Thứ sáu 27/12/2024 02:07

Trường Đại học Điện lực - Đào tạo nguồn nhân lực sẵn sàng cho nền kinh tế số

Đào tạo nguồn nhân lực phục vụ cho nền kinh tế số và công cuộc chuyển đổi số đã và đang diễn ra mạnh mẽ tại các doanh nghiệp là một trong những trọng tâm của Trường Đại học Điện lực trong bối cảnh hiện nay. Để đạt được điều đó thời gian qua hoạt động hợp tác quốc tế và nghiên cứu khoa học nhằm giải quyết những vấn đề thực tiễn trong công tác đào tạo đã được nhà trường đẩy mạnh và thu được nhiều thành tựu đáng kể.

Giải quyết các vấn đề từ thực tiễn

PGS.TS. Đinh Văn Châu- Hiệu trưởng Trường Đại học Điện lực cho biết: Cùng với cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, đại dịch Covid-19 đã làm thay đổi rất nhiều yếu tố truyền thống. Trong bối cảnh này, Trường Đại học không chỉ là nơi đào tạo, nghiên cứu mà còn phải là nơi giải quyết những vấn đề phát sinh từ thực tiễn để đào tạo, qua đó cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao cho thị trường lao động đặc biệt là cho nền kinh tế số mà Chính phủ Việt Nam đang hướng đến.

Với chiến lược phát triển khoa học & công nghệ (KH&CN) gắn kết với thực tiễn sản xuất và đào tạo, trong năm học 2020-2021 vừa qua trường Đại học Điện lực đã triển khai thực hiện nhiều hoạt động nghiên cứu khoa học. Theo đó, nhà trường đã tham gia 08 đề tài KH&CN cấp Bộ Công Thương, 42 đề tài KH&CN cấp cơ sở. Ngoài ra, cán bộ của trường còn tham gia các đề tài nhánh cấp Bộ, cấp Nhà nước, nghị định thư cùng với các đơn vị khác ngoài trường. Các đề tài KH&CN cấp Bộ được được tuyển chọn, quản lý, giám sát chặt chẽ, theo đúng quy trình đảm bảo chất lượng, nội dung. Trong đó nhiều đề tài có kết quả đã được áp dụng vào thực tiễn.

Máy trợ thở do trường Đại học Điện lực thiết kế chế tạo

Công tác nghiên cứu khoa học (NCKH) của sinh viên cũng được nhà trường quan tâm. Nhiều hoạt động NCKH của sinh viên đã được triển khai thông qua các hội nghị khoa học của sinh viên, các cuộc thi olympic Toán, Tin học…. như đề tài “Nghiên cứu, chế tạo buồng đo thân nhiệt và khử khuẩn tự động”… Bắt đầu từ năm 2016, hàng năm Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh đều tổ chức cuộc thi “Ý tưởng sáng tạo NCKH” trong sinh viên, qua cuộc thi đã lựa chọn được nhiều ý tưởng hay để phát triển thành các đề tài NCKH cấp trường.

Số lượng các bài báo, công trình khoa học tăng nhanh, đặc biệt là các công bố quốc tế, theo đó năm học 2020-2021 số lượng các công bố quốc tế thuộc danh mục SCI và SCIE, Scopus của Đại học Điện lực đã đạt được 77 bài. Trong đó, các công bố thuộc lĩnh vực khoa học kỹ thuật và công nghệ được đăng trên những tạp chí khoa học uy tín thuộc danh mục ISI như “Solar Energy”, “Artificial Intelligence Review”, “Journal of Applied Polymer Science”, “International Journal of Hydrogen Energy” …

“Theo số liệu công bố quốc tế trong cơ sở dữ liệu (CSDL) WoS, Scopus của các cơ sở giáo dục đại học (CSGDĐH) giai đoạn 2014-2018, Trường Đại học Điện lực nằm trong top 30 cơ sở Giáo dục Đại học có số lượng công bố Quốc tế nhiều nhất. Cụ thể trong giai đoạn này Trường Đại học Điện lực có 152 bài báo WoS & Scopus. ” - PGS.TS. Đinh Văn Châu cho biết.

Ban tổ chức trao giải Nhất cho đội Vision home đến từ Khoa Công nghệ thông tin

Trong đó nhiều đề tài đã đi sâu vào nghiên cứu, giải quyết các vấn đề phát sinh từ thực tế như: Nghiên cứu, phát triển, chế tạo và đưa vào vận hành hệ thống điều khiển phân tán (DSC) đối với thiết bị bù nhằm nâng cao chất lượng điện áp tại các phục tải ngành công nghiệp; Nghiên cứu, thiết kế, chết tạo thiết bị cảnh báo mất điện và giám sát TBA hạ thế từ xa qua mạng thông tin di động trên bền tảng WebServer… Đặc biệt, năm 2020 khi mà đại dịch Covid-19 xảy ra nhà trường đã bắt tay vào Nghiên cứu, chế tạo, thử nghiệm máy trợ thở và tiếp theo là tiến hành nghiên cứu Ban hành Tiêu chuẩn cơ sở Máy trợ thở C.PAP, hiện đang được nhà trường chuyển giao cho doanh nghiệp để phục vụ công tác phòng chống Covid-19.

Hiệu quả từ các hoạt động hợp tác quốc tế

Có thể nói, hoạt động hợp tác quốc tế (HTQT) đã đóng góp to lớn vào thành công của công tác đào tạo cũng như hoạt động nghiên cứu khoa học tại nhà trường. Chia sẻ về vấn đề này TS. Dương Trung Kiên- Phó Hiệu trưởng nhà trường cho biết: “Trong năm 2019-2020, hoạt động HTQT bị ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch Covid 19, tuy nhiên Nhà trường vẫn tích cực duy trì và phát triển các mối quan hệ hợp tác lâu dài với các tổ chức quốc tế và các đối tác nước ngoài có uy tín trong khu vực và trên thế giới trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo và nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ. Điểm nổi bật trong định hướng hợp tác quốc tế về đào tạo của nhà nhà trường là đã chuyển hướng các hoạt động từ liên kết đào tạo sang công nhận tín chỉ quốc tế”.

Bên cạnh việc tiếp tục duy trì với đối tác 07 chương trình đào tạo Đại học đã được công nhận tín chỉ quốc tế với các trường Đại học uy tín là Trường Đại học Deakin (Úc) và Đại học Điện lực Thượng Hải (Trung Quốc), thì điểm nổi bật trong hoạt động hợp tác quốc tế trong năm học vừa qua đó là nhà trường đã ký biên bản thỏa thuận về hợp tác giáo dục với Đại học Nagaoka (Nhật Bản); Ký Thỏa thuận với tổ chức Nitori (Nhật Bản) về cấp Học bổng cho 10 sinh viên của trường có thành tích học tập tốt có tổng giá trị 13 triệu/SV/năm; Kí Hợp đồng chuyên gia nước ngoài để tăng cường công tác chuyên môn và NCKH.

Việc công nhận tín chỉ quốc tế đã khẳng định chất lượng đào tạo của nhà trường trên trường quốc tế, nâng cao thương hiệu nhà trường đồng thời tạo điều kiện cho sinh viên có cơ hội tiếp cận với các nền giáo dục quốc tế một cách thuận lợi.

Trước yêu cầu của đào tạo nguồn nhân lực cho nền kinh tế số, nhà trường đã chủ động phối hợp cùng với các chuyên gia, giáo sư đến từ các trường đại học, các công ty của Nhật Bản, Úc, Ý.. để liên kết đào tạo các nội dung liên quan đến công nghiệp 4.0, chuyển đổi số, ví dụ như phối hợp với Đại học Deakin (Úc) tổ chức Hội thảo Cách mạng công nghiệp 4.0 - Thực tế ảo và Trí tuệ nhân tạo. Hay thông qua các hoạt động trao đổi, nghiên cứu, liên kết khác như: Chương trình trao đổi sinh viên thuộc Dự án Erasmus KA107 tại ĐH Palermo, (Ý); Đoàn trao đổi theo chương trình Sakura với Đại học Công nghệ Nagaoka (Nhật Bản); Đoàn Sinh viên tham dự chung kết cuộc thi Mô phỏng quyết định kinh doanh thị trường Điện cạnh tranh và trại hè quốc tế tại Đại học Điện lực Thượng Hải đạt giải nhì; Hợp tác với Viện Quốc gia về Năng lượng Mặt trời (Pháp): Nghiên cứu về Smart Grid; Với công ty Vector Shinwa (Nhật Bản) hợp tác nghiên cứu và phát triển dự án Robot…

Có thể khẳng định, những kết quả này đã, đang và sẽ có tác động trở lại quá trình đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cho xã hội, làm động lực cho sự phát triển nhanh và bền vững của Trường Đại học Điện lực trong nền kinh tế số.

Thu Hường
Bài viết cùng chủ đề: Nguồn nhân lực

Tin cùng chuyên mục

LogiChain 2024: Góp sức nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho ngành logistics

Doanh nghiệp da giày, dệt may thưởng Tết Nguyên đán 2025 ra sao?

TP. Hồ Chí Minh: Vì sao 2 đơn vị vận tải Đông Á và Hồng Hà bị thu hồi giấy phép?

Lịch chi trả lương hưu tháng 1 và 2 năm 2025 tại một số địa phương trên cả nước

Đoàn viên công đoàn thực hiện nghiêm túc việc đổi mới, sắp xếp tinh giản bộ máy

Khách hàng tại Đà Nẵng trúng Vietlott Power 6/55 hơn 135 tỷ đồng cuối năm

Nhân sự 25/12: Công an Thái Bình bổ nhiệm lãnh đạo; Bắc Giang điều động hai Phó Giám đốc sở

Dự báo thời tiết biển hôm nay 26/12/2024: Vùng biển từ Ninh Thuận đến Bà Rịa - Vũng Tàu biển động mạnh

Dự báo thời tiết hôm nay 26/12/2024: Miền Bắc đón không khí lạnh tăng cường

Công ty Thủy điện Sông Bung tri ân khách hàng: Lan tỏa yêu thương đến vùng cao

Giảm phát thải khí nhà kính: Doanh nghiệp Việt Nam đã sẵn sàng?

Tuyên dương 125 học sinh, sinh viên dân tộc thiểu số: Truyền cảm hứng cho thế hệ trẻ vượt qua khó khăn

Cần truyền thông để doanh nghiệp hiểu đúng về thị trường carbon

TikTok Shop thúc đẩy chiến dịch GreenUP với hoạt động tham quan nhà máy Canifa

Từ năm 2025 sẽ xử phạt người hút thuốc lá điện tử?

Xe đạp igus:bike làm từ nhựa tái chế đến Việt Nam trong hành trình vòng quanh thế giới

Dự báo thời tiết biển hôm nay 25/12/2024: Giữa và Nam Biển Đông có mưa bão

Nhân sự 24/12: Bổ nhiệm Ủy viên Hội đồng quản lý Bảo hiểm xã hội

Dự báo thời tiết hôm nay 25/12/2024: Bắc Bộ rét đậm, Nam Bộ và Tây Nguyên nắng gián đoạn

Bão số 10 di chuyển chậm, gây mưa lớn cho Nam Bộ