Từ 1/7/2025: Người lao động sẽ hưởng lương hưu sau 15 năm đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện
Bảo hiểm xã hội tự nguyện là chính sách bảo hiểm của Đảng và Nhà nước mà người tham gia được lựa chọn mức đóng, phương thức đóng phù hợp với thu nhập của mình. Công dân Việt Nam từ đủ 15 tuổi trở lên và không thuộc nhóm người tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc thì đều được tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện.
Giảm thời gian đóng bảo hiểm xã hội nhừm tăng quyền lợi và khuyến khích người lao động hưởng lương hưu thay vì nhận bảo hiểm xã hội một lần. Ảnh: TTXVN |
Theo quy định hiện hành, người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện được hưởng lương hưu hàng tháng khi có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên và đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định. Cụ thể, căn cứ theo Điều 169 Bộ luật Lao động 2019, người lao động bảo đảm cđiều kiện về thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội được hưởng lương hưu khi đủ tuổi nghỉ hưu.
Tuy nhiên, từ ngày 1//7/2025 khi Luật Bảo hiểm xã hội năm 2024 có hiệu lực người lao động đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện tối thiểu 15 năm sẽ được hưởng lương hưu. Đây là một trong những quy định quan trọng được rất nhiều người lao động quan tâm.
Theo đó, tại Điều 98 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2024, người lao động khi đủ tuổi nghỉ hưu có thời gian đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 15 năm trở lên thì được hưởng lương hưu hàng tháng thay vì phải đóng đủ 20 năm theo quy định cũ.
Việc giảm thời gian đóng bảo hiểm xã hội từ 20 năm xuống 15 năm nhừm tăng cơ hội cho những người đã trót rút bảo hiểm xã hội một lần trước đó vẫn có thể kịp thời gian đóng 15 năm bảo hiểm xã hội. Bên cạnh đó, tạo điều kiện cho người lao động tham gia bảo hiểm xã hội muộn hoặc tham gia không liên tục vẫn có thể tích lũy đủ 15 năm đóng bảo hiểm xã hội để hưởng lương hưu hàng tháng. Đồng thời, nhằm tăng quyền lợi, tính hấp dẫn và khuyến khích người lao động hưởng lương hưu thay vì nhận bảo hiểm xã hội một lần.
Tuy nhiên, Bảo hiểm Xã hội Việt Nam cho biết, việc quy định giảm số năm đóng bảo hiểm xã hội tối thiểu từ 20 năm xuống 15 năm được hưởng lương hưu chỉ áp dụng đối với các trường hợp được quy định tại Điều 64 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2024 chứ không áp dụng cho những đối tượng nghỉ hưu sớm hơn so với quy định.
Về quyền lợi khi tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện, người lao động được hưởng trợ cấp hàng tháng khi đủ tuổi nghỉ hưu, từng đóng bảo hiểm xã hội dù không đủ điều kiện hưởng lương hưu và chưa đủ tuổi hưởng trợ cấp xã hội. Vẫn được hưởng chế độ bảo hiểm y tế do ngân sách nhà nước đảm bảo trong thời gian hưởng trợ cấp hàng tháng.
Người lao động trong thời gian bị mất việc mà chưa có việc làm còn được hưởng chính sách hỗ trợ về tín dụng nhằm giải quyết các khó khăn tài chính. Nếu đang hưởng trợ cấp hàng tháng mà chết thì thân nhân sẽ được hưởng trợ cấp một lần cho những tháng chưa nhận kèm hưởng một lần trợ cấp mai táng…
Bên cạnh đó, theo khoản 4 Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội 2024, từ 1/7/2025 sẽ có 2 nhóm đối tượng được tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện, cụ thể:
Một là, công dân Việt Nam từ đủ 15 tuổi trở lên không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc và không phải là người đang hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp hàng tháng.
Hai là, người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn từ đủ 1 tháng trở lên, kể cả trường hợp người lao động và người sử dụng lao động thỏa thuận bằng tên gọi khác nhưng có nội dung thể hiện về việc làm có trả công, tiền lương và sự quản lý, điều hành, giám sát của một bên; Cán bộ, công chức, viên chức đang tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc, trừ trường hợp hai bên có thỏa thuận về việc đóng bảo hiểm xã hộibắt buộc trong thời gian này.
Về mức đóng, từ 1/7/2025, mức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện bằng 22% mức thu nhập làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện vào quỹ hưu trí và tử tuất. Người tham gia lựa chọn đóng hàng tháng, 3 tháng/lần, 6 tháng/lần, 12 tháng/lần hoặc đóng một lần cho nhiều năm còn thiếu để hưởng lương hưu.