tranh cấp sở, ban, ngành, huyện, thành phố (DDCI). Những năm qua, việc giải quyết các kiến nghị của cử tri, luôn lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm, xây dựng một nền hành chính phục vụ là một trong những thước đo quan trọng đưa thành phố Thái Bình trở thành điểm sáng trong đánh giá mức độ hài lòng của người dân và doanh nghiệp.

Với vị thế là “đầu tàu” trong phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh Thái Bình, việc UBND thành phố Thái Bình nhanh chóng lắng nghe tiếp thu ý kiến của cử tri, đặc liên quan đến dự án đường Lê Quý Đôn kéo dài không chỉ một lần nữa khẳng định cho những cố gắng xây dựng tạo ra những tiền đề, nền tảng quan trọng tạo đà cho thành phố phát triển nhanh và bền vững trong thời gian tới mà còn góp phần giúp cho người dân, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh có môi trường sản xuất, kinh doanh thuận lợi, tạo ra sức hấp dẫn, lực hút đối với các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài đầu tư vào tỉnh trong thời gian tới.

Thụy Anh

Tin cùng chuyên mục

Thừa Thiên Huế: Di dời hơn 200 hộ dân sống ở vùng nguy cơ sạt lở đến nơi an toàn

Quảng Nam: Sóng lớn lại xé toạc bờ biển Hội An

Vĩnh Phúc: Nhiều cơ hội phát triển dịch vụ logistics xanh

Hạ tầng số hiện đại - 'chìa khóa' để Quảng Ninh tăng tốc chuyển đổi số

Quảng Nam: Mưa lớn gây sạt lở nhiều nơi ở huyện miền núi Bắc Trà My

Thừa Thiên Huế: Công điện hoả tốc ứng phó mưa lũ, học sinh được nghỉ học

Quảng Ninh tăng cường quản lý, khai thác tài nguyên than

Vĩnh Phúc: Tăng trưởng GRDP năm 2024 dự kiến đạt 7,5-7,8%

Quảng Ninh: Doanh nghiệp giảm chi phí, tăng năng suất nhờ tiết kiệm điện

Quảng Ninh ưu tiên phát triển nhà ở xã hội

Vĩnh Phúc: Chuyển đổi xanh là cơ hội để nâng cao năng lực cạnh tranh

Nhân sự phía Nam: Điều động, bổ nhiệm cán bộ chủ chốt 5 tỉnh, thành phố

Phê chuẩn kết quả bầu chức vụ Phó Chủ tịch UBND tỉnh An Giang đối với ông Ngô Công Thức

Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh yêu cầu đẩy nhanh tiến độ nhà ở xã hội, thương mại trên địa bàn

Liên minh Hợp tác xã Việt Nam tuyên truyền về kinh tế tập thể, hợp tác xã

Thị xã Nghi Sơn (Thanh Hóa) sau sắp xếp đơn vị hành chính sẽ có bao nhiêu phường, xã?

Thừa Thiên Huế: Thuỷ điện Bình Điền giảm lưu lượng vận hành để cứu hộ vụ tai nạn ở cầu Bình Thành

Bắc Ninh tiếp tục kiểm tra tiến độ xử lý ô nhiễm môi trường tại thôn Mẫn Xá

Đài tưởng niệm liệt sĩ ngành bưu điện Quảng Nam – Đà Nẵng đón nhận xếp hạng di tích lịch sử

Quảng Ninh nỗ lực tăng thu ngân sách nội địa, tạo nguồn lực cho phát triển