Ứng dụng giải pháp trí tuệ nhân tạo chuyển đổi ngành tôm ở Việt Nam
Nông nghiệp - nông thôn Thứ năm, 21/07/2022 - 16:51 Theo dõi Congthuong.vn trên
FTA và cơ hội của ngành tôm Việt Nam Phát triển ngành tôm Việt Nam: Nhiều cơ hội, lắm thách thức |
Ngày 20/7, Việt Úc - tập đoàn hàng đầu trong ngành nuôi trồng thủy sản tại Việt Nam và AquaEasy, liên doanh thuộc Grow - Trung tâm ươm mầm sáng tạo nội bộ của Bosch, đã chính thức ký kết thỏa thuận hợp tác chiến lược trong việc ứng dụng công nghệ hiện đại vào nuôi trồng thủy sản.
![]() |
Ông Võ Hoàng Vũ (bên phải) đại diện cho AquaEasy và Nguyễn Công Cẩn - Phó Tổng giám đốc đại diện cho Việt Úc Group ký kết hợp tác |
Theo thỏa thuận hợp tác này, Tập đoàn Việt Úc sẽ triển khai ứng dụng các giải pháp thông minh của AquaEasy bao gồm: Giải pháp trí tuệ nhân tạo (AI); máng ăn thông minh (i-feeder TM) và giải pháp ShrimpTalkTM tại hơn 1.000 ao nuôi tôm trong trang trại của Việt Úc và khách hàng. Tập đoàn Việt Úc và AquaEasy kỳ vọng sẽ thiết lập một mô hình kiểu mẫu tại Việt Nam, áp dụng công nghệ vào canh tác để tăng năng suất, lợi nhuận và tính bền vững của ngành tôm Việt Nam.
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, hiện ngành tôm Việt Nam đã đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức như hạn hán, xâm nhập mặn; thời tiết, khí hậu diễn biến bất thường, tiềm ẩn nguy cơ bùng phát dịch bệnh; diễn biến của dịch Covid-19 và cạnh tranh thương mại quốc tế. Vì vậy, việc nuôi trồng thủy sản bền vững và lành mạnh ở Việt Nam cần được tất cả các đơn vị chức năng và doanh nghiệp trong ngành đặc biệt quan tâm.
“Giải pháp thông minh AquaEasy là một công nghệ toàn diện có thể giám sát chất lượng nước và quản lý ao nuôi tôm với các giải pháp hoàn chỉnh từ công nghệ cảm biến, phần mềm và dịch vụ. Nó cho phép tôm “nói chuyện” với người nuôi - khi chúng đói, căng thẳng và nhu cầu của chúng”, ông Võ Hoàng Vũ - Giám đốc kinh doanh của AquaEasy cho biết.
Với sự hợp tác này, ông Võ Hoàng Vũ cho biết thêm, AquaEasy và Việt Úc kỳ vọng góp phần số hóa và tăng cường tính hiệu quả, bền vững cho ngành tôm ở Việt Nam.
Bắt đầu hoạt động vào năm 2017, AquaEasy là một hệ thống giám sát nuôi trồng thủy sản tích hợp công nghệ thông minh. Giải pháp mang đến độ chính xác cao và khả năng áp dụng cao trong các hoạt động canh tác, người nông dân nuôi tôm có thể chủ động trong việc quản lý chất lượng nước ao hồ. Và các phép đo hàng ngày sẽ được theo dõi một cách nhanh chóng và dễ dàng thông qua ứng dụng di động trên điện thoại. Giải pháp AquaEasy hiện được triển khai tại 27 thành phố ở Indonesia, Singapore và Việt Nam, giúp người nuôi tôm tăng 30% năng suất.
Ông Nguyễn Công Cẩn - Phó Tổng giám đốc Tập đoàn Việt Úc chia sẻ, việc hợp tác với AquaEasy là cam kết của Tập đoàn Việt Úc trong việc hỗ trợ người nuôi tôm tại Việt Nam bằng cách ứng dụng công nghệ mới. Công nghệ này hiện đại hóa mô hình chăn nuôi, tiết kiệm thời gian, tăng cường lợi nhuận và hạn chế rủi ro hơn. Việc sử dụng công nghệ mới là rất quan trọng để thành công trong nghề nuôi tôm trong bối cảnh thời đại công nghệ 4.0 như hiện nay.
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Có thể bạn quan tâm
Tin mới nhất

Xây dựng, bảo hộ nhãn hiệu nông sản vẫn đối diện với nhiều thách thức

Đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới tại Quảng Ninh

Nhà nông phấn khởi thu lợi nhờ mô hình liên kết sản xuất lúa chất lượng cao của PVCFC

CADA đánh dấu 100 năm thành lập với tuyệt tác di sản cà phê Fine Robusta

Phát huy thế mạnh vùng miền trong xây dựng nông thôn mới
Tin cùng chuyên mục

Đến năm 2025 phát triển, chuẩn hoá các điểm đến và sản phẩm du lịch nông thôn

Phấn đấu đến năm 2025 sẽ có 10.000 sản phẩm OCOP đạt từ 3 sao trở lên

Mang sản phẩm OCOP đến gần với khách hàng Việt

Khai thông gói tín dụng vi mô phục vụ chuỗi liên kết sản xuất, chế biến, tiêu thụ nông sản

22 huyện nghèo thuộc 17 tỉnh được hỗ trợ thoát khỏi tình trạng nghèo, đặc biệt khó khăn

Thành phố Hà Nội: Ưu tiên nguồn lực, về đích trong năm 2022

Chủ động ứng phó với nguy cơ lũ quét, sạt lở đất tại một số địa phương

Phát triển làng nghề gắn với thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế

Kon Tum hướng tới hình thành 12 vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao

“Giữ lửa” cho Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” OCOP

Agritechnica Asia Live 2022: “Cơ giới hóa đồng bộ hướng tới nền nông nghiệp bền vững”

Sản xuất gạo ngon nhất thế giới trên cao nguyên M’nông

Đa đạng hình thức tiêu thụ nông sản, mang lại hiệu quả kinh tế

Diễn đàn Khuyến nông @ Nông nghiệp: “Giải pháp phát triển chăn nuôi bò thịt theo chuỗi giá trị sản phẩm”

Làm gì để cao su Việt Nam thực sự là ‘vàng trắng’?

Tỉnh Long An: Hướng đến nông thôn mới bền vững

Nâng cao hiệu quả nuôi thủy sản trên hồ chứa

Giải bài toán giá thành vật tư nông nghiệp với sản xuất hữu cơ

Tỉnh Kiên Giang: Gắn kết Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” với du lịch cộng đồng
