Chủ nhật 24/11/2024 13:17

Tu Mơ Rông chú trọng đầu tư phát triển dược liệu và sản phẩm đặc hữu sâm Ngọc Linh

Huyện Tu Mơ Rông nằm về phía Đông Bắc của tỉnh Kon Tum. Tại đây, rất nhiều loài dược liệu quí hiếm, đặc biệt là sâm Ngọc Linh có giá trị y dược cao được hình thành và phát triển, đóng góp quan trọng vào nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống nhân dân.

Những kết quả bước đầu

Tu Mơ Rông là vùng đất nổi tiếng với các loài dược liệu, đặc biệt là sâm Ngọc Linh, một trong những loài sâm quý nhất của thế giới với những phát hiện về tính chống stress, chống khối u,... giúp cho sâm Ngọc Linh trở thành một loài sâm đặc biệt được phục vụ cho những công trình nghiên cứu, nhằm đưa vào ứng dụng trong việc điều trị các bệnh phổ biến và hiểm nghèo của nhân loại. Hiện nay, sâm Ngọc Linh đã được Thủ tướng Chính phủ công nhận là sản phẩm quốc gia.

Với lợi thế và giá trị mang lại của vùng dược liệu, nhằm khai thác có hiệu quả tiềm năng, lợi thế, huyện ủy Tu Mơ Rông đã ban hành Nghị quyết và UBND huyện đã xây dựng đề án bảo tồn, phát triển cây dược liệu trên địa bàn; cùng với các chủ trương của tỉnh làm cơ sở, động lực cho huyện tiếp tục đẩy mạnh phát triển dược liệu, bước đầu đạt được những kết quả tích cực.

Xác định doanh nghiệp, hợp tác xã là nòng cốt trong quá trình liên kết phát triển dược liệu và các sản phẩm dược liệu, huyện Tu Mơ Rông đã tập trung chỉ đạo xúc tiến kêu gọi được 25 doanh nghiệp, hợp tác xã tham gia liên kết trồng, thu mua, chế biến, tiêu thụ sản phẩm dược liệu.

Đồng chí Nguyễn Xuân Phúc thăm vườn sâm Ngọc Linh ở huyện Tu Mơ Rông, tháng 9/2018. Ảnh: Cổng Thông tin điện tử tỉnh Kon Tum

Với sự huy động từ nhiều nguồn lực, toàn huyện đã trồng và phát triển hơn 800ha dược liệu; nhiều sản phẩm OCOP được đánh giá, xếp hạng cấp tỉnh. Việc phát triển chiều sâu, tăng giá trị của sâm Ngọc Linh được tỉnh Kon Tum, huyện Tu Mơ Rông đặc biệt quan tâm chỉ đạo, triển khai tích cực theo lộ trình bài bản.

Hiện nay, một số doanh nghiệp tham gia chế biến sâu, tạo ra các sản phẩm đặc hữu có giá trị sử dụng và hiệu quả kinh tế cao từ cây sâm Ngọc Linh. Huyện chủ trương khuyến khích phát triển và đã hình thành 9 tổ hợp tác, 15 hợp tác xã, xúc tiến kêu gọi các doanh nghiệp tham gia liên kết trồng, sản xuất và chế biến dược liệu, góp phần hình thành chuỗi liên kết giá trị từ khâu sản xuất đến chế biến và tiêu thụ sản phẩm, tạo thị trường ổn định và nâng cao giá trị sản xuất. Tu Mơ Rông đã đăng ký nhãn hiệu cho 3 sản phẩm và đang tiến hành hỗ trợ doanh nghiệp đăng ký cho các sản phẩm đặc trưng của huyện về nhãn mác, mã số mã vạch và thí điểm đăng ký một số sản phẩm nổi trội.

Một số hạn chế cần sớm khắc phục

Qua nhiều năm triển khai, mặc dù diện tích dược liệu nói chung và cây sâm Ngọc Linh trên địa bàn huyện Tu Mơ Rông có tăng, bước đầu đã phát triển được một số sản phẩm đặc hữu từ các dược liệu và sâm Ngọc Linh Kon Tum. Tuy nhiên, việc phát triển còn hạn chế, chưa đáp ứng tiềm năng, lợi thế từ những sản phẩm đặc hữu của địa phương; xuất phát từ nguyên nhân chủ yếu:

Giới thiệu quy trình trồng, chăm sóc cây sâm Ngọc Linh ở Kon Tum

Một là, cơ chế, chính sách về phát triển cây dược liệu của Trung ương, của tỉnh Kon Tum đã được ban hành nhưng nguồn lực đầu tư đặc thù để phát triển cây dược liệu nói chung và cây sâm Ngọc Linh còn hạn chế, bất cập; chưa thu hút được nhiều doanh nghiệp tham gia, thúc đẩy phát triển các loại cây dược liệu quý trên địa bàn, nhất là các doanh nghiệp chuyên sâu về chế biến dược liệu.

Hai là, nguồn giống các loại cây dược liệu chưa được quản lý chặt chẽ, giá giống trên thị trường hiện khá cao, số lượng chưa đủ đáp ứng nhu cầu trồng mới cho diện tích đã quy hoạch; đã xuất hiện nhiều sản phẩm dược liệu mang thương hiệu của địa phương chưa được làm rõ xuất xứ như Đảng Sâm Tu Mơ Rông, sâm Ngọc Linh Tu Mơ Rông Kon Tum.

Ba là, mặc dù giá trị thu nhập cao từ trồng cây dược liệu nhưng do yêu cầu về vốn đầu tư ban đầu lớn, thị trường đầu ra chưa ổn định, doanh nghiệp đầu tư thu mua, chế biến còn ít nên người dân chưa yên tâm sản xuất. Bên cạnh đó, do cơ sở hạ tầng còn thiếu, diện tích manh mún, nhỏ lẻ chưa hình thành vùng sản xuất dược liệu tập trung nên chưa đủ hấp dẫn để thu hút doanh nghiệp đầu tư.

Bốn là, công tác xúc tiến, quảng bá sản phẩm đã được triển khai tích cực nhưng chưa mạnh, chưa rộng, sức lan tỏa chưa cao, các sản phẩm được chế biến sâu từ dược liệu trên địa bàn còn hạn chế về chủng loại; số lượng, thị phần và kênh phân phối còn hạn chế nên giá trị kinh tế mang lại còn thấp.

Th.s. Võ Trung Mạnh - Chủ tịch UBND huyện Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum
Bài viết cùng chủ đề: tỉnh Kon Tum

Tin cùng chuyên mục

Dự báo thời tiết hôm nay 24/11/2024: Các tỉnh miền Bắc trời trở lạnh

Trao Huân chương Bảo vệ Tổ quốc hạng Ba cho hai phi công vụ máy bay Yak-130 rơi

Sôi động thị trường lao động tại các khu công nghiệp dịp cuối năm

Khẩn trương xóa nhà tạm, nhà dột nát: Thực hiện giấc mơ an cư cho người nghèo

Khói lửa bốc cháy dữ dội bao trùm 1.000 m2 công ty gỗ ở Bình Dương

Ngành Thanh tra: Phát huy truyền thống, không ngừng phát triển

Nhân sự 22/11: Liên đoàn Bóng đá Việt Nam thay nhân sự chủ chốt; Bình Phước có tân nữ Bí thư Tỉnh

Dự báo thời tiết biển hôm nay 23/11/2024: Có gió mạnh, sóng lớn và mưa dông trên biển

Dự báo thời tiết hôm nay 23/11/2024: Bắc Bộ nhiệt độ hạ thấp, Nam Bộ ngày nắng

Mức hỗ trợ người có công xây dựng mới hoặc cải tạo, sửa chữa nhà ở

Viettel tuyển thẳng 101 tài năng công nghệ từ hơn 3.000 hồ sơ ứng tuyển

Chạy thử nghiệm 3 làn thu phí không dừng tại sân bay Nội Bài

Việt Nam - Lào - Campuchia tổ chức diễn tập cứu hộ, cứu nạn

Liên đoàn Lao động 5 tỉnh đồng bằng sông Hồng bổ sung hơn 2.400 thỏa ước lao động tập thể

Hội thảo khoa học quốc gia ‘Xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam hiện đại, lớn mạnh'

Tăng 650.000 ghế, hàng không Việt Nam vẫn lo thiếu chỗ dịp Tết

Chủ tịch nước tặng thưởng Huân chương Bảo vệ Tổ quốc cho 2 phi công vụ rơi máy bay tại Bình Định

Doanh nghiệp 'bắt tay' với trường đại học đào tạo phát triển nhân tài số

Trao giải cuộc thi viết 'Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường' năm 2024

Cẩn trọng với tình trạng kháng kháng sinh