Thứ bảy 23/11/2024 11:43

UAV cảm tử - Vũ khí nguy hiểm trên chiến trường Ukraine

Hình ảnh loại thiết bị bay không người lái (UAV) tự sát của Nga tham chiến hiệu quả tại Ukraine nhận được sự quan tâm rất lớn giới chuyên gia quân sự quốc tế.

Hiệu quả của các loại đạn tuần kích đã được thể hiện rõ ràng kể từ đầu cuộc chiến tới nay từ cả phía Nga và Ukraine. Chúng là loại vũ khí đặc biệt có khả năng tấn công bất ngờ đối thủ và rất khó có thể ngăn chặn với các loại vũ khí phòng không truyền thống hiện tại.

Đạn tuần kích Switchblade được Mỹ viện trợ cho Quân đội Ukraine

UAV tự sát là gì?

Thực tế, khái niệm vũ khí tấn công tuần kích (loitering munition) hay đạn tuần kích, UAV tự sát không phải là mới nó có quá trình phát triển lâu dài từ các hình mẫu đơn giản của UAV mang thiết bị nổ đơn giản ném về phía đối phương. Với sự phát triển của công nghệ và chiến thuật sử dụng, loại vũ khí tấn công tự sát này liên tục được hoàn thiện và có độ tinh vi qua từng cuộc chiến. Điều này có thể thấy rõ ràng nhất qua việc sử dụng đạn tuần kích của quân đội Israel chống lại các nhóm Hồi giáo vũ trang hay việc Yemen sử dụng UAV tự sát đột kích các cơ sở lọc dầu của Saudi Arabia và gần đây nhất chính là cuộc chiến tại Ukraine.

Về bản chất, UAV tự sát chính là các UAV mang đầu đạn phóng từ mặt đất, cũng như từ các phương tiện mang trên không và trên biển, được trang bị (ngoài các khí tài trinh sát và quan sát) phần chiến đấu được tích hợp với bản thân máy bay.

Sự phổ biến của UAV tự sát trong các cuộc xung đột gần đây được giới chuyên gia quân sự quốc tế đánh giá là do sự biến đối về phương thức tác chiến hiện đại và việc sử dụng rộng rãi các loại công nghệ hiện đại giúp rút ngắn chu trình “phát hiện – tiêu diệt” mục tiêu cấp chiến thuật, chiến dịch

Đạn tuần kích có cơ chế hoạt động chính là đáp ứng giải quyết nhiệm vụ này khi kết hợp được các chức năng trinh sát, quan sát và tiêu diệt. Ngoài ra, nhờ yếu tố này mà những giải pháp như vậy trở thành vũ khí chính xác hơn và có tính lựa chọn cao hơn so với các hệ thống pháo binh chẳng hạn, dẫn tới làm giảm các tổn thất không mong muốn.

Cùng với đó, các UAV cảm tử có khả năng tấn công chính xác vượt trội so với bom không điều khiển, trong khi lại giải quyết được nhiệm vụ mà không gây rủi ro cho các tổ lái máy bay có người lái mang bom truyền thống.

Thực tế chiến trường đã chứng minh đạn tuần kích ở mức độ nhất định là phương án thay thế cho các UAV trang bị vũ khí, song lại là các hệ thống đơn giản và rẻ hơn nhiều.

Trong cuộc xung đột tại Ukraine, không khó để tìm thấy các hình ảnh ghi lại kết quả tấn công sử dụng đạn tuần kích. Nếu phía Ukraine sử dụng rộng rãi các loại có nguồn gốc các quốc gia phương Tây như: Switchblade, Phoenix Ghost…, thì Nga cũng có nhiều loại như KUB, Lancet và hiệu quả nổi bật là loại Geran-2 sử dụng gần đây.

Theo đánh giá của ông Denis Vyacheslav Fedutinov, Chuyên gia quân sự Nga về các hệ thống UAV, đạn tuần kích hiện là một trong những hướng triển vọng trong phát triển các hệ thống UAV. Chúng rất phù hợp để thực hiện các nhiệm vụ đòi hỏi hành động nhanh trong tình huống chiến đấu thay đổi nhanh chóng.

Trong khi chờ đợi tiến bộ tiếp theo trong lĩnh vực phát triển vũ khí tuần kích, các công ty ở nhiều nước công nghệ phát triển đang thực hiện các dự án nghiên cứu chế tạo các hệ thống này. Một phần trong số đó đang được tiến hành bằng kinh phí hỗ trợ của các bộ quốc phòng các nước quan tâm, một phần thì do tự bỏ tiến ra đầu tư phát triển. Tuy nhiên, hiện nay, có thể nói rằng, sự phát triển công nghệ đã cho phép đưa khả năng của chúng lên đến mức cho phép dự đoán rằng, hướng này sẽ có triển vọng tốt và thể hiện sự phát triển tiếp theo.

Pháo tự hành của Ukraine bị đạn tuần kích Geran-2 tập kích

Tại sao khó ngăn chặn được UAV liều chết?

Từ thực tiễn chiến trường Ukraine đã chứng minh việc đối phó với các loại đạn tuần kích không hề dễ dàng.

Đầu tiên, đây là chủng loại khí tài công nghệ cao mới xuất hiện nên việc nghiên cứu và tìm ra phương án đối phó hiệu quả các phương thức tác chiến cứng và mềm chưa thực sự hiệu quả. Nếu có hiệu quả với công nghệ truyền thống thì lại rất tốn kém. Việc sử dụng các tổ hợp khí tài chế áp điện từ trị giá hàng triệu USD để chống lại các đạn tuần kích có giá vài chục nghìn hay vài trăm nghìn USD thực sự là cuộc chiến bất đối xứng.

Cùng với đó, với giá thành rẻ, bên tấn công hoàn toàn có thể thực hiện chiến thuật tạo các đợt tấn công bão hòa với sự tham chiến của hàng chục, thậm chí hàng trăm đạn tuần kích khiến hệ thống phòng không của bên phòng thủ bị quá tải và từ đó giành lợi thế chiến thuật.

Một yếu tốt tiếp theo tạo ra lợi thế của đạn tuần kích là việc nó thường là có độ cao hoạt động rất thấp và thời gian hoạt động dài trên không để chủ động các phương án tấn công khiến việc phát hiện và ngăn chặn không hề dễ dàng. Các loại đạn tuần kích được sử dụng phổ biến tại Ukraine hiện nay chủ yếu là loại tầm ngắn có thời gian hoạt động khoảng vài tiếng, nên khi được triển khai gần chiến tuyến, nó có thể được điều khiển bay thấp để tiềm kiếm mục tiêu và tấn công bất ngờ.

Các đoạn clip UAV liều chết Lancet của Nga sử dụng tại mặt trận Kherson gần đây đã chứng minh điều đó. Hầu hết các đơn vị tác chiến Ukraine đều bất ngờ trước các đòn tấn công của loại đạn tuần kích này, trong đó có mục tiêu giá trị cao như phương tiện chiến đấu, bệ phóng tên lửa phòng không Buk-M1…

Điều khiến việc ngăn chặn UAV liều chết khó khăn còn nằm ở việc nó có kích thước nhỏ và phần lớn được chế tạo từ vật liệu phi kim khiến các khí tài trinh sát và cảnh giới bằng radar, quang ảnh rất khó phát hiện hoặc phát hiện ra khi đã quá muộn.

Các loại UAV tự sát được sử dụng tại Ukraine chỉ nặng dưới 100kg, thậm chí là vài chục kg, chúng quá nhỏ để hệ thống cảnh giới phòng không nhận biết, thậm chí có trường hợp người lính chỉ nhận ra sự có mặt của chúng quá tiếng động cơ đặc trưng. Hầu hết các loại vũ khí phòng không truyền thống không được thiết kế cho nhiệm vụ ngăn chặn các loại thiết bị bay nhỏ, bay thấp và đơn giản này. Đây có thể coi là hình thái tác chiến bất đối xứng đặt trưng của đạn tuần kích trong xung đột hiện đại.

Có thể nói, chiến trường Ukraine đang là nơi thử nghiệm nhiều phương thức và vũ khí hiện đại của cả Nga và phương Tây, trong đó việc sử dụng đạn tuần kích là một điểm nhấn đáng chú ý. Trong tương lai, loại vũ khí này còn nguy hiểm hơn nữa khi chúng được tích hợp công nghệ trí thông minh nhân tạo và khả năng tấn công bầy đàn.

Kim Ngân (tổng hợp theo vpk, Lenta, topwar)
Bài viết cùng chủ đề: Chiến sự Nga - Ukraine

Tin cùng chuyên mục

Dẫn đường quán tính sợi quang, đột phá trong hiện đại hóa Hải quân Việt Nam

Bộ Quốc phòng thúc đẩy nghiên cứu, phát triển xe chiến đấu bộ binh

Ba Lan tăng cường ‘Lá chắn phía đông’ của NATO giáp biên giới Nga

Stryker của Mỹ đổi chủ: Chiến sự Ukraine-Nga thêm phần phức tạp

BlueWhale - ‘bóng ma biển cả’ mới của Hải quân Đức

Colibri - ''cánh tay nối dài'' của Pháp trong cuộc chiến ở Ukraine

Mỹ và Ấn Độ ký kết thỏa thuận trị giá 3,5 tỷ USD mua 31 máy bay không người lái

'Thần Hercules' - niềm tự hào của quân đội Mỹ bất ngờ rơi vào tay Nga

'Bóng ma' trên bầu trời của Nga và những ẩn số chưa được khám phá

Sức mạnh mới của Su-27: Ukraine tích hợp bom chính xác đối đầu với Nga

Cực nóng: Chiến đấu cơ F-16 Ukraine lần đầu bắn hạ Su-34 của Nga trên bầu trời

Quân đội Mỹ tiết lộ UAV bay ở tầng bình lưu có thể hoạt động liên tục hàng tháng trời

Thứ gì làm 'siêu xe tăng' Leopard 2 của Đức 6 lần 'gục ngã' ở Ukraine?

Ukraine thêm loạt máy bay không người lái, robot tối tân vào 'vòng chiến’

Anh có thể giao cho Ukraine vũ khí laser bắn trúng mục tiêu nhỏ như 1 đồng xu ở khoảng cách 1km

‘Răng rồng’ là gì mà NATO rải khắp biên giới phía đông giáp Nga?

Ukraine độ ‘chiến thần’ Toyota Land Cruiser thành xe bọc thép hạng nhẹ, 200 mã lực

Lữ đoàn 2.300 lính tinh nhuệ Pháp nhận đào tạo cho Ukraine có gì đặc biệt?

Mỹ - Nhật hợp tác sản xuất ‘siêu tên lửa’ AIM-120 tiếp lực cho Ukraine

Bất chấp chiến sự ở Ukraine, Nga sắp chuyển giao 'siêu pháo đài' phòng không cho Ấn Độ