Thứ ba 06/05/2025 18:05

Từ năm 2020: Cập nhật số liệu kinh tế khu vực chưa được quan sát 

Tại Quyết định số 146/QĐ- TTg phê duyệt Đề án thống kê khu vực kinh tế chưa được quan sát, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu cùng với việc xây dựng danh mục hoạt động kinh tế chưa được quan sát, từ năm 2020 trở đi, cần cập nhật số liệu kinh tế khu vực này.

Đề án yêu cầu khảo sát, đánh giá cụ thể, chi tiết và toàn diện thực trạng các hoạt động kinh tế chưa được quan sát của ba khu vực kinh tế (khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản, khu vực công nghiệp và xây dựng, khu vực dịch vụ); loại hình sở hữu (kinh tế nhà nước, kinh tế ngoài nhà nước, kinh tế có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài); ngành, lĩnh vực; địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và các tiêu thức khác.

Đề án xác định nhiệm vụ tăng cường phối hợp, cung cấp, chia sẻ thông tin thống kê khu vực kinh tế chưa được quan sát giữa các bộ, ngành, địa phương; hoàn thiện hệ thống pháp luật, cơ chế, chính sách quản lý kinh tế về đăng ký sản xuất, kinh doanh, nghĩa vụ đóng góp vào ngân sách nhà nước và nghĩa vụ xã hội của các chủ thể tham gia hoạt động kinh tế; quy định về sử dụng lao động, đào tạo nghề, cung cấp tín dụng, mức đóng và hưởng bảo hiểm xã hội.

Cùng với đó, Thủ tướng Chính phủ cũng yêu cầu Đề án cần quy định về xử phạt vi phạm hành chính, truy cứu trách nhiệm hình sự và các quy định khác, góp phần đánh giá chính xác và thu hẹp phạm vi, quy mô khu vực kinh tế chưa được quan sát.

Theo Tổng cục Thống kê, khu vực kinh tế chưa được quan sát bao gồm 5 thành tố: Hoạt động kinh tế ngầm; hoạt động kinh tế phi pháp; hoạt động kinh tế phi chính thức chưa được quan sát; hoạt động kinh tế hộ gia đình tự sản tự tiêu; hoạt động kinh tế bị bỏ sót do chương trình thu thập dữ liệu cơ bản.

Các chuyên gia cho rằng, khu vực kinh tế chưa được quan sát bị bỏ sót rất lớn trong tính giá trị GDP, bởi không có số liệu quản lý từ cấp dưới lên trên về kinh tế không chính thức khiến ngành thuế thất thu, mất công bằng trong phát triển.

Hiện có nhiều số liệu khác nhau về khu vực kinh tế chưa được quan sát. Tuy nhiên, theo quan điểm của ông Nguyễn Bích Lâm - Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), khu vực này không thể tới 30% GDP như các số liệu ước tính.
Quang Lộc

Tin cùng chuyên mục

Tổng Bí thư: Thành công của doanh nghiệp Kazakhstan là niềm tự hào chung

Việt Nam - Kazakhstan nâng tầm hợp tác kinh tế, thương mại song phương

Đại biểu Trần Khánh Thu: Không nên nhìn nhận học thêm chỉ từ góc độ tiêu cực

'Giữ chân' giáo viên vùng khó: Không thể 'cào bằng' thiệt thòi cho tất cả

Doanh nghiệp lớn từ Mỹ, EU tăng đầu tư tại Việt Nam

Đại diện 85 quốc gia, vùng lãnh thổ tham dự Đại lễ Vesak 2025

Giao thẩm quyền tuyển dụng nhà giáo cho ngành Giáo dục, vì sao?

Thủ tướng 'giao KPI' mỗi Bộ, ngành, địa phương phấn đấu có 2 công trình chào mừng 2/9

Sửa Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa: Tăng hiệu lực, thống nhất trong quản lý

Doanh nghiệp là trung tâm của hệ sinh thái đổi mới sáng tạo

Tổng Bí thư Tô Lâm: Quan hệ Việt Nam - Kazakhstan chắc chắn sẽ nâng lên tầm cao mới

Thủ tướng chủ trì phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 4/2025

Tổng Bí thư Tô Lâm mong Hội đoàn người Việt tại Kazakhstan là cầu nối vững chắc kiều bào với quê hương

Sửa đổi Hiến pháp: Bước đi lịch sử, mang tính kiến tạo thể chế sâu rộng

Từ 6/5/2025, tổ chức lấy ý kiến nhân dân về sửa đổi Hiến pháp

Giám đốc Công an TP.HCM Lê Hồng Nam kiểm tra, chỉ đạo an ninh Đại lễ Vesak 2025

Tạo cơ chế linh hoạt triển khai nhà máy điện hạt nhân

Bộ Quốc phòng lấy ý kiến sửa đổi 11 luật về lĩnh vực quân sự, quốc phòng

Tổng Bí thư Tô Lâm: Đất nước phát triển thì người dân phải được hưởng thành quả

Quốc hội thông qua Nghị quyết sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 2013